Giải SBT bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
Mỗi bài giải đều được chúng tôi trình bày chi tiết theo sát các phần chính trong một bài học lớp 7 Kết Nối Tri Thức. Tham khảo tài liệu các em có thể hoàn thành tốt phần chuẩn bị bài mới, cũng như hoàn thành bài tập về nhà của mình. Tài liệu giải 7 của Giaibaitapsgk được trình bày vô cùng sinh động với nhiều hình ảnh minh họa và tình huống minh họa gắn liền với thực tế.
Giải bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu. Bài học nằm trong phần lịch sử của SBT(sách bài tập) Lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Cách giải ngắn gọn, dễ hiểu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
A. Trắc nghiệm
Bài tập 1. Hãy xác định phương án đúng.
1.1. Năm 476, đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu
A. chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã chấm dứt, chế độ phong kiến ở Tây Âu bắt đầu.
B. chế độ phong kiến chấm dứt, thời kì tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở Tây Âu.
C. chế độ dân chủ cổ đại chấm dứt, chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu.
D. thời kì đấu tranh của nô lệ chống chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu ở Tây Âu.
Đáp án: A. chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã chấm dứt, chế độ phong kiến ở Tây Âu bắt đầu.
1.2. Nội dung nào không phản ánh đúng việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ La Mã?
A. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới.
B. Xâm chiếm đất đai của người La Mã.
C. Phong tước vị cho quý tộc thị tộc người Giéc-man.
D. Duy trì tôn giáo nguyên thuỷ của người Giéc-man.
Đáp án: D. Duy trì tôn giáo nguyên thuỷ của người Giéc-man.
1.3. Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến ở Tây Âu cho đến thế kỉ IX là CHIẾN u máu nhập thàn
A. trang trại. B. lãnh địa. C. phường hội. D. thành thị.
Đáp án: B. lãnh địa.
1.4. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì?
A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc.
B. Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, toà án riêng,..
C. Trong lãnh địa có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Thường xuyên có sự trao đổi hàng hoá với bên ngoài lãnh địa.
Đáp án: A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc.
1.5. Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là
C. nông nô. A. nông dân. D. nông dân tự canh. B. nô lệ.
Đáp án: C. nông nô.
1.6. Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh mẽ nhất ở vương quốc nào ở Tây Âu?
A. Vương quốc Tây Gốt.
B. Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông.
C. Vương quốc Đông Gốt.
D. Vương quốc Phơ-răng.
Đáp án: D. Vương quốc Phơ-răng.
1.7. Quyền “miễn trừ” mà nhà vua ban cho lãnh chúa trong thời kì trung đại ở Tây Âu là
A. nhà vua không được can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.
B. các lãnh chúa lớn không phải đóng thuế cho nhà vua.
C. lãnh chúa không phải chịu bất cứ hình phạt nào của nhà vua.
D. lãnh chúa không phải đóng góp về quân sự khi có chiến tranh.
Đáp án: A. nhà vua không được can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.
1.8. Để thoát khỏi lãnh địa, một số thợ thủ công đã
A. bỏ trốn khỏi lãnh địa.
B. tập hợp lực lượng để chống lại lãnh chúa phong kiến.
C. dùng tiền chuộc lại thân phận của mình.
D. bỏ trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận.
Đáp án: D. bỏ trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận.
1.9. Cư dân sống trong các thành thị trung đại Tây Âu chủ yếu là
A. thợ thủ công, thương nhân.
B. lãnh chúa, quý tộc.
C. thợ thủ công, nông dân.
D. lãnh chúa, thợ thủ công.
Đáp án: A. thợ thủ công, thương nhân.
1.10. Ngành kinh tế chủ yếu trong các thành thị Tây Âu thời trung đại là
A. nông nghiệp và thủ công nghiệp.
B. thủ công nghiệp và thương nghiệp.
C. công nghiệp và thủ công nghiệp.
D. nông nghiệp và công nghiệp.
Đáp án: B. thủ công nghiệp và thương nghiệp.
1.11. Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của thành thị trung đại Tây Âu?
A. Thủ tiêu nền kinh tế của lãnh địa.
B. Tạo điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá.
C. Đưa đến sự ra đời của tầng lớp thị dân.
D. Mang lại không khí tự do, mở mang tri thức cho mọi người.
Đáp án: A. Thủ tiêu nền kinh tế của lãnh địa.
Bài tập 2. Hãy ghép các ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.
Cột A | Cột B |
1. Các lãnh địa phong kiến ở | a) thu tô thuế và chi phối mọi mặt đời sống của nông nô. |
2. Lãnh chúa phong kiến | b) chiếm nhiều ruộng đất của chủ nô La Mã. |
3. Quý tộc thị tộc người Giéc-man | c) chủ yếu sống trong các thành thị. |
4. Thương nhân và thợ thủ công | d) thuộc sở hữu riêng của các lãnh chúa. |
Đáp án: 1 - d; 2 - a; 3 - b; 4 - c.
Bài tập 3. Hãy xác định các câu sau đây đúng hoặc sai về nội dung lịch sử.
A. Hoạt động kinh tế chủ đạo trong các thành thị trung đại là nông nghiệp.
B. Lãnh địa là đơn vị kinh tế khép kín.
C. Các lãnh chúa sống bằng việc bóc lột sức lao động của nô lệ.
D. Những nông dân tự do bị mất ruộng đất, phải lĩnh canh ruộng đất để cày cấy, trở thành nông nô.
E. Thành thị ra đời góp phần xây dựng nền văn hoá mới của tầng lớp thị dân.
Đáp án:
- Đúng: B, D, E
- Sai: A, C
Bài tập 4. Hãy xác định các ý trả lời đúng cho câu hỏi sau. Trong các ý sau đây, ý nào nói về vai trò của các thành thị trung đại đối với xã hội phong kiến Tây Âu?
A. Một số thành thị do các lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ các thành thị cổ đại.
B. Tầng lớp thị dân mới được hình thành đòi hỏi phải xây dựng nền văn hoá mới.
C. Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các thành thị dần phá vỡ tính tự nhiên của nền kinh tế lãnh địa phong kiến.
D. Thành thị ra đời góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến tập quyền.
E. Cư dân sống trong các thành thị chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân
Đáp án:
C. Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các thành thị dần phá vỡ tính tự nhiên của nền kinh tế lãnh địa phong kiến.
D. Thành thị ra đời góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến tập quyền.
Bài tập 5. Quan sát hình 4 (tr. 11, SGK) và khai thác nội dung trong mục 2 (SGK), hãy lựa chọn ý không phù hợp khi miêu tả đời sống của lãnh chúa trong các lãnh địa phong kiến.
A. Lãnh chúa sống bằng việc bóc lột sức lao động của nông nô.
B. Nô lệ canh tác trên đất đai của lãnh chúa và nộp tô cho lãnh chúa.
C. Lãnh chúa giao đất khẩu phần cho nô lệ cày cấy.
D. Các lãnh chúa có quyền lực to lớn trong các lãnh địa của mình.
E. Nông nô phải sản xuất ra lương thực, thực phẩm và mọi thứ đồ dùng để phục vụ nhu cầu cho lãnh chúa.
G. Lãnh chúa kinh doanh việc buôn bán nô lệ.
H. Lãnh chúa thỉnh thoảng phải yết kiến nhà vua.
I. Các lãnh chúa không phải lao động sản xuất, hằng ngày chỉ luyện tập cung kiếm, săn bắn và tham dự các buổi yến tiệc.
Đáp án:
B. Nô lệ canh tác trên đất đai của lãnh chúa và nộp tô cho lãnh chúa.
C. Lãnh chúa giao đất khẩu phần cho nô lệ cày cấy.
G. Lãnh chúa kinh doanh việc buôn bán nô lệ.
B. Tự luận
Bài tập 1. Lập và hoàn thiện bảng (theo mẫu dưới đây) để làm rõ sự khác nhau giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại.
Nội dung | Lãnh địa phong kiến | Thành thị trung đại |
Hoạt động kinh tế chủ yếu | ||
Thành phần cư dân chủ yếu |
Đáp án:
Nội dung | Lãnh địa phong kiến | Thành thị trung đại |
Hoạt động kinh tế chủ yếu | Tự cung, tự cấp: Nông nghiệp, thủ công | Trao đổi, mua bán hàng hóa: Thủ công nghiệp,thương nghiệp |
Thành phần cư dân chủ yếu | Lãnh chúa - Nông nô | Thợ thủ công - Thương nhân |
Bài tập 2. Dựa vào hình 3 (tr. 10, SGK) và hình 4 (tr. 11, SGK), em hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng) miêu tả cuộc sống của lãnh chúa và nông nô trong các lãnh địa phong kiến. Từ đó, em có nhận xét gì?
Đáp án: HS có thể dựa vào những câu hỏi gợi ý sau để viết đoạn văn:
- Em thấy các lãnh địa có rộng lớn không? Bao gồm những khu đất nào?
– Lâu đài của lãnh chúa và nhà ở của nông nó khác nhau như thế nào?
- Hệ thống tường cao bao quanh và các tháp canh ở khu đất của lãnh chúa trong lãnh địa có tác dụng gì?
- Các lãnh chúa đang yết kiến ai? Tư thế và trang phục của họ khi đó như thế nào?
– Hằng ngày các lãnh chúa làm những công việc gì?
– Ai lao động sản xuất cực nhọc, vất vả trên các cánh đồng?
Ví dụ:
- Lãnh chúa sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng. Thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng.
- Bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn với nông nổ.
- Nông nó là những người sản xuất chính trong các lãnh địa.
- Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất về cày cấy và phải nộp tổ nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.
- Mặc dù có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc, nhưng phải sống trong túp lều tối tăm bẩn thiu.
- Vì sao nói lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập. Lãnh chúa năm quyền về chính trị, từ pháp, tài chính, có quân đội, chế độ thuế khóa, tiền tệ riêng... có quyền "miễn trừ không ai con thiếp vào lãnh địa của lãnh chúa Mỗi lãnh địa còn như một pháo đài bất khả xâm phạm, có hào sâu, tường cao, có kị sĩ bảo vệ
Bài tập 3. Việc sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán trong các thành thị có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế trong xã hội phong kiến Tây Âu?
Đáp án: Trước khi các thành thị ra đời, nền kinh tế của xã hội Tây Âu tập trung trong các lãnh địa phong kiến. Nông nô sản xuất ra mọi sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của lãnh địa. Việc trao đổi, buôn bán với bên ngoài rất hạn chế. Lãnh chúa chỉ mua những thứ mà người nông nô không tự sản xuất ra được như sắt, muối,.... Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế gần như biệt lập, khép kín. Khi thành thị ra đời, hoạt động sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán trở thành chủ đạo, đã phá vỡ dần nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, khép kín của lãnh địa. Quan hệ hàng hoá, tiền tệ đã được hình thành, thúc đẩy thương mại của các nước Tây Âu phát triển mạnh hơn.
Bài tập 4. Tại sao nói: Thành thị ra đời góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền?
Đáp án: Cơ sở của chế độ phong kiến phân quyền chính là sự tồn tại biệt lập của các lãnh địa. Mỗi lãnh địa có hệ thống tiền tệ, đo lường, luật pháp riêng,... Mỗi lãnh chúa được ví như một “ông vua con”, thậm chí nhà vua cũng phải thừa nhận quyền “miễn trừ Khi thành thị ra đời đã thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh hơn. Nền kinh tế này đòi hỏi phải có một thị trường thống nhất và rộng lớn hơn, hệ thống tiền tệ, đo lường, luật pháp cũng phải thống nhất,... Do đó, các thị dân ủng hộ nhà vua trong việc đấu tranh xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia, hình thành chế độ phong kiến tập quyền.
Bài tập 5. Tìm hiểu và cho biết một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị trung đại (các thành phố cổ, trường đại học,...) còn được bảo tồn, gìn giữ và phát triển đến ngày nay.
Đáp án: Một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị trung đại còn được bảo tồn, giữ gìn và phát triển đến ngày nay là:
Thành phố cổ: Besalu (Tây Ban Nha), Bamberg (Đức), Obidos Bồ Đào Nha), Bruges (Bỉ); San Gimignano (Italia),Carcassonne (Pháp); York (Anh), Regensburg (Đức).
Đại học lâu đời còn đến ngày nay: Bôlôna ở Italia, đại học Pari, đại học Oóclêăng ở Pháp, đại học Oxfdt (Oxford), đại học Kembrit (Cambridge) ở Anh, đại học Salamanca ở Tây Ban Nha, đại học Palét Mơ (Palermo) ở Italia v.v…
Giaibaitapsgk cũng cung cấp nhiều tài liệu học tốt, hướng dẫn giải 7 hữu ích khác. Vì thế đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật nhanh nhất tài liệu học tốt sách lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo. Chúc các em giành được điểm số cao.