Wave

Trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời bài 8 Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 bài 8 Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ không khí theo địa hình?

  • A. Nhiệt độ sườn dốc cao hơn sườn thoải.
  • B. Nhiệt độ thay đổi theo các hướng sườn.
  • C. Càng lên cao, biên độ nhiệt độ càng lớn.
  • D. Càng lên cao hơn, nhiệt độ càng giảm.

Câu 2: Nhiệt độ không khí không thay đổi theo

  • A. độ cao địa hình.
  • B. hướng dãy núi.
  • C. độ dốc địa hình.
  • D. hướng sườn núi.

Câu 3: Nhân tố nào sau đây không có tác động nhiều đến sự phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất?

  • A. Tính chất mặt đệm.
  • B. Độ lớn góc nhập xạ.
  • C. Độ che phủ thực vật.
  • D. Thời gian chiếu sáng.

Câu 4: Phong hoá là quá trình

  • A. phá huỷ các loại đá và khoáng vật.
  • B. làm các sản phẩm đã bị phá huỷ dời khỏi vị trí ban đầu.
  • C. di chuyển các sản phẩm đã bị phá huỷ từ nơi này đến nơi khác.
  • D. tích tụ các sản phẩm đã bị phá huỷ tạo nên địa hình mới.

Câu 5: Sự phân bố nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất có đặc điểm gì?

  • A. Cao nhất ở xích đạo, thấp nhất ở cực Nam.
  • B. Cao nhất và thấp nhất đều ở trên lục địa.
  • C. Cao nhất ở hoang mạc, thấp nhất ở cực Bắc.
  • D. Cao nhất ở xích đạo, thấp nhất ở cực Bắc.

Câu 6: Frông là mặt ngăn cách giữa hai

  • A. khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.
  • B. khu vực cao áp khác biệt nhau về trị số áp.
  • C. dòng biển nóng và lạnh ngược hướng nhau.
  • D. tầng khí quyển khác biệt nhau về tính chất.

Câu 7: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở

  • A. xích đạo.
  • B. chí tuyến.
  • C. cực.
  • D. vòng cực.

Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng về hơi nước trong khí quyển?

  • A. Vai trò quan trọng với khí hậu toàn cầu.
  • B. Chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ, chưa đến 1%.
  • C. Phân bố không đồng đều trên Trái Đất.
  • D. Không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Câu 9: Ngoại lực là lực phát sinh từ

  • A. lớp vỏ Trái Đất.
  • B. bên trong Trái Đất.
  • C. các thiên thể trong hệ Mặt Trời.
  • D. bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

Câu 10: Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất ở

  • A. bán cầu Tây.
  • B. bán cầu Đông.
  • C. lục địa.
  • D. đại dương.

Câu 11: Không khí ở tầng đối lưu bị đốt nóng chủ yếu do nhiệt của

  • A. lớp man ti trên.
  • B. lớp vỏ Trái Đất.
  • C. bức xạ mặt trời.
  • D. bức xạ mặt đất.

Câu 12: Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là năng lượng của

  • A. thạch quyển.
  • B. lớp manti trên.
  • C. lớp vỏ lục địa.
  • D. bức xạ mặt trời.

Câu 13: Khối khí nào sau đây không phân biệt thành kiểu lục địa và kiểu hải dương?

  • A. Xích đạo.
  • B. Ôn đới.
  • C. Chí tuyến.
  • D. Cực.

Câu 14: Frông địa cực (FA) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí

  • A. ôn đới và cực.
  • B. xích đạo và chí tuyến.
  • C. cực và xích đạo.
  • D. chí tuyến và ôn đới.

Câu 15: Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của hai khối khí nào?

  • A. Chí tuyến lục địa và xích đạo.
  • B. Chí tuyến hải dương và xích đạo.
  • C. Chí tuyến và xích đạo.
  • D. Bắc xích đạo và nam xích đạo.

Câu 16: Dải hội tụ nhiệt đới được tạo thành ở khu vực

  • A. cực.
  • B. ôn đới.
  • C. chí tuyến.
  • D. xích đạo.

Câu 17: Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm vì

  • A. không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh.
  • B. bức xạ mặt đất càng mạnh, mật độ khí càng đậm.
  • C. bức xạ mặt đất càng yếu, không khí càng loãng.
  • D. mật độ khí càng đậm, bức xạ mặt đất càng yếu.

Câu 18: Đặc điểm của khối khí chí tuyến là gì?

  • A. Rất nóng.
  • B. Rất lạnh.
  • C. Nóng ẩm.
  • D. Lạnh.

Câu 19: Các tác nhân ngoại lực bao gồm

  • A. khí hậu, nước, sinh vật.
  • B. mưa gió, con người, các chất phóng xạ.
  • C. phản ứng hoá học, nhiệt độ, nước chảy.
  • D. chất phóng xạ, sóng biển, động - thực vật.

Câu 20: Từ xích đạo về cực có

  • A. góc chiếu của tia bức xạ mặt trời tăng, nhiệt độ hạ thấp.
  • B. nhiệt độ hạ thấp, biên độ nhiệt độ trung bình năm giảm.
  • C. biên độ nhiệt độ năm tăng, nhiệt độ trung bình năm tăng.
  • D. nhiệt độ trung bình năm giảm, biên độ nhiệt độ năm tăng.

Câu 21: Số lượng dải hội tụ nhiệt đới trên Trái Đất là bao nhiêu?

  • A. 1.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 4.

Câu 22: Khu vực nào sau đây có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên Trái Đất?

  • A. Chí tuyến Bắc.
  • B. Xích đạo.
  • C. Vòng cực.
  • D. Chí tuyến Nam.

Câu 23: Tác động của ngoại lực là một chu trình diễn ra tuần tự theo các quá trình sau

  • A. phong hoá - vận chuyển - bóc mòn - bồi tụ.
  • B. phong hoá - bồi tụ - bóc mòn - vận chuyển.
  • C. phong hoá - bóc mòn - vận chuyển - bồi tụ.
  • D. phong hoá - bóc mòn - bồi tụ - vận chuyển.

Câu 24: Vào mùa đông, miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí nào?

  • A. Xích đạo.
  • B. Chí tuyến.
  • C. Ôn đới.
  • D. Địa cực.

Câu 25: Các khối khí chính trên Trái Đất là gì?

  • A. Nam cực, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo.
  • B. Bắc cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
  • C. Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
  • D. Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo.