Wave

Giải SBT bài 9: Đất nước buổi đầu đọc lập (939 - 967)

Mỗi bài giải đều được chúng tôi trình bày chi tiết theo sát các phần chính trong một bài học lớp 7 Kết Nối Tri Thức. Tham khảo tài liệu các em có thể hoàn thành tốt phần chuẩn bị bài mới, cũng như hoàn thành bài tập về nhà của mình. Tài liệu giải 7 của Giaibaitapsgk được trình bày vô cùng sinh động với nhiều hình ảnh minh họa và tình huống minh họa gắn liền với thực tế.

Giải bài 9: Đất nước buổi đầu đọc lập (939 - 967). Bài học nằm trong phần lịch sử của SBT(sách bài tập) Lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Cách giải ngắn gọn, dễ hiểu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

Bài 9: ĐẤT NƯỚC BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP (939 – 967) 

A. Trắc nghiệm

Bài lập 1. Hãy xác định phương án đúng. 

1.1. Ý nào không phản ánh đúng việc làm của Ngô Quyền để khôi phục nền độc lập dân tộc?

A. Bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc.

B. Xưng vương.

C. Đóng đô ở Cổ Loa.

D. Đặt tên nước.

 Trả lời: D. Đặt tên nước.

1.2. Những việc làm của Ngô Quyền đã thể hiện điều gì?

A. Tư tưởng cát cứ.

B. Tinh thần độc lập, tự chủ.

C. Sự thần phục đối với nhà Nam Hán.

D. Sự phục hưng mạnh mẽ của dân tộc.

Trả lời: B. Tinh thần độc lập, tự chủ.

1.3. Những việc làm của Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước. 

A. Đánh dấu quá trình dựng nước bắt đầu.

B. Nền độc lập dân tộc được khẳng định. 

C. Tạo ra nền tảng cho công cuộc phát triển đất nước sau này.

D. Nền độc lập dân tộc được khẳng định và tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này.

 Trả lời: D. Nền độc lập dân tộc được khẳng định và tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này.

1.4. Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào tình trạng cát cứ của 12 sứ quân vì

A. sự xúi giục và hỗ trợ của nhà Nam Hán.

B. chính quyền trung ương nhà Ngô suy yếu.

C. đời sống khổ cực nên nhân dân các nơi đã nổi dậy đấu tranh.

D. các quan lại ngoại thích lộng quyền

Trả lời: B. chính quyền trung ương nhà Ngô suy yếu.

1.5. Để dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, Đinh Bộ Lĩnh đã áp dụng biện pháp nào?

A. Biện pháp vừa mềm dẻo vừa cứng rắn.

B. Biện pháp cứng rắn. 

C. Biện pháp thuyết phục.

D. Biện pháp mềm dẻo.

Trả lời: A. Biện pháp vừa mềm dẻo vừa cứng rắn.

1.6. Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào?

A. Đập tan tư tưởng cát cứ, chia rẽ.

B. Thống nhất đất nước, tạo tiền để xây dựng và phát triển đất nước về sau.

C. Khiến phong kiến Trung Quốc phải kiêng nể. 

D. Tạo điều kiện để mở rộng lãnh thổ đất nước.

Trả lời: B. Thống nhất đất nước, tạo tiền để xây dựng và phát triển đất nước về sau.

Bài tập 2. Hãy xác định câu đúng (Đ) hoặc sai (5) về nội dung lịch sử.

A. Chính quyền trung ương dưới thời Ngô do vua đứng đầu. Nhà vua có quyền quyết định mọi việc ở trung ương. 

B.Thời Ngô, dưới vua có các quan văn, võ, phụ trách từng công việc.

C.Thời Ngô, ở địa phương vua giao cho các tướng lĩnh trấn giữ các châu quan trọng.

D. Thời Ngô, tổ chức chính quyền từ trung ương đến địa phương được xây dựng hoàn chỉnh.

E. Thời Ngô, đất nước được yên bình, văn hoá dân tộc được chú ý khôi phục.

Trả lời:  Đúng: B, C, E, Sai: A, D. 

Bài tập 3. Hãy vẽ và hoàn thiện sơ đồ bộ máy tổ chức thời Ngô (theo mẫu dưới đây)

 Trả lời: (1) Quan văn (Quan võ); (2) Quan võ (Quan văn); (3) Thứ sử các châu. 

Bài tập 4 . Hãy xác định ý trả lời đúng về nguyên nhân Đinh Bộ Lĩnh chấm dứt được tình trạng cát cứ của 12 sứ quân, thống nhất đất nước.

A. Do đáp ứng yêu cầu khách quan của đất nước.

B. Đinh Bộ Lĩnh là vị thủ lĩnh có tài, lại được nhân dân ủng hộ.

C. Thế lực của các sứ quân đã suy yếu.

D. Đinh Bộ Lĩnh có đội quân đông và được trang bị vũ khí đầy đủ.

Trả lời: A, B, C.

B. Tự luận

Bài tập 1. Có ý kiến cho rằng: “Ngô Quyền đã khẳng định được nền độc lập của dân tộc và tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này". Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Trả lời: Ý kiến “Ngô Quyền đã khẳng định được nền độc lập của dân tộc và tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này” là đúng vì:

– Ngô Quyền đã lãnh đạo quân ta đánh bại quân xâm lược Nam Hán (938), kết thúc hơn 1.000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. 

– Sau chiến thắng, ông đã bắt tay vào xây dựng nền độc lập: bỏ chức tiết độ sứ, xưng vương, xây dựng chính quyền mới, tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc xây dựng đất nước độc lập, tự chủ sau này. 

Bài tập 2. Những việc làm của Ngô Quyền sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có gì khác với những việc làm của Khúc Thừa Dụ sau khi khởi nghĩa được thành công năm 905?

Trả lời: Những việc làm của Ngô Quyền sau chiến thắng Bạch Đằng (938) khác với Khúc Thừa Dụ sau khi khởi nghĩa thành công (905) là:

Việc làm của Ngô Quyền Việc làm của Khúc Thừa Dụ thith Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Khúc Thừa Dụ tự xưng là tiết độ sứ. 

Bài tập 3. Hãy cho biết suy nghĩ của em về Đinh Bộ Lĩnh và công cuộc thống nhất Do đất nước của ông

Trả lời: Đinh Bộ Lĩnh là người tài giỏi, được nhân dân ủng hộ. Ông đã có công lao to lớn trong việc chấm dứt tình trạng cát cứ của 12 sứ quân, hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.

Giaibaitapsgk cũng cung cấp nhiều tài liệu học tốt, hướng dẫn giải 7 hữu ích khác. Vì thế đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật nhanh nhất tài liệu học tốt sách lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo. Chúc các em giành được điểm số cao.