Wave

Trắc nghiệm Địa lí 7 kết nối bài 4 Liên minh châu Âu

Mỗi bài giải đều được chúng tôi trình bày chi tiết theo sát các phần chính trong một bài học lớp 7 Kết Nối Tri Thức. Tham khảo tài liệu các em có thể hoàn thành tốt phần chuẩn bị bài mới, cũng như hoàn thành bài tập về nhà của mình. Tài liệu giải lớp 7 của Giaibaitapsgk được trình bày vô cùng sinh động với nhiều hình ảnh minh họa và tình huống minh họa gắn liền với thực tế.

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 4 Liên minh châu Âu - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Lúc mới thành lập (1957) Liên minh châu Âu có tên gọi là

  • A. Khối thị trường chung châu Âu.
  • B. Cộng đồng châu Âu.
  • C. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
  • D. Liên minh châu Âu.

Câu 2: Liên minh Châu Âu ra đời vào năm nào sau đây?

  • A. 1951.
  • B. 1957.
  • C. 1958.
  • D. 1967.

Câu 3: Khu vực kinh tế dẫn đầu thế giới về thương mại hiện nay là

  • A. APEC.
  • B. NAFTA.
  • C. EU.
  • D. ASEAN.

Câu 4: EU có bao nhiêu nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7)?

  • A. 3. 
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 5: Khu vực nào là đối tác kinh tế lớn của Liên minh châu Âu?

  • A. Bắc Mỹ.
  • B. Châu Á - Thái Bình Dương.
  • C. Châu Đại Dương.
  • D. Trung và Nam Mỹ.

Câu 6: Liên minh châu Âu là khu vực kinh tế lớn của thế giới không ngừng mở rộng và phát triển nhờ

  • A. Đội ngũ đông đảo người lao động có trình độ văn hoá cao.
  • B. Tay nghề thành thạo.
  • C. Nền khoa học tiên tiến.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 7: Năm 2020, Liên minh châu Âu có bao nhiêu quốc gia thành viên?

  • A. 25 quốc gia. 
  • B. 26 quốc gia. 
  • C. 27 quốc gia.
  • D. 28 quốc gia.

Câu 8: Tính đến năm 2004, Liên minh châu Âu có bao nhiêu nước?

  • A. 20 nước.
  • B. 24 nước.
  • C. 27 nước.
  • D. 30 nước.

Câu 9: Năm 2020, đồng tiền chung châu Âu (Ơ-rô) được bao nhiêu nước thuộc Liên minh châu Âu sử dụng?

  • A. 18.
  • B. 19.
  • C. 20.
  • D. 21.

Câu 10: Trụ sở Liên minh châu Âu ở

  • A. Brúc-xen (Bỉ). 
  • B. Pa-ri (Pháp).
  • C. Am-xtéc-đam (Hà Lan).
  • D. Bác-lin (Đức).

Câu 11: Liên Minh Châu Âu khi thành lập mục đích đầu tiên là liên minh

  • A. Kinh tế.
  • B. Quân sự.
  • C. Văn hóa.
  • D. Thể thao.

Câu 12: Câu nào không đúng trong các câu sau?

  • A. EU có hệ thống tiền tệ chung (đồng Ơ-rô).
  • B. EU được thành lập chính thức ngày 11 tháng 11 năm 1993.
  • C. EU đã thiết lập một thị trường kinh tế chung.
  • D. Năm 2020, Anh đã rời khỏi EU.

Câu 13: Sự biểu hiện toàn diện của Liên Minh Châu Âu ở chỗ

  • A. Có biên giới chung.
  • B. Có cùng quốc tịch.
  • C. Đồng tiền chung.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 14: Liên minh châu Âu là khu vực kinh tế lớn của thế giới không ngừng mở rộng và phát triển nhờ:

  • A. Đội ngũ đông đảo người lao động có trình độ văn hoá cao.
  • B. Tay nghề thành thạo.
  • C. Nền khoa học tiên tiến.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 15: Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là

  • A. Tăng thuế giá trị gia tăng khi lưu thông hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ.
  • B. Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa và dịch vụ.
  • C. Tăng thuế các nước thành viên khi lưu thông hàng hóa, dịch vụ.
  • D. Tăng cường vai trò của từng quốc gia khi buôn bán với các nước ngoài khối.

Câu 16: Nhận xét đúng về tỉ trọng của EU so với Hoa Kỳ và Nhật Bản trong xuất khẩu của thế giới vào năm 2004 là

  • A. tương đương với Hoa Kỳ.
  • B. tương đương với Nhật Bản.
  • C. lớn hơn cả Hoa Kì và Nhật Bản.
  • D. lớn hơn Nhật Bản và nhỏ hơn Hoa Kì.

Câu 17: Đặc điểm không nằm trong tự do di chuyển là

  • A. Tự do đi lại
  • B. Tự do cư trú
  • C. Tự do lựa chọn nơi làm việc
  • D. Tự do du lịch.

Câu 18: Năm 2020, nước nào rời khỏi Liên minh châu Âu?

  • A. Pháp.
  • B. Anh.
  • C. Đức.
  • D. I-ta-li-a.

Câu 19: GDP của EU đứng thứ mấy trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới?

  • A. Thứ nhất.
  • B. Thứ hai.
  • C. Thứ ba.
  • D. Thứ tư.

Câu 20: Khó khăn của EU khi sử dụng đồng tiền chung là

  • A. Làm phức tạp hóa công tác kế toán của các công nghiệp đa quốc gia.
  • B. Tăng tính rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
  • C. Gây trở ngại cho việc chuyển giao vốn trong EU.
  • D. Gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn đến lạm phát.

Câu 21: Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là

  • A. Tăng thuế giá trị gia tăng khi lưu thông hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ.
  • B. Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa và dịch vụ.
  • C. Tăng thuế các nước thành viên khi lưu thông hàng hóa, dịch vụ.
  • D. Tăng cường vai trò của từng quốc gia khi buôn bán với các nước ngoài khối.

Câu 22: Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới, chiếm bao nhiêu % trong hoạt động ngoại thương thế giới?

  • A. 30%.
  • B. 40%.
  • C. 60%.
  • D. 50%.

Câu 23: Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu vào năm nào sau đây?

  • A. 1957.
  • B. 1958.
  • C. 1967.
  • D. 1993.

Câu 24: Tự do lưu thông hàng hóa là:

  • A. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.
  • B. Tự do đối với các dịch vụ vận tải du lịch.
  • C. Bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch thanh toán.
  • D. Hàng hóa bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng.

Câu 25: Những nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu là :

  • A. Pháp, Đức, Bỉ, Ý, Hà Lan, Áo.
  • B. Pháp, Đức, Bỉ, Ý, Hà Lan, Anh.
  • C. Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Na Uy.
  • D. Pháp, Áo, Anh, Hà Lan, Phần Lan.

Đừng quên theo dõi website Giaibaitapsgk để cập nhật thêm nhiều tài liệu học tốt, cách giải bài tập lớp 7 Kết Nối Tri Thức hữu ích khác. Đây sẽ là bảo bối hữu dụng giúp các em học sinh chuẩn bị vững vàng cho những kì thi sắp tới. Chúc các em học tập tốt!