Wave

Trắc nghiệm Địa lí 7 kết nối bài 7 Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á

Mỗi bài giải đều được chúng tôi trình bày chi tiết theo sát các phần chính trong một bài học lớp 7 Kết Nối Tri Thức. Tham khảo tài liệu các em có thể hoàn thành tốt phần chuẩn bị bài mới, cũng như hoàn thành bài tập về nhà của mình. Tài liệu giải lớp 7 của Giaibaitapsgk được trình bày vô cùng sinh động với nhiều hình ảnh minh họa và tình huống minh họa gắn liền với thực tế.

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 7 Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cảnh quan chủ yếu ở khu vực Bắc Á là gì?

  • A. hoang mạc.
  • B. bán hoang mạc.
  • C. rừng lá kim.
  • D. thảo nguyên.

Câu 2: Khu vực nào ở châu Á chỉ có 2 con sông lớn là Xưa Đa-ri-a và A-mu Đa-ri-a?

  • A. Bắc Á.
  • B. Trung Á.
  • C. Tây Nam Á.
  • D. Đông Á.

Câu 3: Sông A-mu Đa-ri-a thuộc khu vực nào ở châu Á?

  • A. Nam Á.
  • B. Trung Á.
  • C. Bắc Á.
  • D. Đông Nam Á.

Câu 4: Ở châu á khu vực có mạng lưới sông ngòi kém phát triển nhất là?

  • A. Tây Nam Á và Trung Á.
  • B. Bắc Á.
  • C. Đông Nam Á.
  • D. Nam Á và Đông Á.

Câu 5: Diện tích khu vực Đông Nam Á khoảng bao nhiêu km$^{2}$?

  • A. 3 triệu km$^{2}$.
  • B. 4 triệu km$^{2}$.
  • C. 4,5 triệu km$^{2}$.
  • D. 5,4 triệu km$^{2}$.

Câu 6: Cô-oét thuộc khu vực nào của châu Á?

  • A. Đông Nam Á.
  • B. Tây Nam Á.
  • C. Bắc Á.
  • D. Trung Á.

Câu 7: Khí hậu khu vực Bắc Á như thế nào?

  • A. mát mẻ quanh năm.
  • B. ẩm ướt.
  • C. ôn hòa.
  • D. lạnh giá, khắc nghiệt.

Câu 8: Mạng lưới sông ngòi ở Đông Nam Á có đặc điểm gì?

  • A. thiếu nước quanh năm.
  • B. nghèo nàn, kém phát triển.
  • C. thưa thớt.
  • D. khá dày đặc.

Câu 9: Đông Ti-mo thuộc khu vực nào của châu Á?

  • A. Đông Nam Á.
  • B. Nam Á.
  • C. Đông Á.
  • D. Tây Á.

Câu 10: Rừng mưa nhiệt đới chủ yếu tập trung ở khu vực nào của châu Á?

  • A. Đông Nam Á.
  • B. Nam Á.
  • C. Trung Á.
  • D. Bắc Á.

Câu 11: Khu vực Tây Nam Á có dòng sông nổi tiếng nào sau đây?

  • A. Ti-grơ.
  • B. Xưa Đa-ri-a.
  • C. A-mu Đa-ri-a.
  • D. Ô-bi.

Câu 12: Số quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á là

  • A. 49.
  • B. 50.
  • C. 51.
  • D. 52.

Câu 13: Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị nhất ở Bắc Á là

  • A. khoáng sản, đất nông nghiệp, rừng.
  • B. rừng, khoáng sản, đất nông nghiệp, nguồn nước.
  • C. khoáng sản, rừng, nguồn nước.
  • D. khoáng sản, đất nông nghiệp, nguồn nước.

Câu 14: Ở Nam Á, vào mùa đông có gió

  • A. hướng đông nam, thời tiết lạnh và ẩm.
  • B. hướng đông bắc, thời tiết lạnh và khô.
  • C. hướng đông bắc, thời tiết lạnh và ẩm.
  • D. hướng đông nam, thời thiết lạnh và khô.

Câu 15: Hướng gió chính ở phần đất liền Đông Nam Á là

  • A. mùa đông có gió tây bắc, mùa hạ có gió đông nam.
  • B. mùa đông có gió đông bắc, mùa hạ có gió đông nam.
  • C. mùa đông có gió đông bắc, mùa hạ có gió tây nam.
  • D. mùa đông có gió tây bắc, mùa hạ có gió tây nam.

Câu 16: Phần lớn các nước châu Á là các nước

  • A. phát triển.
  • B. đang phát triển.
  • C. có thu nhập bình quân đầu người cao.
  • D. công nghiệp hiện đại.

Câu 17: Các nước ở Tây Á có khí hậu

  • A. cận nhiệt địa trung hải, cảnh quan chủ yếu là rừng lá cứng.
  • B. ôn đới lục địa, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên.
  • C. nhiệt đới gió mùa, cảnh quan chủ yếu là rừng lá rộng.
  • D. rất khô hạn và nóng, cảnh quan phần lớn là hoang mạc và bán hoang mạc.

Câu 18: Mùa hạ ở Nam Á có gió từ biển thổi vào, đó là

  • A. gió mùa đông nam.
  • B. gió nam và đông nam.
  • C. gió mùa đông bắc.
  • D. gió mùa tây nam.

Câu 19: Trên phần đất liền của Đông Nam Á, các dạng địa hình chủ yếu là

  • A. núi cao, cao nguyên và đồng bằng.
  • B. đồng bằng.
  • C. cao nguyên và đồng bằng.
  • D. núi trung bình, núi thấp, cao nguyên và đồng bằng.

Câu 20: Trên phần đất liền của Đông Nam Á, hướng địa hình chủ yếu là hướng

  • A. bắc - nam.
  • B. bắc - nam và đông - tây.
  • C. bắc - nam và tây bắc - đông nam.
  • D. bắc - nam và đông bắc - tây nam.

Câu 21: Các biển tiếp giáp với Tây Nam Á là

  • A. Giáp với Biển Đen, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, A -ráp.
  • B. Giáp với Biển Đông, Phi-líp-pin, Xu-lu, Mô-luc, Ban-đa.
  • C. Giáp với Biển Đen, Phi-líp-pin, Biển Đỏ, A -ráp.
  • D. Giáp với Biển Đông, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, A -ráp.

Câu 22: Đông Nam Á tiếp giáp với khu vực

  • A. châu Âu, châu Phi, Nam Á, Trung Á.
  • B. Đông Á, Nam Á, châu Đại Dương.
  • C. châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương.
  • D. Nam Á, Trung Á, châu Âu.

Câu 23: Lượng mưa trung bình ở Trung Á

  • A. thấp, chỉ 300 - 400mm/năm.
  • B. rất cao, khoảng 300 - 400mm/năm.
  • C. rất thấp, chỉ 300 - 400mm/năm.
  • D. cao, khoảng 300 - 400mm/năm.

Đừng quên theo dõi website Giaibaitapsgk để cập nhật thêm nhiều tài liệu học tốt, cách giải bài tập lớp 7 Kết Nối Tri Thức hữu ích khác. Đây sẽ là bảo bối hữu dụng giúp các em học sinh chuẩn bị vững vàng cho những kì thi sắp tới. Chúc các em học tập tốt!