Wave

Giải bài 2 Tập hợp

Tất cả kiến thức, câu hỏi trong sách giáo khoa Toán lớp 10 Chân Trời Sáng Tạo đều được Giaibaitapsgk giải đáp chi tiết. Với mục lục được phân tách theo chương theo bài chi tiết các em học sinh có thể dễ dàng tra cứu đáp án và cách giải chi tiết. Tham khảo tài liệu này của chúng tôi sẽ giúp các em rút ngắn thời gian học tập, chuẩn bị bài mới và nhanh chóng xác định lại cách giải toán của mình có đúng hay không?

Giải bài 2: Tập hợp - sách chân trời sáng tạo toán 10 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

KHỞI ĐỘNG

Giả sử bạn có một giá sách như hình dưới đây. Bạn sẽ sắp xếp các quyển sách của mình lên giá như thế nào? Hãy giải thích.

Giải bài 2 Tập hợp

Hướng dẫn giải:

Gợi ý: Giá sách có 4 ngăn:

  • Ngăn 1 để sách Văn học: Tuyển tập Nam Cao, Dế Mèn phiêu lưu ký, Truyện ngắn chọn lọc, Hoàng Lê nhất thống chí.
  • Ngăn 2 để sách Lịch sử: Lịch sử Việt Nam, Việt Nam sử lược, Lịch sử thế giới.
  • Ngăn 3 để sách Toán học: Lịch sử Toán học, Toán học vui.
  • Ngăn 4 để sách khoa học: Khoa học vui, Vật lí thường thức.

Cách sắp xếp trên dựa vào các thể loại của sách.

1. NHẮC LẠI VỀ TẬP HỢP

Thực hành 1:

a. Lấy ví dụ về tập hợp và chỉ ra một số phần tử của chúng.

b. Với mỗi tập hợp $\mathbb{N}$, $\mathbb{Z}$, $\mathbb{Q}$, $\mathbb{R}$, hãy sử dụng lí hiệu $\in$, $\notin$ để chỉ ra các phần tử thuộc, hai phần tử không thuộc tập hợp đó.

Hướng dẫn giải:

a. Ví dụ tập hợp A = {1; 2; 3; 4; 5}, B = {-30; -20; -10; 0; 10; 20; 30}, C = {Vật lí, Hóa học, Toán học}

  • Các phần tử của tập hợp A là 1; 2; 3; 4; 5
  • Các phần tử của tập hợp B là -30; -20; -10; 0; 10; 20; 30
  • Các phần tử của tập hợp C là Vật lí, Hóa học, Toán học.

b. Ví dụ:

  • 11 $\in$ $\mathbb{N}$, 100 $\in$ $\mathbb{N}$; -217 $\notin$ $\mathbb{N}$; 0,5 $\notin$ $\mathbb{N}$
  • -1999 $\in$ $\mathbb{Z}$; 5$\in$ $\mathbb{Z}$; 0,1 $\notin$ $\mathbb{Z}$; -16,9$\notin$ $\mathbb{Z}$
  • 13 $\in$ $\mathbb{Q}$; $\frac{1}{2}$$\in$ $\mathbb{Q}$; $\sqrt{2}$$\notin$ $\mathbb{Q}$; $\sqrt{3}$$\notin$ $\mathbb{Q}$
  • $\frac{1}{2}$$\in$ $\mathbb{R}$; $\sqrt{2}$$\in$ $\mathbb{R}$

Thực hành 2: Viết các tập hợp sau đây dưới dạng liệt kê các phần tử và tìm số phần tử của mỗi tập hợp đó:

a. Tập hợp A là các ước của 24;

b. Tập hợp B gồm các chữ số trong số 1113305;

c. C = {x $\in\mathbb{N}$| n là bội của 5 và n $\leq$ 30};

d. D = {x $\in\mathbb{R}$| $x^{2} - 2x + 3 = 0$}

Hướng dẫn giải:

a. A = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24}

Tập hợp A gồm 8 phần tử.

b. B = {0; 1; 3; 5}

Tập hợp B gồm 4 phần tử.

c. C = {0; 5; 10; 15; 20; 25; 30}

Tập hợp C gồm 7 phần tử.

d. D = Ø

Tập hợp D không có phần tử nào.

Thực hành 3: Viết các tập hợp sau đây dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử:

a. A = {1; 3; 5; ... ; 15};

b. B = {0; 5; 10; 15; 20; ...};

c. Tập hợp C các nghiệm của bất phương trình 2x + 5 > 0

Hướng dẫn giải:

a. A = {x $\in\mathbb{N}$| x là ước của 15}

b. B = {x $\in\mathbb{N}$| x là bội của 5}

c. C = {x $\in\mathbb{R}$| 2x + 5 > 0}

2. TẬP CON VÀ HAI TẬP HỢP BẰNG NHAU

Khám phá: Trong mỗi trường hợp sau đây, các phần tử của tập hợp A có thuộc tập hợp B không? Hãy giải thích.

a. A = {-1; 1} và B = {-1; 0; 1; 2}

b. A = $\mathbb{N}$ và B = $\mathbb{Z}$ 

c. A là tập hợp các học sinh nữ của lướp 10E, B là tập hợp các học sinh của lớp này.

d. A là tập hợp các loài động vật có vú, B là tập hợp các loài động vật có xương sống.

Hướng dẫn giải:

a. A $\in$ B. Vì phần tử của B có chứa -1 và 1 là những phần tử của A.

b. A $\in$ B. Vì tập hợp các số nguyên bao gồm cả các số tự nhiên.

c. A $\in$ B. Vì tập hợp các học sinh của lớp bao gồm cả các học sinh nữ.

d. A $\in$ B. Vì tập hợp các loài động vật có xương sống bao gồm cả các loài động vật có vú.

Thực hành 4: Trong mỗi cặp tập hợp sau đây, tập hợp nào là tập hợp con của tập hợp còn lại? Chúng có bằng nhau không?

a. A = {$-\sqrt{3}$, $\sqrt{3}$} và B = {x $\in \mathbb{R}$| $x^{2}$ - 3 = 0}

b. C là tập hợp các tam giác đều và D là tập hợp các tam giác cân;

c. E = {x $\in \mathbb{N}$| x là ước của 12}  và F = {x $\in \mathbb{N}$| x là ước của 24}.

Hướng dẫn giải:

a. A = B

b. D $\subset$ C

c. E $\subset$ F

Thực hành 5: Viết tất cả các tập hợp con của tập hợp A = {a; b}

Hướng dẫn giải:

Các tập hợp con của A là: M = {a}; N = {b}

Vận dụng: Bạn An khẳng định rằng: Với các tập hợp A, B, C bất kì, nếu A $\subset$ B và B $\subset$ C thì A $\subset$ C. Khẳng định của bạn An có đúng không? Hãy giải thích băng cách sử dụng biểu đồ Ven.

Hướng dẫn giải:

Bạn An khẳng định đúng.

Giải bài 2 Tập hợp

3. MỘT SỐ TẬP CON CỦA TẬP HỢP SỐ THỰC

Thực hành 6: Dùng các kí hiệu đoạn, khoảng, nửa khoảng để viết các tập hợp sau đây:

a. {x $\in \mathbb{R}$ | -2 < x < 3};           

b. {x $\in \mathbb{R}$ | 1$\leq$ x $\leq$ 10};

c. {x $\in \mathbb{R}$ | -5 < x $\leq$ $\sqrt{3}$};

d. {x $\in \mathbb{R}$ | $\pi \leq $ < 4};

e. {x $\in \mathbb{R}$ | x < $\frac{1}{4}$};

g. {x $\in \mathbb{R}$ | x $\geq \frac{\pi}{2}$}.

Hướng dẫn giải:

a. x $\in$ (-2; 3)

b. x $\in$ [1; 10]

c. x $\in$ (-5; $\sqrt{3}$)

d. x $\in$ [$\pi$; 4)

e. x $\in$ (-$\infty$; $\frac{1}{4}$)

g. x $\in$ [$\frac{\pi}{2}$; +$\infty$)

Đừng quên dành thời gian thử sức với tài liệu Toán cơ bản và nâng cao lớp 10 của chúng tôi. Tài liệu sẽ giúp các em học sinh có thể nhanh chóng cập nhật kiến thức, từng bước chinh phục điểm 10 trọn vẹn.

Mong rằng những tài liệu mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp các em học tập tốt môn Toán. Ngoài tài liệu giải Toán lớp 10 Giaibaitapsgk còn rất nhiều tài liệu học tốt hữu ích khác mà các em có thể tham khảo để nâng cao khả năng của mình: Trắc nghiệm Toán lớp 10, giải vở bài tập Toán lớp 10,...