Wave

Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì II

Tài liệu giải bài tập lớp 7 Cánh Diều của Giaibaitapsgk theo sát nội dung 25 bài học trong SGK. Toàn bộ lời giải đều được trình bày chi tiết theo chương trình mới của bộ giáo dục nên các em học sinh và phụ huynh có thể dễ dàng tham khảo, ứng dụng vào học tập. Hơn nữa, việc phân tách mục lục thành những cụm chủ đề kèm theo phần ôn tập cũng giúp các em dễ dàng hệ thống kiến thức đã học và nâng cao hiệu quả ghi nhớ.

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:Từ cực nằm ở Nam bán cầu được gọi là

  • A. Cực Bắc địa từ.
  • B. Cực Nam địa từ.
  • C. Cực Bắc địa lí.
  • D. Cực Nam địa lí.

Câu 2: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng với

  • A. Sự chuyển hóa của sinh vật.
  • B. Sự biến đổi các chất.
  • C. Sự trao dổi năng lượng.
  • D. Sự sống của sinh vật.

Câu 3: Sản phẩm của quang hợp là gì?

  • A. Nước, carbon dioxide.
  • B. Ánh sáng, diệp lục.
  • C. Oxygen, glucose.
  • D. Glucose, nước.

Câu 4: Chọn đáp án đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng.

  • A. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
  • B. cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
  • C. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng.
  • D. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh.

Câu 5. Ở thực vật các chất nào dưới đây được vận chuyển từ rễ lên lá?

  • A. Chất hữu cơ và chất khoáng.
  • B. Nước và chất khoáng.
  • C. Chất hữu cơ và nước.
  • D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.

Câu 6: Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật là?

  • A. Ánh sáng.
  • B. Nhiệt độ.
  • C. Độ ẩm.
  • D. Cả A,B và C.

Câu 7: Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích

  • A. Từ môi trường.
  • B. Từ môi trường ngoài cơ thể.
  • C. Từ môi trường trong cơ thể.
  • D. Từ các sinh vật khác.

Câu 8: Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?

  • A. Các nhận biết.
  • B. Các kích thích.
  • C. Các cảm ứng.
  • D. Các phản ứng.

Câu 9: Tập tính động vật là

  • A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
  • B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
  • C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
  • D. chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

Câu 10: Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây:
1. Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 tới 5 lá.
2. Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cây.
3. Gieo hạt đỗ vào hai chậu, tưới nước đủ ẩm.
4. Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây.
Thứ tự các bước thí nghiệm đúng là:

  • A. 1, 2, 3, 4.
  • B. 3, 1, 2, 4.
  • C. 4, 2, 3, 1.
  • D. 3, 2, 1, 4.

Câu 11:Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là

  • A. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
  • B. Mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
  • C. Mô phân sinh lá và mô phân sinh thân.
  • D. Mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ.

Câu 12: Cho sơ đồ quá trình sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của ếch như sau:
Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì II
Thứ tự các giai đoạn phát triển đúng là:

  • A. ếch trưởng thành, trứng, nòng nọc, ếch con.
  • B. nòng nọc, ếch trưởng thành, trứng, ếch con.
  • C. trứng, ếch con, nòng nọc, ếch trưởng thành.
  • D, trứng, nòng nọc, ếch con, ếch trưởng thành.

Câu 13: Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật là:

  • A. nhiệt độ, ánh sáng, nước.
  • B. nhiệt độ, ánh sáng, chất dinh dưỡng.
  • C. nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng.
  • D. nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng.

Câu 14: Ở thực vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bao nhiêu quá trình dưới đây?
a) Sinh trưởng
b) Thụ phấn
c) Quang hợp
d) Thoát hơi nước
e) Phát triển
f) Ra hoa
g) Hình thành quả

  • A. 6.
  • B. 3.
  • C. 7.
  • D. 4.

Câu 15: Có mấy hình thức sinh sản?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 16: Loài nào không sinh sản bằng hình thức vô tính?

  • A. Trùng giày
  • B. Trùng roi
  • C. Trùng biến hình
  • D. Cá chép

Câu 17: Sinh sản vô tính là

  • A. hình thức sinh sản không có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái.
  • B. hình thức sinh sản có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái.
  • C. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố cái.
  • D. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố đực.

Câu 18: Cho các mệnh đề sau:

1. Trong sinh sản vô tính, cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên giống nhau và giống mẹ.

2. Sinh sản vô tính chỉ có ở sinh vật đơn bào.

3. Sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cây mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá)

4. Hình thức sinh sản của cây đậu Hà Lan là sinh sản vô tính.

5. Người ta ứng dụng sinh sản sinh dưỡng để tiến hành giâm cành, chiết cành và nuôi cấy mô.

Số mệnh đề sai là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 19: Vì sao khi hoạt động mạnh hoặc chơi thể thao nhịp thở của con người lại cao hơn mức bình thường?

  • A. Khi hoạt động mạnh hoặc chơi thể thao nhịp thở của con người cao hơn mức bình thường vì để điều hòa thân nhiệt.
  • B. Khi hoạt động mạnh hoặc chơi thể thao nhịp thở của con người cao hơn mức bình thường vì để cung cấp đầy đủ khí oxygen và đào thải khí carbon dioxide kịp thời giúp quá trình hô hấp giải phóng năng lượng.
  • C. Khi hoạt động mạnh hoặc chơi thể thao nhịp thở của con người cao hơn mức bình thường vì để cung cấp đầy đủ khí carbon dioxide và đào thải khí oxygen kịp thời giúp quá trình hô hấp giải phóng năng lượng.
  • D. Khi hoạt động mạnh hoặc chơi thể thao nhịp thở của con người cao hơn mức bình thường vì để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp quá trình hô hấp giải phóng năng lượng. 

Câu 20: Trong cơ thể con người, quá trình nào sau đây sinh ra nhiệt?

  • A. Quá trình quang hợp.
  • B. Quá trình hô hấp tế bào.
  • C. Quá trình tiêu hóa.
  • D. Quá trình tuần hoàn.

Câu 21: Trong các loài cây dưới đây, nhóm cây nào không có mô phân sinh bên?

  • A. Cây cau, cây tre, cây dừa, cây nứa.
  • B. Cây cau, cây lúa, cây bưởi, cây nứa.
  • C. Cây lúa, cây bưởi, cây dừa, cây cau.
  • D. Cây lúa, cây bưởi, cây tre, cây nứa

Câu 22: Thí nghiệm nào sau đây dùng để chứng minh cây có sinh trưởng?

  • A. Trồng cây không tưới một thời gian.
  • B. Trồng các loài cây khác nhau trong cùng một loại chậu.
  • C. Trồng cây trong chậu và đo kích thước hằng ngày.
  • D. Trồng cùng một loài cây trong các loại chậu khác nhau.

Câu 23: Cho một số biểu hiện sau:

Biểu hiện sự sinh trưởng ở thực vật là

  • A. (1), (3), (4), (5), (6).
  • B. (4), (5), (6), (7).
  • C. (2), (3), (8), (9).
  • D. (2), (3), (4), (5).

Câu 24: Vụ đông xuân người ta thường lựa chọn trồng các loại cây nào sau đây?

  • A. Cây bí đỏ, cây bí xanh, cây cà chua, cây cà tím, cây họ Đậu.
  • B. Cây súp lơ xanh, cây bí đỏ, cây bí xanh, cây họ Đậu.
  • C. Cây súp lơ xanh, cây su hào, cây bắp cải, rau cải, xà lách.
  • D. Cây bí đỏ, cây bí xanh, cây cà chùa, cây rau cải, xà lách.

Câu 25: Trong các nhóm thực vật sau, nhóm nào là nhóm chỉ gồm hoa đơn tính?

  • A. Hoa cải, hoa bưởi, hoa cam.
  • B. Hoa mướp, hoa bí, hoa ngô.
  • C. Hoa cải, hoa bí, hoa ngô.
  • D. Hoa mướp, hoa bí, hoa cam.

Câu 26: Thụ phấn là quá trình

  • A. hạt phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy.
  • B. túi phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy.
  • C. hạt phấn được chuyển từ noãn đến đầu nhụy.
  • D. hạt phấn được chuyển từ nhị đến noãn.

Câu 27: Cơ thể người thường bổ sung nước qua

  • A. thức ăn và đồ uống.
  • B. thức ăn và trái cây.
  • C. sữa và trái cây.
  • D. thức ăn và sữa.

Câu 28: Khi đi ra vườn, An thấy mỗi lần chạm tay vào cây trinh nữ, lá của cây lại nhanh chóng cụp xuống. Hiện tượng này là

  • A. sự sinh trưởng của cây.
  • B. sự phát triển của cây.
  • C. sự cảm ứng của cây.
  • D. sự sinh sản của cây.

Câu 29: Trao đổi chất là

  • A. tập hợp các biến đổi hóa học trong các tế bào của cơ thể sinh vật.
  • B. sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.
  • C. quá trình cơ thể lấy oxygen, nước, chất dinh dưỡng từ môi trường.
  • D. tập hợp các biến đổi hóa học trong các tế bào của cơ thể sinh vật và sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.

Câu 30: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể không có vai trò nào sau đây:

  • A. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • B. Xây dựng, duy trì và phục hồi các tế bào, mô, cơ quan của cơ thể.
  • C. Giúp cơ thể tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe.
  • D. Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

Câu 31: Cho các nhận định sau:

Ghép bộ phận của cây ở cột A với chức năng của các bộ phận tương ứng ở cột B.

  • A. 1-a; 2-d,e; 3-b,c.
  • B. 1-a; 2-c,d; 3-b,e.
  • C. 1-d; 2-a,b; 3-c,e.
  • D. 1-d; 2-c,e; 3-a,b.

Câu 32: Nhóm các yếu tố nào sau đây ảng hưởng đến quá trình quang hợp?

  • A. Ánh sáng, nước, nhiệt độ, nồng độ khí oxygen.
  • B. Ánh sáng, độ ẩm và nước, nồng độ khí carbon dioxide.
  • C. Ánh sáng, nhiệt độ , nồng độ khí carbon dioxide.
  • D. Ánh sáng, nước, nhiệt độ, nồng độ khí carbon dioxide.

Câu 33: Cho phương trình tổng quát sau:

Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì II

Đây là phương trình tổng quát của quá trình nào sau đây?

  • A. Quá trình quang hợp.
  • B. Quá trình hô hấp tế bào.
  • C. Quá trình thoát hơi nước.
  • D. Quá trình vận chuyển các chất.

Câu 34: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò đối với

  • A. sự chuyển hóa của sinh vật.
  • B. sự biến đổi các chất.
  • C. sự trao đổi năng lượng
  • D. sự sống của sinh vật.

Câu 35: Người ta thường làm bù nhìn bằng rơm hoặc bằng nilong ở ruộng nương nhằm mục đích

  • A. hạn chế sâu bệnh hại.
  • B. xua đuổi chim phá hoại mùa màng.
  • C. tô điểm cho ruộng nương.
  • D. hạn chế sự phá hoại của con người.

Câu 36: Mô phân sinh lóng có vai trò làm cho

  • A. thân và rễ cây Hai lá mầm to ra.
  • B. thân và rễ cây Một lá mầm dài ra.
  • C. lóng của cây Một lá mầm dài ra.
  • D. cành của cây Hai lá mầm dài ra.

Câu 37:  Giống gà ri có khối lượng tối đa đạt được là 2,5 kg. Ví dụ này chứng minh nhân tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?

  • A. Đặc điểm loài.
  • B. Nhiệt độ.
  • C. Ánh sáng.
  • D. Dinh dưỡng.

Câu 38: Hình thức sinh sản nào sau đây chỉ tạo ra đúng hai cá thể con giống nhau từ một cá thể mẹ?

  • A. Trinh sinh.
  • B. Phân đôi.
  • C. Nảy chồi.
  • D. Phân mảnh.

Câu 39: Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản vô tính ở thực vật?

  • A. Cây cỏ gấu non phát triển từ rễ củ.
  • B. Cây dương xỉ non phát triển từ bào tử.
  • C. Cây sắn dây phát triển từ một đoạn thân.
  • D. Cây táo non phát triển từ hạt.

Câu 40: Điều gì sẽ xảy ra nếu quá trình trao đổi chất bị trục trặc?

  • A. Cơ thể tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng qua da.
  • B. Hệ vận động và hệ tuần hoàn tăng cường hoạt động.
  • C. Sinh vật chủ động giảm kích thước và khối lượng cơ thể.
  • D. Các hoạt động sống của sinh vật đều bị ảnh hưởng.

 

Tham khảo Trắc nghiệm lớp 7 Cánh Diều để ôn tập, củng cố kiến thức một cách nhanh chóng. Mỗi bài học Giaibaitapsgk sẽ tổng hợp 20 câu trắc nghiệm cùng với đáp án theo sát chương trình giúp các em rèn luyện phản xạ tự nhiên và từng bước ứng dụng vào cuộc sống.

Mong rằng những chia sẻ, hướng dẫn giải bài tập lớp 7 Cánh Diều của chúng tôi sẽ giúp các em học tốt môn này. Đồng thời cũng có thêm nhiều hứng thú trong việc học tập của mình. Đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích giúp cha mẹ phụ huynh nắm bắt nội dung chương trình học và đồng hành cùng con một cách hiệu quả.