Giải SBT bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX
Mỗi bài giải đều được chúng tôi trình bày chi tiết theo sát các phần chính trong một bài học lớp 7 Kết Nối Tri Thức. Tham khảo tài liệu các em có thể hoàn thành tốt phần chuẩn bị bài mới, cũng như hoàn thành bài tập về nhà của mình. Tài liệu giải 7 của Giaibaitapsgk được trình bày vô cùng sinh động với nhiều hình ảnh minh họa và tình huống minh họa gắn liền với thực tế.
Giải bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX . Bài học nằm trong phần lịch sử của SBT(sách bài tập) Lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Cách giải ngắn gọn, dễ hiểu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Bài 5. ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
A. Trắc nghiệm
Bài tập 1. Hãy xác định phương án đúng.
1.1. Ấn Độ được thống nhất vào thời gian nào?
A. 2 500 năm TCN.
B.1 500 năm TCN.
C. Cuối thế kỉ III TCN.
D. Đầu thế kỉ IV.
Trả lời: D. Đầu thế kỉ IV.
1.2. Sau thời kì phân tán (thế kỉ III TCN – thế kỉ IV), Ấn Độ được thống nhất dưới thời Vương triều
A. Gúp-ta. B. Đê-li. C. Mô-gôn. D. Hác-sa.
Trả lời: A. Gúp-ta.
1.3. Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược vào
A. giữa thế kỉ XVIII.
B. cuối thế kỉ XVIII.
C. giữa thế kỉ XIX.
D. cuối thế kỉ XIX.
Trả lời: C. giữa thế kỉ XIX.
1.4. Vương triều Gúp-ta được gọi là thời kì hoàng kim của Ấn Độ vì
A. kinh tế có những tiến bộ vượt bậc; đời sống của người dân ổn định, sung túc.
B. xã hội ổn định, đạo Phật tiếp tục phát triển mạnh.
C. nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, tinh xảo được xây dựng.
D. hoạt động thương mại trong nước được đẩy mạnh và Ấn Độ có quan hệ buôn bán với nhiều nước.
Trả lời: A. kinh tế có những tiến bộ vượt bậc; đời sống của người dân ổn định, sung túc.
1.5. Điểm chung nổi bật về sự thành lập của hai Vương triều Đê-li và Mô-gôn đó là
A. đều do người Hồi giáo lập nên.
B. đều do người Thổ Nhĩ Kỳ thống trị.
C. đều do người Mông Cổ thống trị.
D. đều do các vương triều của người nước ngoài và theo Hồi giáo lập nên.
Trả lời: D. đều do các vương triều của người nước ngoài và theo Hồi giáo lập nên.
1.6. Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1566 – 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ. Đó là biện pháp gì?
A. Xoá bỏ Hồi giáo.
B. Giành nhiều đặc quyền cho quý tộc gốc Mông Cổ.
C. Xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo; khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá Ấn Độ.
D. Xây dựng chính quyền vững mạnh.
Trả lời: C. Xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo; khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá Ấn Độ.
1.7. Ý nào không đúng về chữ Phạn của Ấn Độ.
A. Là ngôn ngữ – văn tự để sáng tác văn học, thơ ca.
B. Là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.
C. Trở thành ngôn ngữ – văn tự sáng tạo các bộ kinh “khổng lồ” của Ấn Độ.
D. Trở thành chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á.
Trả lời: D. Trở thành chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á.
1.8. Đặc điểm nổi bật về kiến trúc Ấn Độ là
A. chịu ảnh hưởng sâu sắc của ba tôn giáo là Hin-đu giáo, Phật giáo và Hồi giáo.
B. tiếp thu những nét tiêu biểu của kiến trúc phương Tây.
C. các công trình kiến trúc được xây dựng chủ yếu bằng gạch.
D. tất cả các đặc điểm trên.
Trả lời: A. chịu ảnh hưởng sâu sắc của ba tôn giáo là Hin-đu giáo, Phật giáo và Hồi giáo.
Bài tập 2. Hãy xác định câu đúng (Đ) hoặc sai (S) về nội dung lịch sử và giải ngắn gọn câu sai.
A. Dưới thời Vương triều Gúp-ta, công cụ bằng sắt chưa phổ biến.
B. Vương triều Đê-li thực hiện chính sách cấm đoán khắc nghiệt Dong Hin-đu giáo.
C. Từ thời Vương triều Đê-li, Hồi giáo được phát triển thành một tôn lớn ở Ấn Độ.
D. Vị vua kiệt xuất của Vương triều Mô-gôn là A-cơ-ba.
E. Vua A-cơ-ba đã xây dựng khối hoà hợp dân tộc trên cơ sở chỉ duy trì và phát triển Hồi giáo.
G. Chữ Phạn là nguồn gốc của chữ viết Hin-đi thông dụng của người Ấn Độ hiện nay
Trả lời:
Đúng: C, D, G.
Sai: A (vì đã phổ biến công cụ bằng sắt), B (vì Hin-đu giáo là tôn giáo thịnh hành Ấn Độ từ thời Vương triều Gúp-ta cho đến ngày nay), E (vì vua A-cơ-ba xây dựng khối hoà hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo).
Bài tập 3. Hãy ghép nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.
Cột A | Cột B |
1. Vương triều Giúp-ta | a) Kinh tế có những tiến bộ vượt bậc nhờ việc sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, xây dựng nhiều công trình thuỷ lợi, buôn bán với nhiều nước trên thế giới,... |
b) Chia đất nước thành 15 tỉnh, cải cách bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương. | |
c) Có biện pháp ngăn chặn sự bóc lột nặng nề của quý tộc đối với người dân. | |
2. Vương triều Đê-li | d) Tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn với hi vọng thành lập đế quốc Hồi giáo. |
e) Mâu thuẫn dân tộc gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình. | |
g) Đã thống nhất được phần lớn bán đảo Ấn Độ. 3. Vương triều Mô-gôn |
Trả lời:
Ghép: 1 — a, g; 2 – d, e; 3 – b, c.
B.Tự luận
Bài tập 1. a) Hãy lập và hoàn thành bảng (theo mẫu dưới đây) những nội dung phù hợp về Vương triều Mô-gôn, Vương triều Đê-li.
Nội dung | Vương triều Đê-li | Vương triều Mô-gôn |
Tình hình chính trị |
|
|
Tình hình kinh tế |
| |
Tình hình văn hoá – xã hội |
|
b) Từ đó, em hãy cho biết đánh giá của mình về vị trí của Vương triều Đê-li và Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ.
Trả lời:
a)
Nội dung | Vương triều Đê-li | Vương triều Mô-gôn |
Tình hình chính trị | Truyền bá và áp đặt Hồi giáo. Giành quyền ưu tiên ruộng đất và địa vị. Ban hành thuế ngoại đạo. | Củng cố, xây dựng nhà nước theo hướng Ấn Độ hóa. Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, một khối hòa hợp dân tộc, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo. |
Tình hình kinh tế | Thu thuế ruộng đất ở mức cao. Trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới. | Đo lại ruộng đất để định lại mức thuế đúng và hợp lí. Thống nhất hệ thống cân đo và đo lường. |
Tình hình văn hoá – xã hội | Hồi giáo và văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ. Kinh đô Đê-li được xây dựng trở thành “một trong những thành phố lớn nhất thế giới” Tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây | Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo. Sáng tạo nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật vĩ đại. |
b) Vương triều Đê-li có vai trò lớn trong việc truyền bá và phổ biến Hồi giáo ở Ấn Độ. Kinh tế Ấn Độ thời kì này tiếp tục được phát triển với nhiều thành thị xuất hiện, nông nghiệp được khuyến khích, quan hệ buôn bán với nước ngoài được đẩy mạnh. Tuy nhiên, do sự phân biệt về sắc tộc và tôn giáo nên mẫu thuẫn dân tộc gay gắt làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống lại triều đình của nhân dân. Vương triều Mô-gôn là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Vương triều này có nhiều chính sách tích cực để đưa Ấn Độ đạt được bước phát triển mới, nhất là dưới thời trị vì của vua A-cơ-ba như: xã hội ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá đạt nhiều thành tựu rực rỡ.
Bài tập 2. Khai thác đoạn tư liệu và quan sát hình sau.
Tư liệu: Cuốn sách “Phật quốc kĩ" của nhà sư Pháp Hiển (Trung Quốc) đã ghi chép về Ấn Độ thế kỉ V, ca ngợi sự khoan hoà của pháp luật, đời sống sung túc và tự do của dân chúng, ca tụng vẻ nguy nga, tráng lệ của thành phố và các lâu đài,... sự quan tâm của nhà vua đối với dân chúng qua việc lập các nhà an dưỡng, bệnh xá,...
a) Tìm những từ/cụm từ mô tả về đất nước Ấn Độ trong đoạn tư liệu.
b) Từ kết quả câu a, em có nhận xét gì về Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp-ta?
Trả lời:
a) Những từ/cụm từ mô tả về đất nước Ấn Độ: sự khoan hoà; đời sống sung túc mà tự do; vẻ nguy nga, tráng lệ của thành phố và các lâu đài; sự quan tâm của nhà vua; p các nhà an dưỡng, bệnh xá,...
b) Vương triều Gúp-ta là thời kì phát triển của chế độ phong kiến ở miền Bắc Độ trên tất các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá,..
Bài tập 3. Tìm kiếm thông tin và hình ảnh từ SGK hoặc sách, báo và internet, hãy viết bài giới thiệu (10 – 15 câu) về một thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX mà em ấn tượng nhất
Trả lời: Gợi ý:
* Một số thành tựu văn hóa Ấn Độ:
- Tôn giáo: đạo Hindu, đạo Bà-la-môn, đạo Phật.
- Chữ viết:
+ Phổ biến nhất là chữ Phạn.
+ Chữ Phạn là nguồn gốc của chữ Hindu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.
- Văn học – nghệ thuật:
+ Hàng loạt các tác phẩm chính luận, sử thi, kịch thơ,…
+ Hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa – ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng.
- Kiến trúc, điêu khắc:
+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo.
+ Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo.
* Nhận xét: Thời kì này, các thành tựu văn hóa Ấn Độ tiếp tục ảnh hưởng, được truyền bá rộng rãi ra bên ngoài đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.
Giaibaitapsgk cũng cung cấp nhiều tài liệu học tốt, hướng dẫn giải 7 hữu ích khác. Vì thế đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật nhanh nhất tài liệu học tốt sách lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo. Chúc các em giành được điểm số cao.