Trắc nghiệm Địa lí 10 cánh diều bài 14 Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 bài 14 Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chiều dày của vỏ địa lí khoảng từ
- A. 25 - 30km.
- B. 35 - 40km.
- C. 20 - 25km.
D. 30 - 35km.
Câu 2: Phạm vi phân bố của lớp vỏ địa lí là
- A. từ bề mặt Trái Đất đến hết tầng bình lưu và xuống đến tầng đá badan chỗ tiếp giáp với Manti.
B. từ giới hạn dưới của tầng ôdôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá.
- C. từ giới hạn dưới của tầng ôdôn xuống đến hết tầng đá badan chỗ tiếp giáp với lớp Manti.
- D. từ phía bên trên của bề Trái Đất đến nơi tiếp giáp với lớp Manti và phía trên của các tầng đá.
Câu 3: Nguyên nhân tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là do tác động của
- A. vũ trụ và con người.
- B. nội lực và con người.
- C. ngoại lực và vũ trụ.
D. nội lực và ngoại lực.
Câu 4: Nhận định nào dưới đây là tác động tích cực của con người tới các thành phần tự nhiên?
- A. Con người chặt phá rừng bừa bãi.
B. Trồng rừng ngập mặn ven biển.
- C. Thải nhiều khí CO$_{2}$ vào môi trường.
- D. Bón phân, phun nhiều thuốc trừ sâu.
Câu 5: Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại Dương là
- A. độ sâu khoảng 5000m.
- B. độ sâu khoảng 9000m.
C. đáy vực thẳm đại dương.
- D. phía trên tầng đá badan.
Câu 6: Thành phần cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất là
- A. đá và lớp Manti
- B. sinh vật, nước.
C. các loại đá.
- D. vỏ phong hóa.
Câu 7: Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân cơ bản làm thay đổi lượng nước của sông ngòi?
- A. Thực vật, hồ đầm.
B. Lượng mưa tăng lên.
- C. Độ dốc lòng sông.
- D. Hàm lượng phù sa tăng.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp vỏ địa lí?
- A. Ranh giới có sự trùng hợp với toàn sinh quyển.
- B. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.
C. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.
- D. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ôdôn.
Câu 9: Lớp vỏ địa lí được cấu tạo bởi các thành phần nào sau đây?
- A. Khí hậu, thực vật, động vật, địa hình, thổ nhưỡng.
- B. Đất, đá, sinh vật, địa hình, khí hậu, cảnh quan.
C. Khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, sinh quyển.
- D. Tầng trầm tích, tầng granit, tầng badan, lớp Manti.
Câu 10: Khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sự biến đổi của dòng chảy, thảm thực vật, thổ nhưỡng là biểu hiện của sự biến đổi theo quy luật nào sau đây?
- A. Địa ô.
- B. Đai cao.
- C. Địa đới.
D. Thống nhất và hoàn chỉnh.
Câu 11: Lớp vỏ địa lí có giới hạn trùng hợp hoàn toàn với lớp vỏ bộ phận nào sau đây?
A. Sinh quyển.
- B. Khí quyển.
- C. Thổ nhưỡng quyển.
- D. Thạch quyển.
Câu 12: Trước khi sử dụng bất cứ lãnh thổ nào vào mục đích kinh tế, cần phải nghiên cứu kĩ yếu tố nào?
- A. Địa chất và địa hình.
- B. Nguồn nước và sinh vật.
- C. Địa hình và khí hậu.
D. Toàn bộ điều kiện địa lí.
Câu 13: Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ
A. của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các quyển.
- B. vỏ cảnh quan, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển.
- C. của Trái Đất, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển.
- D. cảnh quan, ở đó có các lớp vỏ bộ phận, quan trọng nhất là sinh quyển.
Câu 14: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí?
- A. Rừng đầu nguồn bị mất làm chế độ nước sông trở nên thất thường.
- B. Nhiệt độ Trái Đất nóng lên làm băng tăng, nhiều động vật chết.
- C. Mùa lũ sông diễn ra trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.
D. Những trận động đất lớn trên lục địa gây ra hiện tượng sóng thần.
Câu 15: Các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau là nguyên nhân hình thành quy luật nào dưới đây?
- A. Quy luật địa ô.
- B. Quy luật địa đới.
- C. Quy luật đai cao.
D. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.
Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không phải của lớp vỏ địa lí?
A. Chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên và xã hội.
- B. Chiều dày 30 - 35km trừng với giới hạn của sinh quyển.
- C. Gồm 5 lớp vỏ bộ phận xâm nhập, tác động lẫn nhau.
- D. Thành phần vật chất tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí.
Câu 17: Mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí là quy luật gì?
- A. Địa ô.
- B. Địa đới.
C. Thống nhất và hoàn chỉnh.
- D. Đai cao.
Câu 18: Lớp vỏ địa lí là
- A. lớp vỏ sinh quyển.
- B. lớp vỏ khí quyển.
C. lớp vỏ cảnh quan.
- D. lớp vỏ Trái Đất.
Câu 19: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm của lớp vỏ địa lí?
- A. Lớp vỏ địa lí ở lục địa không bao gồm tất cả các lớp của vỏ lục địa.
B. Tầng badan chỉ có ở vỏ Trái Đất ở đại dương và vỏ địa lí ở lục địa.
- C. Trong lớp vỏ địa lí, các quyển có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau.
- D. Giới hạn trên của lớp vỏ địa lí là giới hạn trên của tầng bình lưu.
Câu 20: Việc xây dựng các hồ thủy điện sẽ gây ra tác động không mong muốn nào sau đây?
- A. Điều hòa khí hậu.
- B. Điều tiết lũ lụt.
C. Giảm diện tích rừng.
- D. Cung cấp nước.
Câu 21: Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa
- A. ranh giới vỏ Trái Đất và Manti.
- B. xuống hết tầng đá trầm tích.
- C. xuống hết tầng đá gra-nit.
D. xuống hết lớp vỏ phong hoá.
Câu 22: Mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí thường không có đặc điểm nào sau đây?
- A. Xâm nhập và tác động lẫn nhau.
- B. Phụ thuộc và quy định lẫn nhau.
- C. Trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.
D. Tồn tại và phát triển độc lập với nhau.
Câu 23: Nhận định nào dưới đây là tác động tiêu cực của con người tới các thành phần tự nhiên?
A. Con người chặt rừng bừa bãi.
- B. Bón phân hợp lí, cày xới đất.
- C. Phát triển nông - lâm kết hợp.
- D. Trồng rừng ngập mặn ven biển.
Câu 24: Biểu hiện nào sau đây không đúng với quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí?
- A. Khi thảm thực vật rừng bị phá hủy nhiều làm cho đất bị xói mòn nhiều hơn.
B. Càng lên vĩ độ cao, góc chiếu càng nhỏ, bức xạ Mặt Trời nhận được càng ít.
- C. Chế độ dòng chảy thay đổi khi khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt.
- D. Lượng mưa tăng làm tăng tốc độ dòng chảy sông ngòi và lượng phù sa.