Wave

Trắc nghiệm Địa lí 7 kết nối bài 3 Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu

Mỗi bài giải đều được chúng tôi trình bày chi tiết theo sát các phần chính trong một bài học lớp 7 Kết Nối Tri Thức. Tham khảo tài liệu các em có thể hoàn thành tốt phần chuẩn bị bài mới, cũng như hoàn thành bài tập về nhà của mình. Tài liệu giải lớp 7 của Giaibaitapsgk được trình bày vô cùng sinh động với nhiều hình ảnh minh họa và tình huống minh họa gắn liền với thực tế.

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 3 Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở châu Âu là do đâu?

  • A. Các hoạt động sản xuất công nghiệp.
  • B. Tiêu thụ năng lượng.
  • C. Vận tải đường bộ.
  • D. Tất cả các nguyên nhân trên.

Câu 2: Năm 2015, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra chiến lược gì nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng?

  • A. Chiến lược bảo vệ rừng.
  • B. Chiến lược cải tạo rừng.
  • C. Chiến lược mở rộng rừng.
  • D. Chiến lược rừng.

Câu 3: Châu Âu đã thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ môi trường nước?

  • A. Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải.
  • B. Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nước ngọt.
  • C. Đối với vùng biển thành lập các khu bảo tồn.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đối với các vùng biển, châu Âu đã thực hiện biện pháp gì để cải thiện môi trường nước biển?

  • A. Thành lập khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa,...
  • B. Xây dựng các nhà máy tái chế rác thải nhựa.
  • C. Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước ngọt.
  • D. Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các dòng sông.

Câu 5: Tổng diện tích che phủ rừng ở châu Âu là bao nhiêu?

  • A. Khoảng 49,7%.
  • B. Khoảng 29,7%.
  • C. Khoảng 39,7%.
  • D. Khoảng 37,9%.

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu nào gây nên vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ?

  • A. Hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản quá mức.
  • B. Hoạt động du lịch biển.
  • C. Sự tập trung với mật độ cao các đô thị ven biển.
  • D. Sự cố tràn dầu trên biển.

Câu 7: Châu Âu đã làm gì để hạn chế phát khí thải nhà kính, cải thiện chất lượng không khí?

  • A. Đầu tư vào công nghệ xanh và phát triển tái tạo.
  • B. Đầu tư và xây dựng các nhà máy tái chế rác thải.
  • C. Tập trung tìm kiếm và phát triển các loại năng lượng thay thế năng lượng hóa thạch.
  • D. Ban hành các bộ luật qui chuẩn liên quan đến việc xả thải rác.

Câu 8: Giải pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu là gì?

  • A. Kiểm soát đầu ra của các nguồn rác thải.
  • B. Đánh thuế phát thải các-bon, giảm lượng xe lưu thông.
  • C. Tăng cường tái chế và tái sử dụng chất thải.
  • D. Xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường.

Câu 9: Các chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy, từ thuốc trừ sâu và phân hóa học trong nông nghiệp,… đổ ra biển gây ra hiện tượng gì?

  • A. Thủy triều đen.
  • B. Thủy triều đỏ.
  • C. Triều cường.
  • D. Triều kém.

Câu 10: Sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp và phương tiện giao thông gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường nào?

  • A. Nước.
  • B. Không khí.
  • C. Rừng.
  • D. Đất.

Hiện tượng thủng tầng ô-dôn sẽ tác động ra sao đến sức khỏe con người?

  • A. Đem đến các trận mưa a-xit.
  • B. Gây ra các bệnh về đường hô hấp.
  • C. Gây ung thư da.
  • D. Mực nước biển dâng cao.

Câu 12: Năm 2019, năng lượng tái tạo chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng năng lượng được sử dụng ở châu Âu?

  • A. 25%.
  • B. 29%.
  • C. 34%.
  • D. 40%

Câu 13: Giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu là gì?

  • A. Trồng rừng và bảo vệ rừng.
  • B. Đầu tư công nghệ xanh, năng lượng tái tạo.
  • C. Kiểm soát đầu ra của các nguồn rác thải, hoá chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp.
  • D. Sử dụng nhiều nhiên liệu hoá thạch trong sản xuất công nghiệp.

Câu 14: Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu là gì?

  • A. Kiểm soát và xử lí các nguồn chất thải độc hại.
  • B. Trồng rừng và bảo vệ rừng.
  • C. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch.
  • D. Cả hai ý B và C.

Câu 15: Loại khí nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu làm Trái Đất nóng lên?

  • A. Khí CO$_{2}$.
  • B. Khí Nitơ.
  • C. Khí Hi-đrô.
  • D. Khí Ô-xi.

Câu 16: Mục tiêu chung của các nước châu Âu là giảm bao nhiêu phần trăm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030?

  • A. 60%.
  • B. 24%.
  • C. 55%.
  • D. 35%.

Câu 17: Trong những năm gần đây, châu Âu bị ảnh hưởng bởi những thời tiết cực đoan nào?

  • A. Nắng nóng bất thường.
  • B. Cháy rừng.
  • C. Mưa lũ.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 18: Châu Âu thực hiện dự án quản lí nước thải thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám vào năm nào?

  • A. Cuối năm 2018.
  • B. Cuối năm 2019.
  • C. Cuối năm 2020.
  • D. Cuối năm 2021. 

Câu 19: Chất khí nào dưới đây là nguyên nhân chủ yểu gây thủng tầng ô-dôn?

  • A. Khí Ô-xi.
  • B. Khí CO$_{2}$.
  • C. Khí Nitơ.
  • D. Khí CFCs.

Câu 20: Tác động trực tiếp của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người là gì?

  • A. Làm mực nước biển dâng cao.
  • B. Trái Đất nóng lên.
  • C. Làm thủng tầng ô-dôn.
  • D. Gây ra các bệnh về đường hô hấp.

Câu 21: Câu đúng là:

  • A. Trồng rừng và bảo vệ rừng ở châu Âu vừa giảm khí thải CO, vào khí quyển, vừa bảo vệ đa dạng sinh học và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
  • B. Xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải từ sản xuất công nghiệp trước khi thải ra môi trường chỉ có tác dụng bảo vệ môi trường nước.
  • C. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí ở châu Âu là giao thông vận tải đường bộ.
  • D. Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng, vận tải đường bộ là không phải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở châu Âu.

Đừng quên theo dõi website Giaibaitapsgk để cập nhật thêm nhiều tài liệu học tốt, cách giải bài tập lớp 7 Kết Nối Tri Thức hữu ích khác. Đây sẽ là bảo bối hữu dụng giúp các em học sinh chuẩn bị vững vàng cho những kì thi sắp tới. Chúc các em học tập tốt!