Trắc nghiệm Tin học 7 cánh diều bài 3 Trao đổi thông tin trên mạng xã hội
Bộ đáp án và giải bài tập 7 Cánh Diều của Giaibaitapsgk được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dây. Vì thế đảm bảo dễ hiểu, dễ theo dõi và dễ làm theo. Hơn nữa, việc sắp xếp hướng dẫn giải theo từng bài cũng giúp các em học sinh rút ngắn thời gian tra cứu và theo sát với chương trình học trên lớp.
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 7 bài 3 Trao đổi thông tin trên mạng xã hội - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đâu là nhận định đúng khi tiếp cận với mọi thông tin trên mạng xã hội?
- A. Tin vào mọi thông tin trên mạng xã hội.
- B. Mọi thông tin trên mạng xã hội đều đáng tin.
- C. Chỉ tin vào những nội dung được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.
D. Không hoàn toàn tin vào mọi thông tin trên mạng xã hội, vì một số thông tin trên đó có độ chính xác không cao.
Câu 2: Đâu là nhận định đúng khi đưa thông tin lên mạng xã hội?
- A. Đưa thông tin cá nhân lên bất cứ khi nào mà không cần suy nghĩ.
B. Không đưa thông tin cá nhân lên mạng xã hội. Kẻ xấu có thể lợi dụng các thông tin này để tống tiền, hăm dọa…
- C. Chỉ đưa thông tin cá nhân khi ai đó yêu cầu.
- D. Chỉ đưa thông tin cá nhân lên khi cảm thấy tinh thần vui vẻ.
Câu 3: Để sử dụng được Facebook, mỗi người cần có?
- A. Một tài khoản zalo.
- B. Một tài khoản yahoo.
- C. Một tài khoản email.
D. Một tài khoản facebook.
Câu 4: Cách để đối phó với việc bắt nạt trên mạng xã hội:
A. Tìm kiếm hỗ trợ từ bạn bè, gia đình.
- B. Im lặng.
- C. Tiếp tục sử dụng mạng xã hội.
- D. Cả B và C.
Câu 5: Em nên chia sẻ những thông tin nào dưới đây cho bạn bè trên mạng xã hội? (nhiều đáp án)
- A. Thông tin đang được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội và chưa được xác thực.
B. Các nguồn tài liệu tham khảo và thông tin hữu ích về các môn học.
- C. Thông tin đời tư về những người bạn thân của em.
D. Thông tin về các sự kiện như thành tích học tập nổi bật hay chuyến dã ngoại cùng gia đình em.
Câu 6: Khi công khai địa chỉ, số điện thoại trên mạng xã hội, kẻ xấu có thể dùng thông tin này để?
- A. Có thể dùng thông tin này để tống tiền, đe dọa.
- B. Người bán hàng có thể điện thoại liên tục để quảng cáo, bán hàng.
- C. Có thể dùng thông tin này để giả mạo.
D. Tất cả các ý kiến trên.
Câu 7: Theo em, vì sao có nhiều người tham gia mạng xã hội?
- A. Mạng xã hội giúp kết nối với nhiều người trên thế giới.
- B. Cảm thấy vui vẻ, hứng thú khi có người bình luận, thích thông tin mình chia sẻ.
- C. Mạng xã hội dễ dàng trao đổi, thảo luận, biết thêm thông tin mọi chủ đề.
D. Tất cả các ý kiến trên.
Câu 8: Đâu là hạn chế khi dùng mạng xã hội?
- A. Thông tin cá nhân có thể bị lộ, bị sử dụng với mục đích xấu.
- B. Một số bị bắt nạt, đe dọa trên mạng xã hội.
- C. Lạm dụng mạng xã hội dẫn đến xa rời cuộc sống thực, mất đi kĩ năng xã hội.
D. Tất cả cá ý kiến trên.
Câu 9: Trò chuyện qua Messeger là một chức năng cơ bản của?
- A. yahoo
- B. zalo
C. facebook
- D. email
Câu 10: Theo em cách sử dụng mạng xã hội nào dưới đây là không an toàn và văn minh?
- A. Kiểm chứng thông tin cẩn thận trước khi chia sẻ lên mạng xã hội.
- B. Chỉ kết bạn với những người quen biết trong đời thực.
C. Đưa tất cả thông tin cá nhân công khai với mọi người trên mạng xã hội.
- D. Không đưa ra những bình luận tiêu cực, xúc phạm người khác trên mạng xã hội.
Câu 11: Trong lớp em có bạn A đăng bài nói xấu về bạn B. Em sẽ:
A. Chia sẻ bài đăng đó để mọi người cùng biết.
- B. Không quan tâm.
- C. Khuyên bạn A nên gỡ bài đã đăng.
- D. Bình luận cùng các bạn khác về bài đăng đó.
Câu 12: Tính năng của Messeger là:
- A. Gọi thoại, gọi video
- B. Gửi ảnh hoặc video
- C. Gửi tệp tin, nhắn tin
D. Tất cả các ý trên.
Câu 13: Đâu là nhận định đúng khi đăng bài hay chia sẻ, bình luận trên mạng xã hội.
- A. Đăng bài với những câu từ phản cảm, thiếu văn hóa trên mạng xã hội.
- B. Chia sẻ với những nội dung có câu từ phản cảm, thiếu văn hóa trên mạng xã hội.
C. Không đăng bài hay chia sẻ, bình luận với những câu từ phản cảm, thiếu văn hóa trên mạng xã hội.
- D. Bình luận hùa theo những nội dung có câu từ phản cảm, thiếu văn hóa trên mạng xã hội.
Câu 14: Đâu là hậu quả của sự thiếu hiểu biết trong sử dụng thông tin trên mạng xã hội:
- A. Sống ảo, mất đi kĩ năng xã hội.
- B. Bị áp lực từ những bình luận tiêu cực dẫn đến lo lắng, căng thẳng, trần cảm.
- C. Trao đổi, thảo luận về các chủ đề học tập và cuộc sống.
D. Cả A và B.
Câu 15: Em nên dùng mạng xã hội trong những trường hợp nào?
- A. Dùng mạng xã hội phục vụ học tập.
- B. Dùng mạng xã hội phục vụ giải trí.
- C. Dùng mạng xã hội phục vụ giao lưu với bạn bè dưới dự kiểm soát của người lớn.
D. Tất cả các ý kiến trên.
Câu 16: Đâu không phải lợi ích của mạng xã hội trong các phát biểu sau:
- A. Cập nhật tin tức mới nhanh nhất.
B. Luôn cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy nhất.
- C. Kết nối với nhiều người khắp nơi trên thế giới.
- D. Trò chuyện trực tiếp với bạn bè, người thân.
Câu 17: Bên cạnh những lợi ích mà mạng xã hội đem lại, chúng ta có thể bị ảnh hưởng xấu liên quan tới
- A. quyền riêng tư
- B. sử dụng sai mục đích đối với thông tin cá nhân, bảo mật
- C. Trên mạng xã hội có thể biết thêm một số thông tin
D. Cả phương án A, B đều đúng
Câu 18: Đâu là nhận định đúng về việc nên làm khi sử dụng mạng xã hội?
A. Không chia sẻ, thích, bình luận những nội dung xấu hoặc có tính bạo lực lan truyền trên mạng xã hội.
- B. Chia sẻ tất cả những gì thấy trên mạng xã hội.
- C. Không bao giờ bình luận nội dung gì trên mạng xã hội.
- D. Chia sẻ, bình luận chỉ những nội dung ảnh hưởng đến người khác.
Câu 19: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về facebook:
- A. Có thể tạo một nhóm kín trên facebook.
- B. Có thể tạo một nhóm công khai trên facebook.
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 20: Trong các câu sau, câu nào đúng?
A. Sử dụng mạng xã hội quá nhiều dễ dẫn đến trầm cảm, học tập sa sút.
- B. Mạng xã hội là nơi tuyệt đối an toàn, không ai bị lừa hay lôi kéo vào những việc phạm pháp.
- C. Mạng xã hội làm tăng tương tác trực tiếp giữa người với người, giảm tương tác trong cộng đồng ảo.
- D. Mạng xã hội không giúp em giới thiệu bản thân, thể hiện quan điểm.
Câu 21: Khi bị bắt nạt trên mạng xã hội chúng ta nên làm gì?
A. Chặn và báo cho người lớn.
- B. Cảm thấy buồn vì bị bắt nạt.
- C. Kệ, không quan tâm.
- D. Khiêu khích lại.
Câu 22: Việc lạm dụng quá nhiều các giao tiếp trực tuyến sẽ dẫn đến những hậu quả nào sau đây?
- A. sự xa rời giữa người với người trong thế giới thực
- B. làm ta mất đi kĩ năng xã hội,
- C. Ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và làm việc.
D. Tất cả phương án trên.
Câu 23: Trong các câu sau, những câu nào đúng?
A. Em có thể chia sẻ bài viết của em cho bạn bè trên mạng xã hội Facebook.
- B. Em có thể thay ảnh đại diện tài khoản Facebook cá nhân của một người bạn bất kì.
- C. Sau khi tạo tài khoản Facebook, em không thể thay đổi những thông tin cá nhân của mình trên trang cá nhân.
- D. Em không thể đưa ý kiến của mình lên các trang cá nhân của bạn bè trên mạng xã hội.
Tham khảo bộ đề thi môn lớp 7 chương trình Cánh Diều năm 2022 - 2023. Thử sức với bộ đề thi cũng là cách giúp các em học sinh làm quen với những câu hỏi quen thuộc và đánh giá phần nào khả năng của mình.
Nếu thấy hướng dẫn giải bài tập lớp 7 Cánh Diều hữu ích đừng quên theo dõi website của chúng tôi và cập nhật thêm nhiều kiến thức mới. Đặc biệt, Giaibaitapsgk còn biên soạn bộ đề trắc nghiệm bám sát nội dung từng bài học trong lớp 7 giúp các em nhanh chóng ôn tập.