Wave

Trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời bài 7 Ngoại lực

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 bài 7 Ngoại lực - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở

  • A. bề mặt Trái Đất.
  • B. lớp man ti trên.
  • C. tầng khí đối lưu.
  • D. ở thềm lục địa.

Câu 2: Yếu tố nào sau đây không thuộc về ngoại lực?

  • A. Sinh vật.
  • B. Kiến tạo.
  • C. Con người.
  • D. Khí hậu.

Câu 3: Phong hoá sinh học chủ yếu do

  • A. tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây.
  • B. sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.
  • C. tác động của hoạt động sản xuất và của sinh vật.
  • D. các hợp chất hoà tan trong nước, khí, axit hữu cơ.

Câu 4: Nguyên nhân nào sau đây làm cho phong hoá lí học xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng?

  • A. Lượng mưa trung bình năm nhỏ.
  • B. Biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn.
  • C. Thảm thực vật rất nghèo nàn.
  • D. Nhiệt độ trung bình năm cao.

Câu 5: Các phi-o thuộc địa hình

  • A. thổi mòn.
  • B. bồi tụ.
  • C. băng tích.
  • D. mài mòn.

Câu 6: Các nấm đá là kết quả trực tiếp của quá trình

  • A. phong hoá.
  • B. bồi tụ.
  • C. vận chuyển.
  • D. bóc mòn.

Câu 7: Địa hình nào sau đây do quá trình bồi tụ tạo nên?

  • A. Các rãnh nông.
  • B. Hàm ếch sóng vỗ.
  • C. Thung lũng sông.
  • D. Bãi bồi ven sông.

Câu 8: Phong hoá sinh học là

  • A. việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hoá học.
  • B. việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khoáng vật và hoá học.
  • C. sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hoá học.
  • D. sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hoá học.

Câu 9: Phong hoá hoá học chủ yếu do đâu?

  • A. Tác động của hoạt động sản xuất và của sinh vật.
  • B. Sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.
  • C. Các hợp chất hoà tan trong nước, khí, axit hữu cơ.
  • D. Tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây.

Câu 10: Các quá trình ngoại lực bao gồm có

  • A. phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.
  • B. phong hoá, nâng lên, vận chuyển, bồi tụ.
  • C. phong hoá, uốn nếp, vận chuyển, bồi tụ.
  • D. phong hoá, hạ xuống, vận chuyển, bồi tụ.

Câu 11: Phong hoá lí học là

  • A. việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khoáng vật và hoá học.
  • B. sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hoá học.
  • C. sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hoá học.
  • D. việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hoá học.

Câu 12: Các cồn (cù lao) sông là kết quả trực tiếp của quá trình

  • A. bồi tụ.
  • B. phong hoá.
  • C. bóc mòn.
  • D. vận chuyển.

Câu 13: Thung lũng sông là kết quả trực tiếp của quá trình nào?

  • A. Bóc mòn.
  • B. Vận chuyển.
  • C. Phong hoá.
  • D. Bồi tụ.

Câu 14: Hàm ếch sóng vỗ thuộc địa hình

  • A. bồi tụ.
  • B. băng tích.
  • C. mài mòn.
  • D. thổi mòn.

Câu 15: Dạng địa hình nào sau đây được xem là kết quả của quá trình phong hoá hoá học là chủ yếu?

  • A. Hang động đá vôi.
  • B. Bậc thềm sóng vỗ.
  • C. Địa hình phi-o.
  • D. Bán hoang mạc.

Câu 16: Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở nơi có

  • A. sự biến động của sinh vật và con người.
  • B. sự thay đổi lớn nhiệt độ, nước, sinh vật.
  • C. nhiều đồng bằng rộng và đất đai màu mỡ.
  • D. các địa hình núi cao và nhiều sông suối.

Câu 17: Các cồn cát ven biển là kết quả trực tiếp của quá trình nào?

  • A. Vận chuyển.
  • B. Bồi tụ.
  • C. Phong hoá.
  • D. Bóc mòn.

Câu 18: Những ngọn đá sót hình nấm thuộc địa hình

  • A. mài mòn.
  • B. băng tích.
  • C. bồi tụ.
  • D. thổi mòn.

Câu 19: Kết quả của phong hoá hoá học là là gì?

  • A. Tạo thành lớp vỏ phong hoá ở bề mặt Trái Đất.
  • B. Tính chất hoá học của đá, khoáng vật biến đổi.
  • C. Đá bị nứt vỡ thành tảng và bị biến đổi màu sắc.
  • D. Đá bị nứt vỡ thành từng tảng nhỏ và mảnh vụn.

Câu 20: Quá trình phong hoá xảy ra là do tác động của sự thay đổi

  • A. đất, nhiệt độ, địa hình.
  • B. địa hình, nước, khí hậu.
  • C. nhiệt độ, nước, sinh vật.
  • D. sinh vật, nhiệt độ, đất.

Câu 21: Kết quả của phong hoá sinh học là gì?

  • A. Tạo thành lớp vỏ phong hoá ở bề mặt Trái Đất.
  • B. Đá bị nứt vỡ thành tảng và bị biến đổi màu sắc.
  • C. Tính chất hoá học của đá, khoáng vật biến đổi.
  • D. Đá bị nứt vỡ thành từng tảng nhỏ và mảnh vụn.

Câu 22: Phong hoá hoá học là

  • A. việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khoáng vật và hoá học.
  • B. sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hoá học.
  • C. việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hoá học.
  • D. sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hoá học.

Câu 23: Châu thổ sông là kết quả trực tiếp của quá trình nào?

  • A. Phong hoá.
  • B. Bồi tụ.
  • C. Vận chuyển.
  • D. Bóc mòn.

Câu 24: Các mũi đất ven biển thuộc địa hình

  • A. băng tích.
  • B. mài mòn.
  • C. bồi tụ.
  • D. thổi mòn.

Câu 25: Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là của quá trình nào?

  • A. Sự phân huỷ các chất phóng xạ.
  • B. Các phản ứng hoá học khác nhau.
  • C. Bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.
  • D. Sự dịch chuyển các dòng vật chất.