Wave

Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập học kì II

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều học kì 2 . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đề tài tác phẩm Kiêu binh nổi loạn là gì?

  • A. một cuộc nổi loạn của binh lính
  • B. một cuộc khởi nghĩa của nông dân
  • C. một cuộc đạo chính của dân thường
  • D. một cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước

Câu 2: Chủ đề của tác phẩm Kiêu binh nổi loạn là gì?

  • A. phản ánh sự sụp đổ triều đại Lê - Trịnh 
  • B. phản ánh sự hỗn loạn khi kiêu binh nổi loạn
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 3: Dì Mây có số phận như thế nào?

  • A. bi thương éo le, ngang trái, đầy đau xót
  • B. vừa đau khổ vừa hạnh phúc
  • C. êm ấm, hạnh phúc
  • D. éo le, ra đi khi còn rất trẻ

Câu 4: Tính cách của nhân vật dì Mây được thể hiện qua những tình huống:

  • A. chú San đi lấy vợ
  • B. vợ chú San vượt cạn thiếu tháng
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 5: Chú San lấy ai?

  • A. Dì Mây
  • B.  Mai
  • C. Cô Thanh
  • D. Không ai cả

Câu 6: Dì Mây về khi nào?

  • A. Khi đám rước qua sông được một lúc
  • B. Sau đám cưới vài ngày
  • C. Trước khi đám cưới được tổ chức vài tiếng
  • D. Trước khi đám cưới được tổ chức vài ngày

Câu 7: Sau khi nghe chú San lấy vợ dì Mây đã có hành động gì?

  • A. ôm lấy bố và khóc
  • B. bỏ nhà ra đi
  • C. chạy ngay đến đám cưới và trách mắng chu San
  • D. tự sát

Câu 8: "Hồi trống cổ thành" trích trogn tác phẩm nào?

  • A. Tây du ký
  • B. Tam quốc diễn nghĩa
  • C. Liêu Trai Chí Dị 
  • D. Phong thần diễn nghĩa

Câu 9: Mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Công là do:

  • A. Trương Phi hiểu lầm Quan Công phản bội.
  • B. Trương Phi và Quan Công có hiềm khích từ trướC.
  • C. Quan Công không khuất phục Trương Phi.
  • D. Quan Công muốn cướp thành của Trương Phi.

Câu 10: Đoạn văn trên đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào: “Quan Công trông thấy Trương Phi ra, mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Sương cầm, tế ngựa lại đón. Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công” 

 

  • A. Nhân hóa
  • B. Đối lập
  • C. So sánh
  • D. Ẩn dụ

Câu 11: Chi tiết nào trong phần kết thúc đã giải tỏa những lo lắng, nghi ngờ của bà Giám đốc Cô nhi viện đối với các chiến sĩ Giải phóng?

  • A. Bà cúi xuống, đôi tay gầy guộc run rẩy lần tìm chiếc chìa khóa nhà nguyện.
  • B. Và bất đồ đổ ụp dưới chân tôi, bà nấc lên...
  • C. Mới chỉ qua một đêm, ma xơ đã gầy rộc hẳn đi.
  • D. Người chiến sĩ nói: "Lấy sữa trong ba lo pha cho các cháu mau đi!".

Câu 12: Giải nghĩa từ "Hảo hền":

  • A. Nói, thở mạnh và mệt nhọc
  • B. cử chỉ, nghi thức của người theo đạo Thiên Chúa tuyên xưng đức tin, nhớ ơn hoặc tạ ơn chúa
  • C. tương tự như từ xơ nhưng được dùng với nghĩa tôn quý hơn
  • D. nơi thu nhận, nuôi dưỡng trẻ mồ côi

Câu 13: Giải nghĩa từ "Dấu chúa tuẫn nạn":

 

  • A. Nói, thở mạnh và mệt nhọc
  • B. cử chỉ, nghi thức của người theo đạo Thiên Chúa tuyên xưng đức tin, nhớ ơn hoặc tạ ơn chúa
  • C. tương tự như từ xơ nhưng được dùng với nghĩa tôn quý hơn
  • D. nơi thu nhận, nuôi dưỡng trẻ mồ côi

Câu 14: Thông tin nào sau đây chưa chính xác về tác giả Nguyễn Đình Thi

  • A. Ông sinh năm 1924
  • B. Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
  • C. Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài : một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình.
  • D. Ông từng là Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam

Câu 15: Bài thơ “Đất nước” có những đoạn thơ được lấy từ hai bài thơ nào?

  • A. Sáng mát trong như sáng năm xưa
  • B. Đêm mít tinh
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 16: Nhận định nào sau đây chưa chính xác về bài thơ Đất Nước?

  • A.  Bài thơ được ghép từ hai bài thơ đó là Sáng mát trong như sáng năm xưa và bài thơ Đêm mít tinh, phần sau được nhà thơ viết vào năm 1955
  • B. Được đưa vào tập thơ Người chiến sĩ 
  • C. Bài thơ là những chiêm nghiệm của tác giả về chiều dài lịch sử  từ những năm đất nước được hình thành.
  • D. Bài thơ là sự đúc kết những suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong suốt những năm dài kháng chiến gian khổ.

Câu 17: Tác giả bài "Lính đảo hát tình ca trên đảo" sinh năm ba nhiêu?

  • A. 1968
  • B. 1978
  • C. 1958
  • D. 1948

Câu 18: Quê quán của tác giả bài "Lính đảo hát tình ca trên đảo" là ở đâu?

  • A. Hải Phòng
  • B. Quảng Ninh
  • C. Hải Dương
  • D. Bắc Ninh

Câu 19: Phong cách nghệ thuật của tác giả bài thơ "Lính đảo hát tình ca trên đảo": 

  • A. Mộc mạc, bình dị
  • B. Giản dị, gần gũi, giàu chất nhạc
  • C. Gần gũi thiên nhiên, ca ngợi vẻ đẹp đất nước
  • D. Bình dị, gần gũi, ca ngợi những người nông dân chân lấm tay bùn, chăm chỉ, thật thà.

Câu 20: Phong cách nghệ thuật của tác giả Hoài Vũ là:

  • A. Mộc mạc, bình dị
  • B. Nhẹ nhàng, trong sáng, thiết tha
  • C. Gần gũi thiên nhiên, ca ngợi vẻ đẹp đất nước
  • D. Bình dị, gần gũi, ca ngợi những người nông dân chân lấm tay bùn, chăm chỉ, thật thà.

Câu 21: Những ý nào dưới đây là tác phẩm của tác giả bài "Đi trong hương tràm"?

 

  • A. Tiếng sáo trúc
  • B. Rừng dừa xào xạc
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 22: Những ý nào dưới đây là tác phẩm của tác giả bài "Mùa hoa mận"?

  • A. Thuyền đuôi én
  • B. Mùa hoa mận
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 23: Thể thơ của tác phẩm "Mùa hoa mận" là:

  • A. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật
  • B. Thơ tự do
  • C. Thơ lục bát
  • D. Thơ ngũ ngôn

Câu 24: Bài thơ "Mùa hoa mận" in trong tác phẩm nào?

 

  • A. Góc sân và khoảng trời
  • B. Từ góc sân nhà em
  • C. Thuyền đuôi én
  • D. Rừng dừa xào xạc

Câu 25: Phương án nào nêu đúng về các hình ảnh "ngọn lửa", "vì sao ngời chói lung linh", "làn mây trắng", "vầng dương" trong bài thơ?

  • A. Hình ảnh tả thực khung cảnh hố bom nơi người nữ thanh niên hi sinh
  • B. Hình ảnh tả thực con đường hành quân của nhân vật trữ tình
  • C. Hình ảnh biểu tượng cho sự bất tử của vẻ đẹp thanh xuân và tâm hồn người nữ thanh niên xung phong.
  • D. Hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp trường tồn của thiên nhiên đất nước.

Câu 26: Điền vào chỗ trống: Bài thơ là lời tưởng niệm đầy ..... về sự hi sinh cao cả của các cô gái mở đường trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Họ sẵn sàng đi trước mở đường, sẵn sàng hi sinh để mang lại sự tự do , độc lập cho dân tộc.

  • A. ý nghĩa
  • B. cảm xúc
  • C. xúc động
  • D. ấn tượng

Câu 27: Khổ nào trong bài thơ " Khoảng trời hố bom" thể hiện sự hi sinh dũng cảm của người nữ thanh niên xung phong?

  • A. Khổ 1
  • B. Khổ 2
  • C. Khổ 4
  • D. Khổ 5

Câu 28: Tác giả của tác phẩm "Khoảng trời hố bom" là ai?

 

  • A. Lâm Thị Mỹ Dạ
  • B. Tố Hữu
  • C. Nguyễn Khoa Điềm
  • D. Nguyễn Đình Thi

Câu 29: Giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ dưới đây: 

Gió rát mặt, Đảo luôn thay hình dáng

Sỏi cát bay như lũ chim hoang

(Trần Đăng Khoa)

  • A. nhấn mạnh sự khắc nghiệt, gian khó của những người lính nơi đảo Trường Sa.
  • B. nhấn mạnh hoàn cảnh làm việc của những người lính đảo nơi đảo xa đầy khó khăn. Tuy vậy, họ vẫn giữ được tinh thần lạc quan, yêu đời.
  • C. nhấn mạnh khát khát được trở về với quê hương, đất nước.
  • D. nhấn mạnh sự hào quyện giữa tình yêu quê hương với tình yêu đôi lứa của người lính.

Câu 30: Giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ dưới đây: 

Những giai điệu ngang tàng như gió biển

Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi

Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa

Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời

(Trần Đăng Khoa)

  • A. nhấn mạnh sự khắc nghiệt, gian khó của những người lính nơi đảo Trường Sa.
  • B. nhấn mạnh hoàn cảnh làm việc của những người lính đảo nơi đảo xa đầy khó khăn. Tuy vậy, họ vẫn giữ được tinh thần lạc quan, yêu đời.
  • C. nhấn mạnh khát khát được trở về với quê hương, đất nước.
  • D. nhấn mạnh sự hào quyện giữa tình yêu quê hương với tình yêu đôi lứa của người lính.

Câu 31: Giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ dưới đây: 

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Có đón giêng hai, chim én gặp mùa,

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

(Chế Lan Viên)

  • A. nhấn mạnh sự khắc nghiệt, gian khó của những người lính nơi đảo Trường Sa.
  • B. nhấn mạnh hoàn cảnh làm việc của những người lính đảo nơi đảo xa đầy khó khăn. Tuy vậy, họ vẫn giữ được tinh thần lạc quan, yêu đời.
  • C. nhấn mạnh khát khát được trở về với quê hương, đất nước.
  • D. nhấn mạnh sự hào quyện giữa tình yêu quê hương với tình yêu đôi lứa của người lính.

Câu 32: Tác giả đã đưa ra khái niệm gì về hội nhập:

  • A. Hội nhập là việc tham gia vào một cộng đồng để cùng hoạt động và phát triển với cộng đồng ấy
  • B. Hội nhập tạo điều kiện và tăng cường phát triển các quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu
  • C. Hội nhập là việc sông kết vào với biển, chứ không phải việc sông tan biến vào trong biển
  • D. Hội nhập có nguồn gốc từ “liên kết” (integration) với nghĩa chung nhất là hành động hoặc quá trình gắn kết các phần tử riêng rẽ với nhau; hợp chung các bộ phận vào một chỉnh thể (nhất thể, hợp nhất) và kết hợp các thành tố khác nhau lại (tụ hội, tụ nhóm).

Câu 33:  Tác giác mượn hình ảnh chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu để nói về điều gì?

  • A. mối quan hệ bạn bè.
  • B. mối quan hệ về truyền thống
  • C. mối quan hệ giữa cái hiện đại và truyền thống, giữa cái riêng và cái chung.
  • D. sự gắn kết của người trong cùng một dân tộc.

Câu 34: Điền từ vào chỗ trống: Chiếc Lexus và cây ô liu là ........... về nhu cầu phát triển vật chất và nhu cầu hình thành, duy trì bản sắc, tính cộng đồng.

  • A. nét đẹp
  • B. biểu tượng
  • C. đặc trưng
  • D. bài học

Câu 35: Điền từ vào chỗ trống: Bản sắc thể hiện những ............... của nền văn hóa, là gốc hình thành văn hóa từ lâu đời, từ đó ngày càng phát triển, tạo nên những nét riêng biệt đến nay, tạo bước đệm trong hành trang giúp Việt Nam chúng ta hội nhập trên toàn cầu.

  • A. nét đặc
  • B. truyền thống
  • C. đặc trưng
  • D. kết hợp

Câu 36: Cái "thần" của mùa thu được thể hiện như thế nào?

  • A. Thiên nhiên thư thái hơn, khác hẳn với cái nóng nực của mùa hạ và lạnh buốt của mùa đông
  • B. Tất cả như được thanh lọc, nhẹ nhàng hơn, êm ái hơn, mênh mông hơn, thưa thoáng hơn
  • C. So sánh với bài thu vịnh của Nguyễn Khuyến
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 37: Bức tranh thu thanh đạm được thể hiện qua:

  • A. Nước biếc
  • B. Vườn trúc thanh cao
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 38:  Biểu hiện của việc làm tổn thương người khác:

  • A. Trong lúc bạn phát ngôn, bạn không chắc đã ý thức được lời phê bình của mình ảnh hưởng đến người khác
  • B. Bạn có thể đã đáp trả lại lời chỉ trích của người khác bằng nhận xét đầy ác ý
  • C. Cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi, cái nhếch mép, đôi môi trễ xuống…
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 39: Những hệ quả tích cực từ lời cam kết “Không làm tổn thương người khác”:

  • A. Chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản về cả thể chất và tinh thần
  • B. Chúng ta không phải đoán già đoán non liệu những hành động của mình sẽ gây ra tác động hay hậu quả thế nào đối với người khác
  • C. Mỗi ngày đem đến một dòng chảy mới đem cảm giác hạnh phúc và bình yên cho chúng ta
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 40: Tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để liên kết các câu trong đoạn văn?

Nếu muốn thay đổi tính chất của các mỗi quan hệ với mọi người xung quanh, bạn phải ý thức rõ tác động của những gì mình nói ra. Có lẽ, chúng ta không cố tình gây tổn thương người khác bằng nhận xét của mình. Thật ra, chúng ta cứ nghĩ mình đang cư xử lịch thiệp hay thậm chí là ân cần, những biểu hiện trên gương mặt của người đối diện mới nói lên sự thật. (Ca-ren Ca-xây)

  • A.  Có lẽ
  • B. Thật ra
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai