Wave

Trắc nghiệm tin học 7 cánh diều học kì II

Bộ đáp án và giải bài tập 7 Cánh Diều của Giaibaitapsgk được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dây. Vì thế đảm bảo dễ hiểu, dễ theo dõi và dễ làm theo. Hơn nữa, việc sắp xếp hướng dẫn giải theo từng bài cũng giúp các em học sinh rút ngắn thời gian tra cứu và theo sát với chương trình học trên lớp.

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 7 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Dải lệnh nào cung cấp hiệu ứng chuyển trang chiếu?

  • A. Home
  • B. Animations
  • C. Transitions
  • D. Design

Câu 2: Khi tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu, có thể chọn thêm các mục nào sau đây cùng với kiểu hiệu ứng (nhiều đáp án)

  • A. Hình ảnh kèm theo.
  • B. Âm thanh kèm theo.
  • C. Video kèm theo.
  • D. Thời điểm xuất hiện.

Câu 3: Em không thể làm việc nào sau đây khi tạo hiệu ứng cho bài trình chiếu?

  • A. Tạo được hiệu ứng cho các đoạn văn bản trong trang chiếu.
  • B. Tạo được hiệu ứng cho các hình ảnh trên trang chiếu.
  • C. Tạo được nhiều hiệu ứng cho cùng một đoạn văn bản hoặc hình ảnh trên trang chiếu.
  • D. Tạo được được hiệu ứng chuyển tiếp giữa các trang chiếu trong một bài trình chiếu.

Câu 4: Chọn phát biểu đúng?

  • A. Có thể thêm nhiều hiệu ứng cho một đối tượng trên trang chiếu.
  • B. Không thể thêm nhiều hiệu ứng cho một đối tượng trên trang chiếu được, nếu thêm hiệu ứng sau thì hiệu ứng trước sẽ biến mất.
  • C. Chỉ thêm được nhiều hiệu ứng cho đối tượng là văn bản.
  • D. Chỉ thêm được nhiều hiệu ứng cho đối tượng là hình ảnh.

Câu 5: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?  (nhiều đáp án)

  • A. Có thể chọn nhiều hiệu ứng cho một đối tượng trên trang chiếu.
  • B. Có thể chọn nhiều nhiều hiệu ứng chuyển trang cho một trang chiếu.
  • C. Chỉ chọn được một hiệu ứng cho mỗi đối tượng trên trang chiếu.
  • D. Chỉ chọn được một hiệu ứng chuyển trang cho mỗi trang chiếu.

Câu 6: Để chọn tốc độ của hiệu ứng (nhanh, chậm, trung bình) trong bảng Custom Animation ta chọn:

  • A. Start
  • B. Speed
  • C. Direction
  • D. Remove

Câu 7: Cho một dãy số: 12, 13, 32, 45, 33. Số lần so sánh trong bài toán “Tìm xem số 13 có trong dãy này không” là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 8: Theo em, trong thuật toán tìm kiếm tuần tự một số trong dãy số có điều kiện để lặp lại nó là gì?

  • A. Điều kiện để lặp lại là còn dãy các số tiếp theo.
  • B. Điều kiện để lặp lại là chưa tìm được số cần tìm.
  • C. Điều kiện để lặp lại là chưa tìm được số cần tìm hoặc còn dãy các số tiếp theo.
  • D. Tất cả các ý trên đều sai.

Câu 9: Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về thuật toán tìm kiếm tuần tự:

  • A. Hai khả năng xảy ra khi kết thúc tìm kiếm tuần tự là tìm thấy hoặc xét hết dãy và không tìm thấy kết quả cần tìm kiếm.
  • B. Việc tìm kiếm tuần tự dò tìm đến phần tử cuối dãy khi không tìm thấy kết quả mong muốn hoặc kết quả đó nằm ở cuối dãy.
  • C. Có hai loại bài toán tìm kiếm là: Tìm kiếm trong dãy không sắp thứ tự và tìm kiếm trong dãy đã sắp thứ tự.
  • D. Thuật toán tìm kiếm tuần tự chỉ áp dụng với những bài toán đã được sắp xếp.

Câu 10: Cho một dãy số:

Em hãy sắp xếp từng bước của thuật toán giải bài toán “Tìm xem số 45 có trong dãy này không?

1. Gọi số phải tìm là x (x = 45), Số đang xét là số ở đầu dãy; Kết quả chưa tìm thấy

2. Lặp khi (chưa xét hết dãy số) và (Kết quả = chưa tìm thấy);

           Nếu số đang xét ≠ x: chuyển đến số tiếp theo trong dãy

Trái lại: Kết quả = tìm thấy; Thông báo vị trí tìm thấy x

           Hết nhánh

           Hết lặp

3. Nếu kết quả = chưa tìm thấy: Thông báo không có x trong dãy

           Hết nhánh

  • A. 1 – 2 – 3.
  • B. 1 – 3 – 2.
  • C. 3 – 1 – 2.
  • D. 2 – 1 – 3.

Câu 11: Khi nào thì thuật toán tìm kiếm tuần tự tìm đến phần tử cuối dãy?

  • A. Khi phần tử ở vị trí cuối dãy chính là phần tử cần tìm.
  • B. Khi không tìm thấy phần tử cần tìm.
  • C. A và B.
  • D. A hoặc B.

Câu 12: Hãy cho biết mỗi khẳng định sau đây là đúng

Nếu trong dãy có nhiều số bằng x thì thuật toán tìm kiếm tuần tự:

  • A. Tìm thấy tất cả các số đó
  • B. Tìm thấy số đầu tiên trong dãy là bằng x
  • C. Tìm thấy số cuối cùng trong dãy là x

Câu 13: Đặc tính của phần mềm bảng tính điện tử nói chung và Excel nói riêng là tự động tính toán lại khi số liệu đầu vào thay đổi. Để khai thác đặc tính này, trong công thức tính toán cần dùng đến gì?

  • A. Vừa số liệu trực tiếp vừa địa chỉ ô.
  • B. Số liệu nhập trực tiếp.
  • C. Cần dùng địa chỉ ô chứa số liệu thay cho số liệu trực tiếp.
  • D. Tất cả các ý trên đều sai.

Câu 14: Điền vào chỗ chấm (….)

“Địa chỉ ô số liệu trong công thức giống như một (...) và sẽ nhận giá trị là số liệu lấy từ ô đó”.

  • A. tên hàng
  • B. tên hằng
  • C. tên biến
  • D. tên cột

Câu 15: Ô chứa một công thức được bắt đầu bằng dấu gì?

  • A. #
  • B. @
  • C. %
  • D. =

Câu 16: Sau khi đánh dấu chọn một ô hoặc một khối ô, trỏ chuột vào điểm góc dưới bên phải, con trỏ chuột sẽ có hình dấu cộng (+), gọi là gì?

  • A. Tay cầm
  • B. Tay nắm
  • C. Tay phải
  • D. Tay trái

Câu 17: Khi nhập công thức mà quên dấu = thì sẽ sảy ra trường hợp gì?

  • A. Cho ra kết quả tính toán không đúng.
  • B. Sẽ cho ra kết quả tính toán.
  • C. Không thực hiện được phép tính toán.
  • D. Tất cả các ý trên không đúng.

Câu 18: Trong Excel, các kí hiệu dùng để kí hiệu các phép toán cộng, trừ, nhân, chia lần lượt là:

  • A. + – . :
  • B. + – * /
  • C. ^ / : x
  • D. + – ^ \

Câu 19: Để tính tổng các giá trị từ ô A1 đến ô A5 ta gõ công thức là:

  • A. SUM(A1,A5)
  • B. =SUM(A1,A5)
  • C. =SUM(A1:A5)
  • D. SUM(A1:A5)

Câu 20: Hàm COUNT dùng để:

  • A. Tính tổng
  • B. Đếm số lượng số
  • C. Tính trung bình cộng
  • D. Xác định giá trị nhỏ nhất

Câu 21: Em hãy điền tên hàm thích hợp vào chỗ chấm (…) trong câu:

Cho một khối ô số liệu, cần dùng hàm …. để tính tổng.

  • A. MAX
  • B. MIN
  • C. SUM
  • D. AVERAGE

Câu 22: Kết quả của công thức =MIN(2,5)+MAX(3,7) là:

  • A. 10
  • B. 9
  • C. 8
  • D. 12

Câu 23: Điền vào chỗ chấm (…)

“Có thể dùng các … trong công thức tính toán”.

  • A. Hằng
  • B. Hàm
  • C. Hàng
  • D. Cột

Câu 24: Tại ô A1 chứa giá trị là 12, B2 chứa giá trị 28. Tại C2 ta gõ công thức =MAX(A1,B2) thì kết quả tại ô C2 là:

  • A. 12
  • B. 20
  • C. 28
  • D. 0

Câu 25: Chọn phát biểu đúng?

  • A. Có thể điều chỉnh độ rộng của cột, không điều chỉnh được chiều cao của hàng.
  • B. Có thể điều chỉnh chiều cao của hàng, không điều chỉnh được độ rộng của cột.
  • C. Có thể điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng.
  • D. Không thể điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng.

Câu 26: Nút lệnh này Nút lệnh này dùng để làm gì? dùng để làm gì?

  • A. Tô chữ đậm
  • B. Tô màu nền cho ô tính.
  • C. Chữ nghiêng
  • D. Chữ gạch chân

Câu 27: Trong các câu sau, câu nào đúng:

  • A. Không thể chọn phông, kiểu, cỡ chữ và màu chữ cho dữ liệu trong trang tính.
  • B. Không thể đặt màu nền và căn biên cho các khối ô trong trang tính, chỉ có thể làm điều này trên từng ô.
  • C. Việc sử dụng các công cụ định dạng trang tính có nhiều điểm tương tự như sử dụng công cụ định dạng văn bản trong phần mềm soạn thảo văn bản.
  • D. Không thể điều chỉnh ngắt trang in trong việc chuẩn bị in các trang tính.

Câu 28: Để thực hiện lệnh in ta dùng tổ hợp phím gì?

  • A. Ctrl + E
  • B. Ctrl + G
  • C. Ctrl + P
  • D. Ctrl + H

Câu 29: Trong các câu dưới đây hãy chọn những giải thích đúng cho lời khuyên “Trước khi in một trang tính hoặc một vùng trang tính nên xem trước trên màn hình kết quả sẽ nhận được khi in”.

  • A. Sự tự động phân chia trang in của phần mềm bảng tính có thể không đúng ý muốn cần kiểm tra lại để điều chỉnh.
  • B. Không xem trước kết quả sẽ được in thì phần mềm bảng tính chưa cho phép in.
  • C. Cần kiểm tra xem trang tính ảnh đất đã nhập đủ dữ liệu chưa.
  • D. Cần xem trước hình thức của bản in để có thể điều chỉnh sao cho kết quả in ra có hình thức đẹp hơn.

Câu 30: Khi thực hiện định dạng trang tính, sử dụng các công cụ trong nhóm lệnh nào của dải lệnh Home?

  • A. Nhóm lệnh Font.
  • B. Nhóm lệnh Alignment.
  • C. Nhóm lệnh Number.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 31: Khi có Internet, em có thể tạo bài trình chiếu trực tuyến bằng phần mềm nào?

  • A. PowerPoint
  • B. OpenOffice.org Impress
  • C. Google Presentation
  • D. Key Note

Câu 32: Bài trình chiếu được tạo ra bởi?

  • A. Phần mềm trình chiếu.
  • B. Phần mềm Word.
  • C. Phần mềm Excel.
  • D. Phần mềm Paint

Câu 33: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

  • A. Người dùng không thể thay đổi thiết kế slide trong bài trình chiếu của mình.
  • B. Phần lớn các phần mềm trình chiếu không cung cấp sẵn mẫu thiết kế, người dùng phải tự thiết kế slide khi tạo bài trình chiếu.
  • C. Có thể thay đổi phông chữ của phần văn bản trong bài trình chiếu theo ý muốn.
  • D. Không thể thay đổi vị trí và kích thước của các đối tượng trên trang chiếu như văn bản, hình ảnh, biểu đồ, ....

Câu 34: Một bài trình chiếu thường gồm các có các trang nào?

  • A. Trang tiêu đề.
  • B. Trang nội dung.
  • C. Trang kết thúc.
  • D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 35: Dải lệnh nào cung cấp hiệu ứng chuyển trang chiếu?

  • A. Home
  • B. Animations
  • C. Transitions
  • D. Design

Câu 36: Khi tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu, có thể chọn thêm các mục nào sau đây cùng với kiểu hiệu ứng (nhiều đáp án)

  • A. Hình ảnh kèm theo.
  • B. Âm thanh kèm theo.
  • C. Video kèm theo.
  • D. Thời điểm xuất hiện.

Câu 37: Khi dùng thuật toán sắp xếp chọn để sắp dãy theo thứ tự giảm dần, khi nào không cần thực hiện thao tác “Đổi chỗ am cho ai” mà kết quả sắp xếp vẫn đúng?

  • A. Khi am = ai
  • B. Khi am < ai
  • C. Khi am  ai
  • D. Khi am > ai

Câu 38: Thế nào là sắp xếp chọn?

  • A. Chọn số lớn nhất và sắp xếp vào một vị trí định sẵn.
  • B. Chọn số tùy ý và sắp xếp vào vị trí mong muốn.
  • C. Sắp xếp chọn là chọn phần tử lớn nhất trong dãy chưa sắp xếp còn lại và sắp xếp vào đầu dãy đó.
  • D. Chọn số nhỏ nhất và sắp xếp vào một vị trí tùy ý.

Câu 39: Thuật toán nổi bọt kết thúc khi nào?

  • A. Khi không còn bất cứ cặp liền kề (ai, ai+1) nào trái thứ tự mong muốn.
  • B. Khi trong một lượt không còn xảy ra đổi chỗ lần nào nữa.
  • C. Cả hai ý A và B đều đúng.
  • D. Cả hai ý A và B đều sai.

Câu 40: Trong một bài toán, thực hiện so sánh và đổi chỗ các cặp phần tử liền kề nếu chúng đúng với thứ tự. Việc làm này đang sử dụng thuật toán nào?

  • A. Thuật toán sắp xếp chọn.
  • B. Thuật toán sắp xếp nổi bọt.
  • C. Thuật toán tìm kiếm tuần tự.
  • D. Thuật toán tìm kiếm nhị phân.

Tham khảo bộ đề thi môn lớp 7 chương trình Cánh Diều năm 2022 - 2023. Thử sức với bộ đề thi cũng là cách giúp các em học sinh làm quen với những câu hỏi quen thuộc và đánh giá phần nào khả năng của mình.

Nếu thấy hướng dẫn giải bài tập lớp 7 Cánh Diều hữu ích đừng quên theo dõi website của chúng tôi và cập nhật thêm nhiều kiến thức mới. Đặc biệt, Giaibaitapsgk còn biên soạn bộ đề trắc nghiệm bám sát nội dung từng bài học trong lớp 7 giúp các em nhanh chóng ôn tập.