Wave

Trắc nghiệm KTPL 10 chân trời bài 2 Các thủ thể của nền kinh tế

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 10 bài 2 Các thủ thể của nền kinh tế - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường có quyền như thế nào trước pháp luật?

  • A. Những chủ thể quan trọng sẽ được ưu tiên so với các chủ thể khác.
  • B. Pháp luật chỉ ưu tiên bảo vệ người sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải vật chất.
  • C. Các chủ thể kinh tế bình đẳng như nhau trước pháp luật.
  • D. Chỉ người tiêu dùng mới được pháp luật bảo vệ. 

Câu 2: Đâu là nội dung về những tiêu chí người tiêu dùng luôn đặt lên hàng đầu khi mua sắm?

  • A. Chất lượng sản phẩm.
  • B. Nguồn gốc xuất xứ.
  • C. Sản phẩm thân thiện với môi trường.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Vốn lưu động bao gồm

  • A. Công xưởng, nhà máy.
  • B. Máy móc thiết bị.
  • C. Phương tiện vận tải.
  • D. Các khoản đầu tư ngắn hạn.

Câu 4: Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả là vai trò của chủ thể kinh tế nào?

  • A. Chủ thể sản xuất.
  • B. Chủ thể tiêu dùng.
  • C. Chủ thể Nhà nước.
  • D. Chủ thể trung gian.

Câu 5: FDI mang lại những lợi ích nào đối với nước nhận đầu tư?

  • A. Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý.
  • B. Gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của bên viện trợ.
  • C. Buộc dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ đối với một số ngành còn non trẻ.
  • D. Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý, buộc dỡ bỏ hàng rào thuế quan bảo hộ đối với một số ngành còn non trẻ.

Câu 6: Chủ thể nhà nước có vai trò gì khi tham gia vào hoạt động kinh tế?

  • A. Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.
  • B. Điều chỉnh những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
  • C. Khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7: Thực hiện vai trò kết nối trong các quan hệ mua - bán, giúp cho nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả là vai trò của chủ thể kinh tế nào?

  • A. Chủ thể Nhà nước.
  • B. Chủ thể trung gian.
  • C. Người sản xuất kinh doanh.
  • D. Người tiêu dùng.

Câu 8: Muốn nền kinh tế phát triển nhanh các nước đang phát triển phải xây dựng cơ cấu thành phần kinh tế theo xu hướng nào?

  • A. Giảm tỷ trọng hoạt động của kinh tế Nhà nước.
  • B. Tăng tỷ trọng kinh tế tư nhân.
  • C. Giảm tỷ trọng nhưng nâng cao hoạt động hiểu quả của kinh tế tư nhân, tăng tỷ trọng hoạt động của kinh tế Nhà nước.
  • D. Giảm tỷ trọng hoạt động của kinh tế Nhà nước nhưng đảm bảo hoạt động có hiệu quả, tăng tỷ trọng hoạt động của kinh tế tư nhân.

Câu 9: Chủ thể Nhà nước cần làm gì để phát huy tích cực và khắc phục những hạn chế của cạnh tranh trong quá trình sản xuất?

  • A. Xác định và xóa bỏ các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển đồng bộ của nền kinh tế. 
  • B. Tuyên truyền tác hại của việc cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp thông qua hệ thống pháp luật, chính sách, giáo dục và các công cụ quản lí kinh tế vĩ mô khác. 
  • C. Chỉ cần vận động các chủ thể kinh tế ý thức được tác hại của việc cạnh tranh không lành mạnh.
  • D. Sử dụng các công cụ quản lí kinh tế vĩ mô để điều tiết, chi phối toàn bộ quá trình sản xuất. 

Câu 10: Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì?

  • A. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
  • B. Kết nối quan hệ mua - bán trong nền kinh tế.
  • C. Tạo môi trường pháp lí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế
  • D. Sử dụng các yếu tố sản xuất tạo ra sản phẩm.

Câu 11: Mô hình kinh tế thị trường có điều tiết ở từng nước, từng giai đoạn có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ can thiệp của Chính phủ đối với thị trường, song tất cả các mô hình đều có điểm chung là không thể thiếu vai trò kinh tế của chủ thể nào?

  • A. Chủ thể sản xuất
  • B. Chủ thể tiêu dùng
  • C. Người sản xuất kinh doanh
  • D. Chủ thể nhà nước

Câu 12: Hành vi nào thể hiện đầy đủ nhất trách nhiệm của chủ thể tiêu dùng khi tham gia trong nền kinh tế?

  • A. Anh K thường ưu tiên hàng hóa có giá rẻ mà không cần quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm.
  • B. Chị A lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; phê phán hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế. 
  • C. Cơ sở sản xuất kinh doanh của anh H tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng. 
  • D. Ứng dụng mua bán hàng trực tuyến S kết nối thông tin trong các quan hệ mua-bán, tạo cơ hội làm tăng giá trị hàng hóa và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây nói về chủ thể sản xuất?

  • A. Là những cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
  • B. Sử dụng nguồn vốn, sức lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội.
  • C. Tạo ra hàng hoá, sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 14: Chủ thể nào đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hàng hóa cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng

  • A. Chủ thể trung gian.
  • B. Các điểm bán hàng.
  • C. Chủ thể sản xuất.
  • D. Doanh nghiệp Nhà nước.

Câu 15: Hành vi nào thể hiện đầy đủ nhất trách nhiệm của chủ thể tiêu dùng khi tham gia trong nền kinh tế?

  • A. Anh K thường ưu tiên hàng hóa có giá rẻ mà không cần quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm.
  • B. Chị A lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; phê phán hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế. 
  • C. Cơ sở sản xuất kinh doanh của anh H tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng. 
  • D. Ứng dụng mua bán hàng trực tuyến S kết nối thông tin trong các quan hệ mua-bán, tạo cơ hội làm tăng giá trị hàng hóa và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng.

Câu 16: Nước ta có bao nhiêu chủ thể chính tham gia trong nền kinh tế?

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 17: Trong các hành vi dưới đây, đâu là hành vi đúng của các chủ thể kinh tế?

  • A. Siêu thị N đưa ra chương trình khuyến mãi giảm giá 20% tổng hóa đơn đối với khách hàng không sử dụng túi ni lông khi đến mua sắm.
  • B. Đàn gia cầm ở trang trại bị chết do dịch bệnh, ông K đem bán rẻ cho thương lái mà không mang đi tiêu hủy để tránh làm lây lan dịch. 
  • C. Gia đình H nuôi tôm theo đơn đặt hàng của CÔng ti xuất khẩu B. Tuy nhiên, do tôm không đạt chất lượng, ông H đã bơm hóa chất vào tôm để không bị đền bù hợp đồng. 
  • D. Doanh nghiệp D đã xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lí ra sông ngòi ở địa phương.

Câu 18: Hình thức đầu tư nào sau đây là đầu tư trực tiếp?

  • A. Mua cổ phần.
  • B. Mua trái phiếu.
  • C. Mua cổ phần chuyển đổi.
  • D. Xây dựng nhà máy sản xuất, kinh doanh.

Câu 19: Chủ thể Nhà nước cần làm gì để phát huy tích cực và khắc phục những hạn chế của cạnh tranh trong quá trình sản xuất?

  • A. Xác định và xóa bỏ các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển đồng bộ của nền kinh tế. 
  • B. Tuyên truyền tác hại của việc cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp thông qua hệ thống pháp luật, chính sách, giáo dục và các công cụ quản lí kinh tế vĩ mô khác. 
  • C. Chỉ cần vận động các chủ thể kinh tế ý thức được tác hại của việc cạnh tranh không lành mạnh.
  • D. Sử dụng các công cụ quản lí kinh tế vĩ mô để điều tiết, chi phối toàn bộ quá trình sản xuất. 

Câu 20: Chủ thể sản xuất cần có trách nhiệm gì sau đây?

  • A. Phải tuân thủ pháp luật.
  • B. Không làm tổn hại đối với con người, môi trường và xã hội.
  • C. Cung cấp những hàng hoá cần thiết phục vụ cho xã hội.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 21: Nguồn vốn nào sau đây có đặc điểm: Luôn có một phần viện trợ không hoàn lại?

  • A. NGO.
  • B. FDI.
  • C. ODA.
  • D. FDI, ODA.

Câu 22: Vốn cố định bao gồm

  • A. Công xưởng, nhà máy.
  • B. Tồn kho các loại hàng hóa.
  • C. Các khoản đầu tư ngắn hạn.
  • D. Các khoản phải thu, tạm ứng.