Wave

Giải SBT bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương (Củng cố)

Dưới đây là mục lục giải vở bài tập GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo có đủ 12 bài theo chương trình học. Với những hướng dẫn chi tiết, cách trình bày dễ hiểu giúp các em học sinh có thể dễ dàng theo dõi, tra cứu. Cùng với đó là những hình ảnh minh họa sinh động gắn liền với nhiều tình huống trong thực tế giúp các em có thêm nhiều hứng thú trong học tập.

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương (Củng cố), trang 4 Giáo dục công dân 7 . Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1. Em hiểu thế nào là tự hào về truyền thống quê hương? Ý nghĩa của việc tự hào về truyền thống quê hương.


- Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng dất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Ý nghĩa: Để làm đa dạng, giàu đẹp nền văn hoá của dất nước, quảng bá với bạn bè thế giới.

Bài tập 2. Em hãy kể tên một số truyền thống đáng tự hào của quê hương.

 


- Truyền thống hiếu học, truyền thống ăn chầu cau

 Bài tập 3. Em hãy nêu một vài biểu hiện đúng và chưa đúng của việc tự hào

 


Đúng:

- Giữ gìn sạch sẽ những nơi truyền thống

- Luôn vui vẻ kể về những điều mình tự hào

Chưa đúng:

- Nói tục chửi bậy những nơi truyền thống

Bài tập 4. Em cần làm gì để thể hiện lòng tự hào về truyền thống quê hương?

 


Để thể hiện tình yêu quê hương, em sẽ:

  • Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành một công dân tốt trong xã hội
  • Giữ gìn và bảo vệ những truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.
  • Vệ sinh khu phố mình đang ở cũng như xung quanh, hạn chế thả rác bừa bãi
  • Tuyên truyền việc tốt để các bạn nhỏ và mọi người thể hiện tình yêu quê hương đất nước.....

Bài tập 5. Em hãy trình bày suy nghĩ về câu hát sau:

“Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người".

(Quê Hương, Giáp Văn Thạch)

 


Con người ta không thể có hai quê hương cũng như không thể có hai người mẹ. Mảnh đất quê hương yêu dấu mà nơi ấy cho ta hạt gạo ta ăn, ngụm nước ta uóng, là nơi đã đón nhận những bước chân chập chững đầu đời. Quê hương ấm áp, ngọt ngào như dòng sữa mẹ, nuôi lớn ta từng ngày, từng ngày. Với Đỗ Trung Quân “Quê hương” thân thương là thế. “yêu dấu là thế. Từ “chỉ một” như muốn nhắc nhở chúng ta, quê hương là duy nhất, nếu ai mà không nhớ quê hương, người đó sẽ không thể lớn nổi thành người”. “không lớn nổi không phải là cơ thể không lớn lên, không phải là con người ta cứ bé mãi, mà “không lớn nổi” có nghĩa là không trưởng thành một con người thật sự. Người mà không nhớ về cội nguồn, gốc rễ, ăn cháo đá bát thì người đó không có đạo đức, không xứng đáng là một con người.

Bài tập 6. Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng.

Câu 1. Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:

A. truyền thống quê hương.

B. truyền thống gia đình.

C. truyền thống dòng họ.

D. truyền thống dân tộc.

Câu 2. Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?

A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.

B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.

C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.

D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?

A. Tư tưởng“một người làm quan cả họ được nhờ” “phép vua còn thua lệ làng “trọng nam khinh nữ

B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.

C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.

D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?

A. Nhân ái

B. Thích phô trương, hình thức.

C. Hiếu học.

D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 5. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy

A. Từ chối tìm hiểu về giá trị của truyền thống quê hương.

B. Không quan tâm đến truyền thống quê hương truyền thống quê hương?

C. Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương.

D. Làm xấu hình ảnh quê hương.

Câu 6. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của quê hương.

B. Bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương.

C. Giới thiệu với bạn bè về những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

D. Đấu tranh, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu của quê hương. 


Câu 1: A

Câu 2: B

Câu 3: C

Câu 4: B

Câu 5: C

Câu 6: A

Đừng quên tham khảo bộ trắc nghiệm GDCD lớp 7 kèm đáp án để ôn tập và củng cố kiến thức. Nội dung học trong mỗi bài sẽ được tổng kết thông qua 20 câu hỏi trắc nghiệm và có câu hỏi mở rộng kiến thức để các em có thể tham khảo thêm.

Ngoài tài liệu giải vở bài tập GDCD lớp 7 Kết Nối Tri Thức chúng tôi còn cung cấp nhiều tài liệu học tốt hữu ích khác. Đừng quên theo dõi website chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tài liệu luyện tập, học tập hấp dẫn khác. Chúc các em học tập tốt!