Trắc nghiệm KTPL 10 chân trời bài 3 Thị trường và chức năng của thị trường
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 10 bài 3 Thị trường và chức năng của thị trường - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không đúng về thị trường?
- A. Thị trường là nơi người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi mua bán.
- B. Thị trường là nơi người bán muốn tối đa hoá lợi nhuận, người mua muốn tối đa hoá sự thoả mãn thu được từ sản phẩm họ mua.
C. Thị trường là nơi người này tiếp xúc với người kia để trao đổi một thứ gì đó khan hiếm, cùng xác định giá và số lượng trao đổi.
- D. Thị trường là nơi những người mua tiếp xúc với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá.
Câu 2: Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành, thị trường được chia thành
- A. Thị trường trong nước, thị trường ngoài nước.
B. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
- C. Thị trường ô tô, thị trường bảo hiểm, thị trường chứng khoán,...
- D. Thị trường tư liệu sản xuất, thị trường tư liệu tiêu dùng.
Câu 3: Khu vực thành thị chính thức bao gồm những thành phần kinh tế nào?
- A. Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
B. Doanh nghiệp lớn trong những ngành then chốt.
- C. Các hoạt động kinh tế của cá nhân và hộ gia đình ở thành thị.
- D. Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hoạt động kinh tế của cá nhân và hộ gia đình ở thành thị.
Câu 4: Vào những ngày Tết, các gian hàng phục vụ mặt hàng Tết đa dạng, phong phú như: bánh kẹo, giò chả, bánh chưng, hoa quả, rau củ, hàng đông lạnh,...; có khu vực bày bán đủ các loại cây như: đào, mai, cúc, lan,... nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm và chưng Tết. Người dân đi chợ không chỉ để mua sắm mà còn để tận hưởng không khí háo hức khi Tết đến. Các yếu tố nào tham gia vào hoạt động kinh tế trên?
A. Người mua, người bán, hàng hóa.
- B. Người mua, hàng hóa.
- C. Người mua, người bán.
- D. Người bán, hàng hóa.
Câu 5: Căn cứ vào tiêu chí/ đặc điểm nào để phân chia các loại thị trường như thị trường vàng, thị trường bảo hiểm, thị trường bất động sản?
A. Đối tượng hàng hoá.
- B. Phạm vi hoạt động.
- C. Vai trò của các đối tượng mua bán.
- D. Tính chất và cơ chế vận hành.
Câu 6: Thị trường có chức năng gì?
- A. Thừa nhận giá trị của hàng hoá.
- B. Cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế.
- C. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7: Cơ cấu kinh tế mang tích chất nào sau đây?
- A. Tính khách quan.
- B. Tính chủ quan, tính lịch sử.
- C. Tính lịch sử.
D. Tính khách quan, tính lịch sử.
Câu 8: Nhân tố nào sau đây tác động đến cầu vốn đầu tư của nền kinh tế?
- A. Lãi suất tiền vay.
- B. Thuế của doanh nghiệp.
- C. Môi trường đầu tư.
D. Lãi suất tiền vay, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, môi trường đầu tư.
Câu 9: Khi người bán đem hàng hoá ra thị trường, hàng hoá nào thích hợp với nhu cầu của xã hội thì bán được, điều đó thể hiện chức năng nào của thị trường?
A.Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng.
- B. Kích thích sự sáng tạo của mỗi chủ thể kinh tế.
- C. Gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể.
- D. Gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.
Câu 10: Hành vi của chủ thể kinh tế nào dưới đây không đúng khi tham gia vào thị trường?
- A. Doanh nghiệp bán lẻ X tăng giá các mặt hàng thực phẩm khi chi phí vận chuyển tăng cao.
B. Công ti H giảm giá mua thanh long do đối tác ngừng hợp đồng thu mua.
- C. Giá rau ở chợ M tăng đột biến do rau khan hiếm, nhập về ít.
- D. Trạm xăng dầu B đóng cửa không bán vì giá xăng tăng lên vào ngày mai.
Câu 11: Thông tin của thị trường giúp người mua điều gì?
- A. Biết được giá cả hàng hóa trên thị trường.
- B. Mua được hàng hóa mình cần.
- C. Biết được số lượng và chất lượng hàng hóa.
D. Điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.
Câu 12: Nông dân ở địa phương D chuyển từ trồng dưa hấu sang trồng dứa (khóm, thơm) khi nhận thấy sức tiêu thụ dưa hấu chậm là biểu hiện nào của chức năng của thị trường?
- A. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng.
B. Kích thích sự sáng tạo của mỗi chủ thể kinh tế.
- C. Gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể.
- D. Gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.
Câu 13: Hình thức nào sau đây là FDI?
A. Doanh nghiệp liên doanh.
- B. Viện trợ có hoàn lại.
- C. Viện trợ cấp không và viện trợ cấp theo hình thức vay tín dụng.
- D. Viện trợ không hoàn lại.
Câu 14: Căn cứ theo đối tượng hàng hoá, dịch vụ được trao đổi, mua bán thị trường được chia làm mấy loại chính?
A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 15: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển là?
A. Tỷ trọng của khu vực I phải giảm xuống, tỷ trọng khu vực II và III phải tăng lên.
- B. Tỷ trọng khu vực II giảm xuống, tỷ trọng khu vực I và III phải tăng lên
- C. Tỷ trọng khu vực III giảm xuống, tỷ trọng khu vực I và II phải tăng lên
- D. Tỷ trọng khu vực I và II giảm xuống, tỷ trọng khu vực III phải tăng lên.
Câu 16: Khu vực I của cơ cấu ngành kinh tế bao gồm?
- A. Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
- B. Nông nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng.
C. Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai khoáng.
- D. Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Thị trường bao gồm các nhân tố cơ bản: tiền tệ, người mua, người bán.
- B. Thị trường là nơi kiểm tra đầu tiên về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số
C. Thị trường là môi trường để các chủ thể kinh tế thực hiện giá trị sử dụng của hàng hoá.
- D. Thị trường có vai trò thông tin, định hướng cho mọi nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Câu 18: Cơ cấu kinh tế xét về phương diện kinh tế - kỹ thuật được gọi là?
A. Cơ cấu ngành kinh tế.
- B. Cơ cấu thành phần kinh tế.
- C. Cơ cấu vùng kinh tế.
- D. Cơ cấu lĩnh vực kinh tế.
Câu 19: Nông dân ở địa phương D chuyển từ trồng dưa hấu sang trồng dứa (khóm, thơm) khi nhận thấy sức tiêu thụ dưa hấu chậm là biểu hiện nào của chức năng của thị trường?
- A. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng.
B. Kích thích sự sáng tạo của mỗi chủ thể kinh tế.
- C. Gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể.
- D. Gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.
Câu 20: Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với người bán?
- A. Giúp người bán biết được chi phí sản xuất của hàng hóa.
B. Giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận.
- C. Giúp người bán điều chỉnh số lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận.
- D. Giúp người bán điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa để thu nhiều lợi nhuận.
Câu 21: Căn cứ vào đâu để phân loại thị trường thành thị trường tư liệu tiêu dùng, thị trường tư liệu sản xuất?
A. Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán.
- B. Căn cứ vào phạm vi hoạt động thị trường.
- C. Căn cứ theo đối tượng hàng hoá, dịch vụ được trao đổi, mua bán.
- D. Căn cứ vào vào tính chất và cơ chế vận hành thị trường.