Wave

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Cánh diều bài 9 Viết thư thăm hỏi

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 9 Viết thư thăm hỏi - sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Một bức thư thường gồm mấy phần?

  • A. 2 phần.
  • B. 3 phần.
  • C. 4 phần.
  • D. 5 phần.

Câu 2: Tình huống nào sau đây cần viết thư?

  • A. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  • B. Lập kế hoạch quyên góp sách báo cũ cho các bạn học sinh ở những vùng khó khăn.
  • C. Kể về tình hình học tập cho một người bạn ở xa.
  • D. Ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp.

Câu 3: Nội dung phần đầu bức thư thường gồm những gì?

  • A. Địa điểm và thời gian viết thư.
  • B. Lời thưa gửi đầu thư.
  • C. Lời chào đầu thư.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Phần chính của bức thư thường gồm những gì?

  • A. Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.
  • B. Chia sẻ tin tức của người viết thư.
  • C. Nêu lí do viết thư.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Chữ kí nằm ở phần nào của bức thư?

  • A. Phần đầu.
  • B. Phần chính.
  • C. Phần cuối.
  • D. Không nằm ở phần nào hết.

Đọc bức thư dưới đây và trả lời câu hỏi.

Nam Định, ngày 28 tháng 1 năm 2023

Ông bà kính mến!

Nhân dịp đầu năm mới, cháu xin phép được thay mặt bố mẹ cháu gửi đến ông bà lời chúc đầu năm mới. Chúc ông bà luôn mạnh khỏe, sống lâu để mỗi năm vào dịp hè cháu lại được vào thành phố mang tên Bác gặp mặt ông bà.

Không biết ở trong ấy ông bà và chú thím Vinh đón xuân có vui không? Ngoài này thì mấy ngày giáp Tết rét đậm, nhưng từ chiều mồng một trở đi trời ấm dần, không khí xuân tràn đầy đường làng. Hai cây gạo đầu xóm đã bắt đầu nở hoa. Cây thị nhà ta đang trút lá để trổ nụ. Mỗi lần Tết đến nhìn cây đào ông trồng trước cửa nhà rực rỡ màu đỏ, cháu nhớ ông da diết.

Quê làng ta năm nay ăn Tết vui lắm vì đã cấy xong lúa chiêm cánh đồng dưới, tra xong ngô và đỗ ở cánh đồng màu nên mọi người có thì giờ rảnh rang sắm Tết. Giá như ông bà ăn Tết ở nhà thì tuyệt biết bao.

Trước khi dừng bút, một lần nữa cho cháu chúc sức khỏe ông, bà. Chúc ông bà sang năm mới sẽ vui vẻ, khỏe mạnh để bố mẹ và chúng cháu yên tâm làm việc và học tập.

Cháu của ông bà

Mai Lan

Câu 6: Thư trên của ai gửi cho ai?

  • A. Thư của Mai Lan gửi cho ông bà.
  • B. Thư của chú Vinh gửi cho Mai Lan.
  • C. Thư Mai Lan gửi cho chú Vinh.
  • D. Thư ông bà gửi cho Mai Lan.

Câu 7: Nội dung chính của bức thư là gì?

  • A. Viết thư hỏi thăm nhà chú thím.
  • B. Viết thư thăm hỏi và chúc mừng năm mới ông bà.
  • C. Viết thư hỏi thăm cháu gái.
  • D. Viết thư chúc tết chú thím.

Câu 8: Phần cuối của bức thư gồm nội dung nào dưới đây?

  • A. Lời chúc.
  • B. Chữ kí.
  • C. Lí do viết thư.
  • D. Cả A và B.

Câu 9: Bức thư được viết ở đâu?

  • A. Sài Gòn.
  • B. Hà Nội.
  • C. Nam Định.
  • D. Thái Bình.

Câu 10: Từ nào dưới đây thể hiện lời thưa gửi trong bức thư?

  • A. Thân mến.
  • B. Kính mến.
  • C. Thân yêu.
  • D. Kính yêu.

Đọc bức thư dưới đây và trả lời câu hỏi.

Huế, ngày 2 tháng 2 năm 2023

Dì Út yêu quý!

Vậy là dì đi học xa nhà đã hơn hai tháng rồi, cháu nhớ dì ghê, dì có khỏe không? Dì ăn cơm có no không? Dì học tập có căng thẳng lắm không? Bài vở có nhiều không hả dì? Năm nay dì đi học xa nhà, sinh nhật dì sắp đến rồi mà dì không về nhà được, dì có buồn không? Dì có tổ chức sinh nhật cùng với bạn bè không? Mẹ cháu nói sẽ gửi quà cho dì và sẽ chuyển tiền cho dì để dì có thể tổ chức buổi sinh nhật nho nhỏ với bạn bè nhưng ông ngoại rầy mẹ cháu đó. Ông ngoại bảo: “Sinh viên xa nhà, để bé út học tập rèn luyện cho quen. Không tổ chức sinh nhật một năm có sao đâu”. Mẹ cháu sợ dì buồn. Riêng cháu, cháu viết thư này chúc mừng sinh nhật dì. Có tổ chức tiệc sinh nhật hay không thì dì vẫn cứ thêm một tuổi. Một tuổi thêm năm nay đánh dấu cột mốc rất oách của dì nữa đó: dì đã trở thành sinh viên ngành dì yêu thích - ngành Dược phải không dì? Dì đừng buồn vì ở xa nhà dì nhé! Cả nhà rất tự hào về dì đó. Ông ngoại cũng nhớ dì lắm, ông nghiêm thế thôi chứ ông bảo: “Để ba mua cho bé út một món quà, ba chắc chắn nó sẽ thích”. Ông ngoại chẳng nói quà gì cả, hồi hộp thật đó dì.

Cháu xin chúc mừng sinh nhật dì nha. Chúc dì vui, thật khỏe, học thật giỏi. Cháu chúc dì có nhiều bạn mới tốt và vui. Cháu đi học đây dì ạ. Chiều nay cháu học bồi dưỡng Toán. Cháu sẽ cố gắng học giỏi như dì. Cháu xin phép dừng bút nhé!

Cháu của dì

Vũ Việt Vân

Câu 11: Nội dung của bức thư là gì?

  • A. Vân viết thư kể về buổi sinh nhật thú vị cho dì nghe.
  • B. Vân viết thư thăm hỏi chúc mừng sinh nhật dì đang đi học xa nhà.
  • C. Dì Vân viết thư kể cho Vân nghe về buổi sinh nhật của mình.
  • D. Dì Vân viết thư chúc mừng sinh nhật Vân.

Câu 12: Bức thư được viết ở đâu?

  • A. Hà Nội.
  • B. Huế.
  • C. Cần Thơ.
  • D. Đà Nẵng.

Câu 13: Phần cuối của bức thư là gì?

  • A. Lời chúc.
  • B. Chữ kí.
  • C. Hứa hẹn.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Có thể nhận xét được điều gì về thư?

  • A. Phải ghi rõ thời gian, địa điểm, tên người viết thư cũng như người nhận thư.
  • B. Cuối thư có thể là lời chúc, sự mong chờ hồi âm, chữ kí.
  • C. Cả A và B.
  • D. Viết thư không cần theo khuôn mẫu.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Hòa Bình, ngày 5 tháng 8 năm 2000

Bạn Hồng thân mến,

Mình là Quách Tuấn Lương, học sinh lớp 4B trường Tiểu học Cù Chính Lan, thị xã Hòa Bình. Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền phong, mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn.

Hồng ơi!

Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi. Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba xả thân cứu người giữa dòng nước lũ. Mình tin rằng theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này. Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình.

Mấy ngày nay, ở phường mình và khắp thị xã đang có phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục thiên tai. Trường mình cũng vừa tổ chức đợt góp đồ dùng học tập giúp các bạn vùng lũ lụt. Riêng mình gửi giúp Hồng toàn bộ số tiền mình bỏ ống từ mấy năm nay. Hồng nhận cho mình nhé!

Chúc Hồng khỏe. Mong nhận được thư bạn.

Bạn mới của Hồng

Quách Tuấn Lương

Câu 15: Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?

  • A. Lương viết thư để kể cho Hồng nghe về đợt quyên góp ở trường
  • B. Lương viết thư để chia buồn cùng Hồng
  • C. Lương viết thư để thông báo rằng mình gửi cho Hồng một khoản tiền
  • D. Lương viết thư để kể cho Hồng nghe về đợt lũ lụt vừa qua

Câu 16: Lương đã giới thiệu về mình như nào?

  • A. Mình là Quách Tuấn Lương, học sinh lớp 4B Trường tiểu học Cù Chính Lan, thị xã Hòa Bình
  • B. Mình là Lương, học sinh lớp 4 ở Hòa Bình
  • C. Mình là Quách Tuấn Lương, người muốn kết bạn với bạn
  • D. Mình là Quách Tuấn Lương, bạn mới của bạn

Câu 17: Lương đọc báo và biết được điều gì?

  • A. Bạn Hồng đã chịu đau đớn thiệt thòi trong trận lũ
  • B. Ba Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi
  • C. Ba Hồng đã cứu rất nhiều người trong trận lũ lụt
  • D. Ba Hồng đã hi sinh anh dũng trên chiến trường

Câu 18: Lương đã có hành động gì để san sẻ nỗi đau cùng bạn Hồng?

  • A. Kể cho bạn nghe về hoạt động quyên góp ở trường
  • B. Dành tặng bạn số tiền tiết kiệm của bản thân
  • C. Vận động các bạn cùng tham gia ủng hộ, quyên góp
  • D. Xin bố mẹ tiền để tặng cho Hồng

Câu 19: Tác dụng của dòng đầu thư là gì?

" Bạn Hồng thân mến,

Mình là Quách Tuấn Lương, học sinh lớp 4B trường Tiểu học Cù Chính Lan, thị xã Hòa Bình. Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền phong, mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn."

  • A. Nêu ra mục đích viết thư.
  • B. Lời chào hỏi, giới thiệu bản thân và mục đích viết thư.
  • C. Thuật lại hoàn cảnh và lí do viết thư.
  • D. Lời chào hỏi và giới thiệu bản thân.

Câu 20: Nêu tác dụng của dòng đầu của bức thư:

"Hòa Bình, ngày 5 tháng 8 năm 2000"

  • A. Nêu rõ hoàn cảnh viết bức thư
  • B. Nêu ra nguồn gốc của bức thư
  • C. Nêu ra địa điểm, thời gian viết thư
  • D. Nêu vị trí của người viết thư