Wave

Trắc nghiệm Toán 10 chân trời bài 1 Mệnh đề

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 10 bài 1 Mệnh đề - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho định lí “Nếu a < b thì a + c < b + c”. Giả thiết của định lí này là gì?

  • A. a + c;
  • B. a < b;
  • C. a + c < b + c;
  • D. a < b thì a + c < b + c.

Câu 2: Câu nào là mệnh đề toán học?

  • A. “2 là số tự nhiên”;
  • B. “Hà Nội là thủ đô Việt Nam”;
  • C. “Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới”;
  • D. “Dơi là một loài chim”.

Câu 3: Trong định lí ta nói: P là điều kiện cần để có Q. Khi đó P là gì của định lí?

  • A. Giả thiết;
  • B. Kết luận;
  • C. Nội dung;
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 4: Khi x là số lẻ, mệnh đề nào sau đây là mệnh đề sai:

  • A. “x không chia hết cho 4”;
  • B. “x không chia hết cho 3”;
  • C. “x chia hết cho 2”;
  • D. “x chia hết cho 3”.

Câu 5: Đâu là kí hiệu của hai mệnh đề kéo theo?

  • A. P ⇐ Q;
  • B. P ⟶ Q;
  • C. P ⇒ Q;
  • D. P ⇔ Q.

Câu 6: Nếu cả hai mệnh đề P ⇒ Q và Q ⇒ P đều sai thì ta suy ra điều gì?

  • A. P ⇔ Q;
  • B. P và Q là hai mệnh đề đảo;
  • C. P là mệnh đề phủ định của Q;
  • D. Không suy ra được gì.

Câu 7: Câu nào dưới đây không là một mệnh đề?

  • A. Năm 2022 là năm nhuận
  • B. Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 5?
  • C. Số 13 không là số nguyên tố
  • D. Tổng các góc của một tứ giác bằng 360

Câu 8: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

  • A. 10 là bội của 5
  • B. 3 là một số thực
  • C. 415>0
  • D. Số 23 là hợp số 

Câu 9: Hai mệnh đề sau là mệnh đề gì: “x chia hết cho 9” và “x chia hết cho 3”.

  • A. Mệnh đề tương đương;
  • B. Mệnh đề kéo theo;
  • C. Mệnh đề phủ định;
  • D. Không có mối quan hệ gì.

Câu 10: Chọn phát biểu đúng về mệnh đề sau: ∀x ∈ ℕ, x2 < 0?

  • A. Với mọi số thực x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0;
  • B. Tồn tại một số thực x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0;
  • C. Với mọi số tự nhiên x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0;
  • D. Với mọi số nguyên x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0.

Câu 11: Chọn phát biểu sai trong các câu sau:

  • A. Nếu mệnh đề phủ định của mệnh đề P đúng thì mệnh đề P sai;
  • B. Mệnh đề P ⇔ Q là mệnh đề đảo của mệnh đề P và Q;
  • C. Mệnh đề P ⇒ Q và mệnh đề Q ⇒ P đều đúng thì P ⇔ Q;
  • D. P và Q tương đương nhau khi chúng cùng đúng hoặc cùng sai.

Câu 12: Đâu là mệnh đề chứa biến trong các câu sau:

  • A. 2 + 3 = 5;
  • B. 2x là số chẵn;
  • C. 3 – 1 > 3;
  • D. 1 + 1 = 0.

Câu 13: Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề?

  • A. “Hà Nội”;
  • B. “Hà Nội là thủ đô của Việt Nam”;
  • C. “Hà Nội có phải thủ đô của Việt Nam không?”;
  • D. “Thủ đô của Việt Nam”.

Câu 14: Tìm mệnh đề phủ định của mệnh đề “2 không là số chẵn”:

  • A. “2 là số lẻ”;
  • B. “2 là số chẵn”;
  • C. “Số chẵn là số 2”;
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 15: Tìm mệnh đề phủ định của mệnh đề: ∀x ∈ ℝ, x2+2x+2>0?

  • A. x,x2+2x+2<0;
  • B. x,x2+2x+20;
  • C. x,x2+2x+2>0;
  • D. x,x2+2x+20.

Câu 16: Mệnh đề P ⇒ Q sai khi nào?

  • A. P đúng, Q đúng;
  • B. Q đúng, P sai;
  • C. P sai, Q sai;
  • D. Q sai, P đúng.

Câu 17: Số mệnh đề chứa biến trong các mệnh đề sau là:

P: "n chia hết cho 3"

Q: "5 + 4 < 10"

R: "Phương trình x23x+2=0 có nghiệm nguyên"

T: "Hiệu độ dài hai cạnh bất kì của một tam giác nhỏ hơn độ dài cạnh còn lại"

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3

Câu 18: Với giá trị nào của x thì mệnh đề chứa biến "x23x+5>2x+3" là đúng?

  • A. -1
  • B. 0
  • C. 1
  • D. 2

Câu 19: Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào sai?

  • A. Nếu a < b và b < c thì a < c
  • B. Nếu tam giác ABC đều thì nó có 2 góc bằng 60
  • C. Nếu tứ giác ABCD là hình thoi thì nó là một hình vuông
  • D. Nếu a và b chia hết cho c thì a - b cũng chia hết cho c

Câu 20: Tìm mệnh đề kéo theo của hai mệnh đề “x là số lẻ” và “x chia hết cho 2”.

  • A. “Nếu x là số lẻ thì x chia hết cho 2”;
  • B. “Nếu x là số chẵn thì x chia hết cho 2”;
  • C. “Nếu x không là số lẻ thì x không chia hết cho 2”;
  • D. “Nếu x chia hết cho 2 thì x là số lẻ”.