Giải SBT bài 5: Bảo tồn di sản văn hoá
Dưới đây là mục lục giải vở bài tập GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo có đủ 12 bài theo chương trình học. Với những hướng dẫn chi tiết, cách trình bày dễ hiểu giúp các em học sinh có thể dễ dàng theo dõi, tra cứu. Cùng với đó là những hình ảnh minh họa sinh động gắn liền với nhiều tình huống trong thực tế giúp các em có thêm nhiều hứng thú trong học tập.
Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 5: Bảo tồn di sản văn hoá, trang 24 Giáo dục công dân. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ có bài học tốt hơn.
A. CỦNG CỐ
Bài tập 1. Em hãy lựa chọn đáp án đúng (có thể lựa chọn nhiều đáp án).
1. Di sản văn hoá là:
A. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
B. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
C. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D. sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Di sản văn hoá bao gồm:
A. di sản văn hoá tinh thần và di sản văn hoá vật thể.
B. di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.
C. di sản văn hoá vật chất và di sản văn hoá tinh thần
D. di sản văn hoá thể chất và di sản văn hoá tinh thần.
3. Di sản văn hoá vật thể là:
A. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
B. sản phẩm phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
C. sản phẩm vật thể, phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
D. sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
4. Di sản văn hoá vật thể bao gồm:
A. sản phẩm vật thể, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh quốc gia.
B. sản phẩm phi vật thể, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
C. di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
D. di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh và sản phẩm vật chất quốc gia.
5. Di sản văn hoá phi vật thể là:
A. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng.
B. sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng.
C. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử thể hiện bản sắc của cộng đồng.
D. sản phẩm vật chất có giá trị văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng.
6. Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm:
A. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, lễ hội, trang phục,...
B. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,...
C. di tích lịch sử văn hoá, tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội,...
D. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục,...
7. Khi tìm được các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia với cơ quan chức năng.
B. Tự do mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
C. Sở hữu những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.
D. Cho, tặng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
8. Trong việc bảo vệ di sản văn hoá, những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?
A. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.
B. Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá.
C. Tham quan, nghiên cứu di sản.
D. Đào bởi trái phép địa điểm khảo cổ.
E. Lợi dụng bảo vệ di sản văn hoá để trục lợi.
G. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,...
9. Đối với di sản văn hoá, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá.
B. Sở hữu di sản văn hoá do bản thân tìm được.
C. Tôn trọng, bảo vệ, phát huy các giá trị của di sản văn hóa.
D. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá.
E. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.
10. Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng nhằm những mục đích nào dưới đây?
A. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
B. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.
C. Chỉ làm giàu cho các cá nhân là chủ sở hữu nó.
D. Vì lợi ích của một vài cá nhân.
Bài tập 1:
Câu 1: D
Câu2: B
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 5: A
Câu 6: D
Câu 7: A
Câu 8: A, B, D, E.
Câu 9: C, D, E.
Câu 10: B
Bài tập 2: Thực hiện các yêu cầu
Câu 1. Giải ô chữ bằng các gợi ý sau:
Gợi ý:
1. Là tên một địa danh gồm 7 chữ cái, nơi đây từng là Kinh đô của nước ta, nổi tiếng với những đền, chùa, thành quách, lăng tẩm nguy nga tráng lệ, nghiêng minh bên dòng sông Hương thơ mộng.
2. Là tên một địa danh gồm 10 chữ cái, là một cảnh quan non nước ngoạn mục trên biển, được kiến tạo bởi hơn 1.600 hòn đảo đá với lớn nhỏ giữa làn nước xanh như ngọc, thuộc tỉnh Quảng Ninh.
3. Là từ gồm 5 chữ cái, tên của một loại hình nghệ thuật truyền thống ở miền Bắc, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc, thịnh hành từ thế kỉ XV, sử dụng chủ yếu trong cung đình, được giới quý tộc và trí thức yêu thích.
4. Là từ gồm 7 chữ cái, là tên một quần thể danh thắng hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam; gồm các di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận ở Ninh Bình.
5. Là từ gồm 5 chữ cái, là tên một thánh địa, ở đó có một quần thể tháp, đền thờ toạ lạc tại cố đô của vương quốc cổ Chăm-pa.
6. Là từ gồm 10 chữ cái, là tên một đô thị cổ được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1999, nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.
7. Là từ gồm 9 chữ cái, đây là tên gọi chung của 82 tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ các khoa thi từ năm 1442 – 1779 (dưới triều Lê – Mac) tại Văn Miếu –Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản tư liệu thế giới.
8. Là từ gồm 11 chữ cái, là tên một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng được hình thành, phát triển ở vùng văn hoá Kinh Bắc xưa, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) chính thức công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới ngày 30/9/2009.
9. Là từ gồm 8 chữ cái, là tên một lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm ở nhiều địa phương tại Hà Nội; nhằm tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
10. Là từ gồm 10 chữ cái, là tên một loại hình nghệ thuật được hình thành và phát triển ở Nam Bộ từ cuối thế kỉ XIX; bắt nguồn từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể vào năm 2013.
* Ô từ khoá: Là từ gồm 10 chữ cái, là tên gọi của một công trình nổi tiếng nằm trong quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu, có một điện thờ được đặt trên một cột trụ duy nhất, nằm ở Thủ đô Hà Nội.
- Ô 1: CỐ ĐÔ HUẾ
- Ô 2: VỊNH HẠ LONG
- Ô 3: CA TRÙ
- Ô 4: TRÀNG AN
- Ô 5: MỸ SƠN
- Ô 6: PHỐ CỔ HỘI AN
- Ô 7: VĂN MIẾU
- Ô 8: BIA TIẾN SĨ
- Ô 9: HỘI GIÓNG
- Ô 10: ĐỞN CA TÀI TỬ
Ô KHOÁ: CHÙA MỘT CỘT
Câu 2. Em hãy kể tên các di sản văn hoá của Việt Nam.
- Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Hoàng thành Thăng Long.
- Quần thể danh thắng Tràng An.
- Phố cổ Hội An.
- Thánh địa Mỹ Sơn.
- Thành nhà Hồ
- Vịnh Hạ Long.
- Ca Trù
Câu 3. Em hãy phân loại và điền tên các di sản văn hoá đã tìm được ở câu 1 và Câu 2 vào các ô dưới đây cho phù hợp.
Di sản văn hoá phi vật thể | Di sản văn hoá vật thể |
|
|
|
|
|
|
|
|
Di sản văn hoá phi vật thể | Di sản văn hoá vật thể |
Ca trù | Vịnh Hạ Long |
Nhạc Cung Đình Huế | Tràng An |
| Thánh địa Mỹ Sơn |
| Thành nhà Hồ |
Bài tập 3. Di sản văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của con người và xã hội?
Bài tập 4. Em hãy liệt kê những việc học sinh cần làm để bảo tồn di sản văn hoá.
Bài 3:
Di sản văn hóa là tài sản của quốc gia dân tộc, mang ý nghĩa sâu sắc về truyền thống của dân tộc, công lao to lớn của các thế hệ cha ông ta, cần được giữ gìn và phát huy những di sản mang đậm bản sắc dân tộc để các thế hệ sau luôn biết ơn và trân trọng những giá trị ấy.
Di sản văn hóa quốc gia cũng là một phần của di sản văn hóa thế giới, góp phần làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa của nhân loại.
Bài 4:
- Giữ gìn sạch sẽ nơi bảo tồn các khu di tích lịch sử
- Không Bôi bẩn, vẽ bậy nơi di tích
Bài tập 5. Em hãy đánh dấu X cho những hành vi giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá; phá hoại những hành vi di sản văn hoá vào cột tương ứng.
STT | Hành vi | Giữ gìn bảo vệ di sản văn hoá | Phá hoại các di sản lịch sử |
1 | Đập phá di sản |
|
|
2 | Tự ý di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia |
|
|
3 | Phát hiện bảo vật và báo lại cho cơ quan chức năng |
|
|
4 | Buôn bán cổ vật không có giấy phép. |
|
|
5 | Vứt rác bừa bãi tại danh lam thắng cảnh và khu di tích
|
|
|
6 | Giữ gìn sạch đẹp danh lam thắng cảnh và các khu di tích. |
|
|
7 | Nhắc nhở mọi người có ý thức bảo vệ di sản văn hoá. |
|
|
8 | Tham quan, tìm hiểu, giới thiệu về di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. |
|
|
9 | Phát hiện ra hành vi buôn bán trái phép cổ vật nhưng không báo cho cơ quan chức năng. |
|
|
STT | Hành vi | Giữ gìn bảo vệ di sản văn hoá | Phá hoại các di sản lịch sử |
1 | Đập phá di sản |
| x |
2 | Tự ý di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia |
| x |
3 | Phát hiện bảo vật và báo lại cho cơ quan chức năng | x |
|
4 | Buôn bán cổ vật không có giấy phép. |
| x |
5 | Vứt rác bừa bãi tại danh lam thắng cảnh và khu di tích
|
| x |
6 | Giữ gìn sạch đẹp danh lam thắng cảnh và các khu di tích. | x |
|
7 | Nhắc nhở mọi người có ý thức bảo vệ di sản văn hoá. | x |
|
8 | Tham quan, tìm hiểu, giới thiệu về di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. | x |
|
9 | Phát hiện ra hành vi buôn bán trái phép cổ vật nhưng không báo cho cơ quan chức năng. | x |
|
C. LUYỆN TẬP
Bài tập 6. Em hãy nhận diện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1. Khi đào móng làm nhà, ông H phát hiện ra một cặp bình cổ bằng đồng rất đẹp. Ông rất vui, ngay lập tức gọi điện tìm người để bán cặp bình đó
Trường hợp 2. Nhà bà N nằm ngay sát khu di tích lịch sử. Vợ chồng bà đang xây nhà và tường rào. Trong quá trình xây tường bao, ông bà đã xây lấn 50 cm đất sang đất của khu di tích.
Trường hợp 3. Một nhóm người đang tìm cách đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
Trường hợp 4. Khi đi tham quan, một số bạn học sinh đã khắc tên mình lên bia đá trên lưng rùa ở chùa Thiên Mụ.Trường hợp 5. Khi đi tham quan vịnh Hạ Long, ngồi trên du thuyền, một số bạn học sinh sau khi uống nước xong vứt vỏ chai xuống vịnh.
Bài tập 7. Em hãy xây dựng thành tình huống và đưa ra phương án xử lí cho những hành vi vi phạm luật về bảo tồn di sản văn hoả nêu ở bài tập 6.
Bài 6:
- Trường hợp 1: Phát hiện di sản văn hoá trong lòng đất, dưới biển mà không tự giác khai báo, cố tình chiếm đoạt.
- Trường hợp 2: Lấn chiếm, sử dụng trái phép hoặc huỷ hoại di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
- Trường hợp 3: Xuất khẩu ttái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
- Trường hợp 4: Có hành vi làm hư hại di sản hoặc ảnh hưởng tới giá trị của di sản
Bài 7:
-- Trường hợp 1: Báo cho cơ quan chức năng
- Trường hợp 2: Báo cho cơ quan chức năng
- Trường hợp 3: Báo cho cơ quan chức năng
- Trường hợp 4: Báo cho thầy cô, bố mẹ
D. VẬN DỤNG
Bài tập 8. Em hãy thiết kế một sản phẩm nhằm giới thiệu về một di sản văn hoá của địa phương như: viết bài, làm báo ảnh,... và đưa ra một vài phương án nhằm bảo tồn, phát huy di sản văn hoá ấy.
Quần thể di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới. Nằm dọc hai bên bờ sông Hương và một số vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, quần thể di tích cố đô Huế là di sản đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận (tháng 12 năm 1993). Từ năm 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Cũng vào thời gian này, tại đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hóa có giá trị như kinh thành Huế, khu Đại Nội (có 253 công trình), 7 cụm lăng tẩm của 9 vị vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén. Quần thể Di tích Cố đô Huế là ví dụ điển hình của một kinh đô phong kiến phương Đông.Nổi bật trong quần thể di tích cố đô Huế là ba tòa thành: Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành được bố trí đăng đối xuyên suốt trên một trục Nam - Bắc. Hệ thống thành quách, cung điện ở đây có sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa kiến trúc phương Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh...Xa xa về phía Tây của Kinh thành, hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt. Ngày nay, cố đô Huế vẫn còn lưu giữ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.
Đừng quên tham khảo bộ trắc nghiệm GDCD lớp 7 kèm đáp án để ôn tập và củng cố kiến thức. Nội dung học trong mỗi bài sẽ được tổng kết thông qua 20 câu hỏi trắc nghiệm và có câu hỏi mở rộng kiến thức để các em có thể tham khảo thêm.
Ngoài tài liệu giải vở bài tập GDCD lớp 7 Kết Nối Tri Thức chúng tôi còn cung cấp nhiều tài liệu học tốt hữu ích khác. Đừng quên theo dõi website chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tài liệu luyện tập, học tập hấp dẫn khác. Chúc các em học tập tốt!