Trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều bài Thần Trụ trời (Thần thoại Việt Nam)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 10 bài Thần Trụ trời (Thần thoại Việt Nam) - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Theo văn bản Thần Trụ Trời, vị thần Trụ Trời sau này được gọi là gì?
- A. Trời
- B. Ngọc Hoàng
C. Cả A và B đều đúng
- D. Thiên đế
Câu 2: Văn bản Thần Trụ Trời thuộc loại văn bản nào?
- A. Truyền thuyết.
- B. Truyện cổ tích.
C. Thần thoại.
- D. Truyện ngụ ngôn
Câu 3: Theo văn bản Thần Trụ Trời, vì sao mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà có chỗ lồi, chỗ lõm?
- A. Do sự kiến tạo của Trái Đất.
- B. Do chiếc tru trời bị gãy.
C. Do thần phá cột tru trời đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi.
- D. Do hiện tượng thay đổi địa hình.
Câu 4: Cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian có đặc điểm gì?
- A. Giải thích bằng trực quan và tưởng tượng.
- B. Còn mang yếu tố hư cấu.
- C. Có nhiều bằng chứng xác thực.
D. A và B đúng.
Câu 5: Ngoại hình của thần Trụ Trời như thế nào?
A. Vóc dáng khổng lồ, chân dài, có thể bước từ vùng này qua vùng khác.
- B. Vóc dáng khổng lồ, ngẩng đầu đội trời lên.
- C. Vóc dáng khổng lồ, chân dài, đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao.
- D. Vóc dáng cao, to khổng lồ, chân siêu dài có thể bước sang vùng khác
Câu 6: Bố cục của tác phẩm “Thần trụ trời” gồm mấy phần?
- A. 5 phần
- B. 4 phần
C. 3 phần
- D. 2 phần
Câu 7: Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu " đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp..." trong truyện Thần Trụ Trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam?
- A. Sự tích trầu cau.
B. Sự tích bánh chưng, bánh dày.
- C. Sự tích ông trời.
- D, Sự tích cái chổi.
Câu 8: Cách kết thúc truyện có gì đặc biệt?
- A. Cách kết thúc truyền thống.
- B. Cách kết thúc bất ngờ.
C. Cách kết thúc độc đáo.
- D. Cách kết thúc mở.
Câu 9: Trời và đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời?
- A. Vòm trời đẩy lên mãi phía mây xanh mù mịt.
- B. Trời đất phân đôi, chia tách.
- C. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 10: Thần trụ trời xuất hiện trời đất chỉ là?
- A. Một vùng tươi sáng
B. Một vùng hỗn độn, tối tăm
- C. Một vùng xinh đẹp
- D. Một vùng có thiên nhiên hùng vĩ
Câu 11: Trong văn bản Thần Trụ Trời, tác giả đã nhắc đến những vị thần nào?
A. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Tru Trời
- B. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Trụ Trời.
- C. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú.
- D. Ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Trụ Trời.
Câu 12: Thần Trụ Trời có điểm gì đặc biệt?
- A. Là người có năng lực phi thường, mạnh mẽ.
- B. Là nhân vật được lấy cảm hứng từ người thật.
- C. Là người đã có công tạo ra trời đất.
D. A và C đúng.
Câu 13: Không gian của văn bản Thần Trụ Trời là gì?
- A. Trời.
- B. Đất.
C. Trời và Đất.
- D. Không có đáp án đúng.
Câu 14: Hình ảnh Thần Trụ Trời trong hình dung của con người cổ đại được miêu tả như thế nào?
- A. Thần có mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội.
B. Một ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước cứ như bây giờ là từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay là từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia.
- C. Có một hình dạng kì quặc, thần không có đầu.
- D. Thần có thân hình mảnh mai, tha thướt, mặt mũi hiền từ.
Câu 15: Yếu tố về không gian, thời gian trong truyện có gì đặc biệt?
- A. Không gian, thời gian cụ thể, chi tiết.
B. Không gian, thời gian phiếm chỉ.
- C. Không gian, thời gian cụ thể nhưng khó xác định.
- D. Không có thời gian, không gian.
Câu 16: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm là gì?
- A. Cách xây dựng nhân vật độc đáo, mang đặc trưng của thể loại thần thoại
- B. Hình tượng nhân vật tiêu biểu
- C. Văn phong, cách diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu, phù hợp với thể loại thần thoại
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 17: Đoạn văn dưới đây cho em liên tưởng đến truyền thuyết nào của người Việt? Từ đó, trời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.
- A. Lạc Long Quân - Âu Cơ
- B. Thánh Gióng
- C. Sự tích Hồ Gươm
D. Sự tích bánh chưng, bánh giầy
Câu 18: Xác định thời gian, không gian trong truyện Thần Trụ Trời?
- A. Thời gian: Khi đã có vũ trụ. Không gian: Trời.
B. Thời gian: Khi chưa có vũ trụ. Không gian: Trời và đất.
- C. Thời gian: Khi chưa có vũ trụ. Không gian: Đất.
- D. Thời gian: Khi đã có vũ trụ. Không gian: Trời và đất.
Câu 19: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại?
- A. Không gian, thời gian.
- B. Cốt truyện.
- C. Nhân vật.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 20: Trời vát đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời?
- A. Trời đất phân đôi.
- B. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp.
- C. Chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.
D. Cả ba đáp án trên.