Wave

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Cánh diều bài 9 Luyện tập viết đoạn văn về một câu chuyện em thích

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 9 Luyện tập viết đoạn văn về một câu chuyện em thích - sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Viết đoạn văn về một câu chuyện em thích là như nào?

  • A. Nêu ý kiến của em về nội dung câu chuyện đó.
  • B. Nêu diễn biến về câu chuyện mà em thích.
  • C. Nêu cảm nghĩ về câu chuyện để giải thích vì sao em thích câu chuyện đó.
  • D. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật trong câu chuyện đó.

Câu 2: Câu nào dưới đây là thích hợp cho yêu cầu viết đoạn văn kể về một câu chuyện mà em thích?

  • A. Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  • B. Viết đoạn văn về một câu chuyện người có tài mà em đã được đọc.
  • C. Viết đoạn văn miêu tả cảnh hoàng hôn nơi em sống.
  • D. Ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp của lớp em.

Câu 3: Nhiệm vụ câu mở đoạn là gì?

  • A. Giới thiệu về câu chuyện và nêu cảm nghĩ chung về câu chuyện đó.
  • B. Nêu cảm nhận của em về câu chuyện.
  • C. Tóm tắt nội dung câu chuyện.
  • D. Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.

Câu 4: Các câu tiếp theo trong đoạn văn có nhiệm vụ gì?

  • A.Nêu cảm nghĩ về câu chuyện.
  • B. Chọn dẫn chứng cụ thể giúp người đọc hiểu rõ lí do yêu thích câu chuyện.
  • C. Làm rõ cảm nghĩ đã nêu ở câu mở đoạn.
  • D. A, B đều đúng.

Câu 5: Phần cuối của đoạn văn cần nêu những gì?

  • A. Nội dung câu chuyện.
  • B. Thuật lại sự việc.
  • C. Nêu lí do yêu thích câu chuyện.
  • D. Nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện “Người bán quạt may mắn”, một câu chuyện tôi rất thích vì nội dung của nó. Chuyện kể rằng: Thuở xưa ở Trung Quốc có ông Vương Hi Chi viết chữ đẹp nổi tiếng. Một hôm, ông ngồi nghỉ dưới một gốc cây bên vệ đường. Tình cờ, có một bà lão đi bán quạt cũng gánh hàng đến nghỉ ở gốc cây ấy. Bà lão tâm sự với ông rằng từ sáng đến giờ chưa bán được cái nào, ế quá. Chiều nay, chắc cả nhà phải nhịn đói. Nói xong bà mệt quá ngủ thiếp đi. Trong thời gian bà ngủ, Vương Hi Chi liền lấy bút mực ra, viết chữ để thơ vào tất cả gánh quạt của bà. Khi tỉnh dậy, bà thấy gánh quạt trắng của mình bị ông Vương bôi đen lên cả. Bà tức giận bắt ông phải bồi thường. Ông Vương không nói gì, chỉ mỉm cười, rồi lẳng lặng bỏ đi. Nào ngờ gánh quạt của bà, chỉ trong một thời gian ngắn đã được bán rất chạy. Có người còn hỏi mua giá đến ngàn vàng. Bà lão tiếc đứt ruột không có mà bán. Trên đường trở về, bà thầm nghĩ chắc là trời thương mình nên mới sai tiên ông đến giúp mình quạt mới bán nhanh như thế. Vậy nên, qua câu chuyện này tôi hiểu được rằng người có tài lúc nào cũng được trân trọng.

Câu 6: Tìm câu mở đoạn trong đoạn văn trên?

  • A. Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện “Người bán quạt may mắn”, một câu chuyện tôi rất thích vì nội dung của nó.
  • B. Chuyện kể rằng: Thuở xưa ở Trung Quốc có ông Vương Hi Chi viết chữ đẹp nổi tiếng.
  • C. Trong thời gian bà ngủ, Vương Hi Chi liền lấy bút mực ra, viết chữ để thơ vào tất cả gánh quạt của bà.
  • D. Tình cờ, có một bà lão đi bán quạt cũng gánh hàng đến nghỉ ở gốc cây ấy.

Câu 7: Câu mở đoạn có tác dụng gì?

  • A. Nêu cảm nghĩ về nhân vật định kể.
  • B. Giới thiệu câu chuyện định kể và nêu cảm nghĩ chung về câu chuyện.
  • C. Làm rõ lí do vì sao thích câu chuyện “Người bán quạt may mắn”.
  • D. Nêu suy nghĩ rút ra từ câu chuyện.

Câu 8: Các câu tiếp theo làm rõ lí do người viết thích câu chuyện như thế nào?

  • A. Nêu cảm nghĩ về câu chuyện “Người bán quạt may mắn”.
  • B. Kể về tài năng của nhân vật Vương Hi Chi.
  • C. Kể những tình tiết chính của câu chuyện “Người bán quạt may mắn”.
  • D. Giải thích tình tiết của câu chuyện.

Câu 9: Câu cuối đoạn văn nêu lên điều gì?

  • A. Suy nghĩ của người viết về nhân vật trong câu chuyện.
  • B. Bài học người viết rút ra được qua câu chuyện.
  • C. Lí do người viết thích câu chuyện này.
  • D. Giới thiệu câu chuyện định kể tiếp theo.

Câu 10: Lí do mà người viết thích câu chuyện “Người bán quạt may mắn” là gì?

  • A. Vì thích tài năng của nhân vật trong câu chuyện.
  • B. Vì nội dung câu chuyện dài và nhiều tình tiết.
  • C. Vì bị nội dung câu chuyện thu hút.
  • D. Vì cách xây dựng nhân vật gây ấn tượng.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

“Ông Yết Kiêu” là một câu chuyện mà em thích vì cách kể chuyện rất hấp dẫn. Yết Kiêu có tài bơi lặn rất phi thường, “nhiều khi ông sống dưới nước sáu, bảy ngày mới lên”. Đó là một chi tiết mà người kể tưởng tượng để thể hiện sự khâm phục, yêu quý ông. Nhưng chi tiết phi thường ấy cũng phản ánh một sự thật là Yết Kiêu đã đánh chìm rất nhiều tàu giặc trong những trận thủy chiến. Có lần giặc bắt được ông, tra khảo ông, nhưng ông không chịu khuất phục. Ông còn làm cho giặc khiếp sợ và dùng mưu thoát khỏi tay chúng. Câu chuyện “Ông Yết Kiêu” ca ngợi tài năng và dũng khí của một người Việt Nam yêu nước đã để lại cho em những ấn tượng rất sâu sắc.

Câu 11: Tìm câu chủ đề trong đoạn văn trên?

  • A. “Ông Yết Kiêu” là một câu chuyện mà em thích vì cách kể chuyện rất hấp dẫn.
  • B. Yết Kiêu có tài bơi lặn rất phi thường, “nhiều khi ông sống dưới nước sáu, bảy ngày mới lên”.
  • C. Chi tiết phi thường ấy cũng phản ánh một sự thật là Yết Kiêu đã đánh chìm rất nhiều tàu giặc trong những trận thủy chiến.
  • D. Câu chuyện “Ông Yết Kiêu” ca ngợi tài năng và dũng khí của một người Việt Nam yêu nước đã để lại cho em những ấn tượng rất sâu sắc.

Câu 12: Câu mở đoạn trong đoạn văn trên có tác dụng gì?

  • A. Nêu cảm nghĩ về nhân vật định kể.
  • B. Giới thiệu câu chuyện “Ông Yết Kiêu” và nêu cảm nghĩ chung về câu chuyện.
  • C. Làm rõ lí do vì sao thích câu chuyện “Ông Yết Kiêu”.
  • D. Nêu suy nghĩ rút ra từ câu chuyện.

Câu 13: Các câu tiếp theo làm rõ lí do người viết thích câu chuyện như thế nào?

  • A. Nêu cảm nghĩ về câu chuyện “Ông Yết Kiêu”.
  • B. Kể về tài năng của nhân vật Yết Kiêu.
  • C. Kể những tình tiết chính của câu chuyện “Ông Yết Kiêu” và xen vào đó là cảm nghĩ của người viết về tài năng của nhân vật.
  • D. Giải thích tình tiết của câu chuyện.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

“Nàng tiên Ốc” là một câu truyện cổ tích rất hay và thú vị. Truyện kể về một bà lão nghèo sống khổ sở: Tuổi cao, ốm yếu, sống một mình, hàng ngày mò cua bắt ốc sống qua ngày. Vào một ngày nọ bà vô tình nhặt được một con ốc đẹp, vì không nỡ bán nên đã để nuôi trong chum nước. Ngay sau ngày hôm đó khi bà đi làm về bà ngỡ ngàng không biết ai đã giúp mình quét dọn nhà cửa, nhặt cỏ sạch sẽ lại có cơm canh chu đáo. Ngày hôm sau bà rình đi làm nửa buổi chạy về nhà thì bắt gặp cô gái chui ra từ vỏ ốc đã làm tất cả việc nhà giúp bà. Sau khi biết đó chính là nàng tiên hiện ra từ con ốc đẹp bà đã đổ chum nước đi, đập vỡ vỏ ốc và chạy tới ôm lấy cô gái và nói: "Xin con đừng đi, hãy ở lại với bà lão cô độc này!". Cô gái biết ơn bà lão đã cứu mạng mình lại cảm thương số phận của bà nên đã đồng ý ở lại cùng bà, kể từ đó họ coi nhau như hai mẹ con yêu thương nhau và sống hạnh phúc.

Câu 14: Tìm các từ liên kết câu trong đoạn văn trên?

  • A. Mọi chuyện, diễn ra, cuối cùng.
  • B. Dù, sau đó, sau lần ấy.
  • C. Cuối cùng, sau khi.
  • D. Sau khi, kể từ đó.

Câu 15: Câu sau có thể nằm ở phần nào trong đoạn văn kể lại một câu chuyện?

Trong số các truyện tôi từng đọc, tôi thích truyện Tấm Cám nhất bởi nội dung của nó đã hấp dẫn tôi.

  • A. Phần thân đoạn.
  • B. Phần mở đoạn.
  • C. Phần kết đoạn.
  • D. Phần triển khai.

Câu 16: Câu sau có thể nằm ở đâu trong đoạn văn kể lại một câu chuyện?

“Cao Bá Quát” xứng đáng là một trong những câu chuyện về lòng kiên trì đáng để ta ghi nhớ.

  • A. Mở đoạn.
  • B. Thân đoạn.
  • C. Kết đoạn.
  • D. Phần kết bài.

Câu 17: Điểm cần lưu ý khi viết bài văn kể lại một câu chuyện là gì?

  • A. Bố cục của bài văn.
  • B. Trình tự của các sự việc.
  • C. Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc.
  • D. Tất cả các đáp án trên.