Trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời sáng tạo học kì II
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sự phát triển nhanh chóng các siêu đô thị ở các nước đang phát triển gắn liền với
- A. sự phát triển mạnh mẽ nền sản xuất công nghiệp và hạ tầng các đô thị.
- B. chính sách phân bố lại dân cư, lao động của các nước, thu hút nhân tài.
- C. gia tăng dân số tự nhiên, sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. gia tăng dân số nhanh và tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn đến đô thị.
Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tích cực của đô thị hoá?
- A. Kinh tế tăng trưởng nhanh.
B. Thiếu hụt lao động ở nông thôn.
- C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- D. Cải thiện cơ sở hạ tầng, tiện nghi dịch vụ.
Câu 3: Hoạt động kinh tế chủ yếu ở đô thị là sản xuất
- A. ngư nghiệp.
- B. ngư nghiệp.
C. công nghiệp.
- D. nông nghiệp.
Câu 4: Những khu vực có dân cư tập trung đông đúc trên thế giới là
- A. Bắc Phi, Nam Cực, Đông Á.
- B. Tây Âu, Bắc Mĩ, Tây Á.
- C. Đông Nam Á, Bắc Mĩ, Nam Mĩ.
D. Tây Âu, Đông Á, Ca ri bê.
Câu 5: Đô thị hoá là một quá trình gắn liền với
- A. nông nghiệp.
- B. công nghiệp.
C. công nghiệp hoá.
- D. dịch vụ.
Câu 6: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của đô thị hoá?
- A. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
- B. Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh.
C. Trình độ nhận thức của dân cư ngày càng cao.
- D. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn.
Câu 7: Châu lục nào sau đây có tỉ trọng nhỏ nhất trong dân cư toàn thế giới?
- A. Phi.
- B. Mĩ.
C. Đại dương.
- D. Âu.
Câu 8: Tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng nhanh là biểu hiện rõ nét của quá trình
A. đô thị hoá.
- B. hiện đại hoá.
- C. thương mại hoá.
- D. công nghiệp hoá.
Câu 9: Đô thị hoá tác động những mặt tích cực nào?
A. Tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi phân bố dân cư.
- B. Chuyển dịch chức năng kinh tế, thay đổi phân bố dân cư, phổ biến lối sống thành thị.
- C. Xuất hiện các đô thị lớn, tăng thêm chức năng kinh tế, phổ biến lối sống thành thị.
- D. Thay đổi kiến trúc đô thị, xoá bỏ lối sống nông thôn, chuyển dịch chức năng kinh tế.
Câu 10: Hoạt động có tác động trực tiếp đến việc phát triển đô thị hóa là
A. công nghiệp.
- B. giao thông vận tải.
- C. du lịch.
- D. thương mại.
Câu 11: Mật độ dân số (người/km2) được tính bằng
- A. số lao động tính trên đơn vị diện tích.
B. số dân trên một đơn vị diện tích.
- C. số người sinh ra trên một quốc gia.
- D. dân số trên một diện tích đất canh tác.
Câu 12: Tỉ trọng dân cư của châu lục nào có xu hướng giảm?
- A. Châu Á.
B. Châu Âu.
- C. Châu Mĩ.
- D. Châu Đại Dương.
Câu 13: Chức năng hoạt động kinh tế ở thành thị
- A. công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- B. công nghiệp, thủ công nghiệp.
- C. dịch vụ, xây dựng, thủ công nghiệp.
D. dịch vụ, công nghiệp, xây dựng.
Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tích cực của đô thị hoá?
- A. Kinh tế tăng trưởng nhanh.
B. Thiếu hụt lao động ở nông thôn.
- C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- D. Cải thiện cơ sở hạ tầng, tiện nghi dịch vụ.
Câu 15: Quá trình đô thị hóa trên thế giới có đặc điểm nào sau đây?
- A. Thất nghiệp ở đô thị và nông thôn ngày càng tăng.
- B. Phổ biến các hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư.
C. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn, cực lớn.
- D. Tỉ lệ người sống ở vùng nông thôn ngày càng tăng.
Câu 16: Khu vực có mật độ dân số thấp nhất thế giới là
- A. Đông Nam Á.
- B. Bắc Phi.
C. châu Đại Dương.
- D. Trung Phi.
Câu 17: Nguyên nhân nào sau đây có tính quyết định đến phân bố dân cư?
- A. Tính chất của ngành sản xuất.
- B. Các điều kiện của tự nhiên.
- C. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
D. Trình độ phát triển sản xuất.
Câu 18: Thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức về quản lý sản xuất, kinh doanh, bối cảnh quốc tế, thị trường...... thuộc nhóm nguồn lực nào?
- A. Nguồn lực tự nhiên.
B. Nguồn lực kinh tế - xã hội.
- C. Nguồn lực trong nước.
- D. Nguồn lực ngoài nước.
Câu 19: Căn cứ vào đâu để phân loại các nguồn lực?
- A. Thời gian và khả năng khai thác.
- B. Vai trò và mức độ ảnh hưởng.
C. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.
- D. Không gian và thời gian hình thành.
Câu 20: Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia nguồn lực thành
- A. nguồn lực kinh tế - xã hội, nguồn lực vị trí địa lí.
- B. nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế - xã hội.
- C. nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vị trí địa lí.
D. nguồn lực trong nước, nguồn lực nước ngoài.
Câu 21: Sau năm 1986 nước ta có một bước nhảy vọt về nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta phát triển mạnh là nhờ vào nguồn lực nào dưới đây?
- A. Dân cư và nguồn lao động chất lượng.
B. Chính sách, chiến lược phát triển kinh tế.
- C. Vị trí địa lí, khí hậu và các dạng địa hình.
- D. Nguồn vốn đầu tư, thị trường ngoài nước.
Câu 22: Nguồn lực đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là
- A. nguồn lực tự nhiên.
B. nguồn lực kinh tế - xã hội.
- C. nguồn lực trong nước.
- D. nguồn lực ngoài nước.
Câu 23: Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực
- A. ngoại lực, dân số.
- B. nội lực, lao động.
C. nội lực, ngoại lực.
- D. dân số, lao động.
Câu 24: Các nguồn lực nào sau đây tạo thuận lợi (hay khó khăn) trong việc tiếp cận giữa các vùng trong một nước?
- A. Đất đai, biển.
- B. Lao động.
C. Vị trí địa lí.
- D. Khoa học.
Câu 25: Nguồn lực tự nhiên có vai trò như thế nào đối với quá trình sản xuất?
- A. Quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác.
B. Cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.
- C. Tạo động lực cho quá trình sản xuất.
- D. Ít ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất.
Câu 26: Nguồn lực nào sau đây góp phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia?
- A. Tự nhiên.
- B. Nguồn vốn.
- C. Thị trường.
D. Vị trí địa lí.
Câu 27: Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại thành các nguồn lực nào sau đây?
- A. Vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, trong nước.
- B. Vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, ngoài nước.
C. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- D. Kinh tế - xã hội, trong nước, ngoài nước.
Câu 28: Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò của nguồn lực tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế xã hội?
A. Điều kiện quyết định sự phát triển nền sản xuất.
- B. Phục vụ trực tiếp cuộc sống, phát triển kinh tế.
- C. Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.
- D. Tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho phát triển.
Câu 29: Mối quan hệ chủ yếu giữa nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế được xác định là gì?
- A. Quan hệ phụ thuộc.
B. Quan hệ hợp tác, hỗ trợ.
- C. Quan hệ cạnh tranh.
- D. Quan hệ độc lập.
Câu 30: Nguồn lực nào sau đây đóng vai trò là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất?
- A. Dân số, nước, sinh vật.
B. Sinh vật, đất, khí hậu.
- C. Khí hậu, thị trường, vốn.
- D. Đất, khí hậu, dân số.
Câu 31: Trong các nguồn lực kinh tế - xã hội, nguồn lực nào quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển của một đất nước?
- A. Chính sách và xu thế phát triển.
- B. Khoa học kĩ thuật và công nghệ.
- C. Thị trường tiêu thụ.
D. Dân số và nguồn lao động.
Câu 32: Con người được xem là nguồn lực có vai trò như thế nào?
- A. Không quan trọng đến sự phát triển của một đất nước.
- B. Cần thiết đến sự phát triển kinh tế của một đất nước.
- C. Tạm thời đối với sự phát triển kinh tế ở một đất nước.
D. Quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước.
Câu 33: Nguồn lực kinh tế - xã hội nào sau đây quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước?
A. Con người.
- B. Nguồn vốn.
- C. Thị trường.
- D. Công nghệ.
Câu 34: Yếu tố nào dưới đây không nằm trong nhóm nguồn lực tự nhiên?
A. Vị trí địa lí.
- B. Khí hậu.
- C. Nguồn nước.
- D. Đất đai.
Câu 35: Nhận định nào dưới đây không đúng về nguồn lực tự nhiên?
A. Có vai trò quyết định đến trình độ phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia.
- B. Gồm các yếu tố về đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản.
- C. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.
- D. Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất.
Câu 36: Vai trò của nguồn lao động với việc phát triển kinh tế được thể hiện ở khía cạnh nào dưới đây?
- A. Người sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn.
- B. Tham gia tạo ra các cầu lớn cho nền kinh tế.
C. Là yếu tố đầu vào, góp phần tạo ra sản phẩm.
- D. Thị trường tiêu thụ, khai thác các tài nguyên.
Câu 37: Dựa vào căn cứ nào để phân chia thành các nguồn lực vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế - xã hội?
- A. Vai trò của nguồn lực.
B. Nguồn gốc.
- C. Phạm vi lãnh thổ.
- D. Tính chất nguồn lực.
Câu 38: Đô thị hoá là quá trình kinh tế - xã hội được biểu hiện là
- A. tăng số lượng thành phố, thay đổi kinh tế, thu hút dân cư lao động.
- B. tăng số lượng thành phố, tăng tỷ lệ thị dân, thu hút dân cư lao động.
C. tăng lượng thành phố, tăng tỷ lệ thị dân, phổ biến lối sống thành thị.
- D. tăng tỷ lệ thị dân, thay đổi nền kinh tế, phổ biến lối sống thành thị.
Câu 39: Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến phân bố dân cư là
- A. điều kiện tự nhiên.
- B. sự chuyển cư.
- C. lịch sử khai thác lãnh thổ.
D. trình độ phát triển kinh tế.
Câu 40: Chức năng hoạt động kinh tế ở đô thị chủ yếu là
- A. dịch vụ, xây dựng, thủ công nghiệp.
- B. nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
C. dịch vụ, công nghiệp và xây dựng.
- D. công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.