Trắc nghiệm Tự nhiên xã hội 3 cánh diều bài 8: Giữ vệ sinh trường học
Hơn 25 bài học trong chương trình Tự Nhiên và Xã Hội lớp 3 Cánh Diều đều được Giaibaitapsgk tổng hợp qua 20 - 30 câu hỏi. Chỉ cần giải đáp được những câu hỏi này là các em học sinh có thể nắm chắc kiến thức trong bài. Song song với đó bộ câu hỏi ôn tập cuối học kì và cuối năm sẽ là hành trang tốt để các em chuẩn bị kiến thức trước mỗi kì thi quan trọng sắp tới.
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tự nhiên xã hội 3 bài 8: Giữ vệ sinh trường học - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Lan can bị lỏng có gây nguy hiểm với học sinh hay không
- A. Có, học sinh báo với bố mẹ.
- B. Không, học sinh không cần bám vào lan can.
C. Có, học sinh cần báo cho thầy cô để tìm cách sửa.
- D. Không, học sinh đi sát vào bên trong.
Câu 2: Có ý kiến cho rằng “Cần phải thường xuyên tham gia những việc góp phần giữ an toàn và vệ sinh ở trường”. Em có đồng ý với ý kiến đó không
- A. Không, sau giờ học em còn phải về nghỉ ngơi.
- B. Có, nhưng một năm chỉ cần làm hai lần.
C. Có, giữ an toàn và vệ sinh là việc cần thiết và thường xuyên của chúng ta.
- D. Không, đối với học sinh việc học là việc quan trọng nhất, những hoạt động khác không cần tham gia.
Câu 3: Đâu không phải là dấu hiệu mất an toàn ở trường học
- A. Chiếc quạt trần kêu kít két.
- B. Tay nắm cửa bị tung ra.
C. Ổ điện được đậy nắp.
- D. Chiếc lan can cầu thang bị gãy bị lỏng ốc.
Câu 4: Khi được phân công khảo sát vệ sinh và an toàn trường học, em cần chú ý điều gì
- A. Chỉ ghi lại những dấu hiệu không an toàn mà em cho là lớn.
- B. Rủ thật nhiều bạn cùng tham gia cho vui.
- C. Chạy thật nhanh đến chỗ khảo sát để tìm hiểu thông tin
D. Luôn cẩn thận, ghi đầy đủ những dấu hiệu không an toàn.
Câu 5: Đâu là một ngôi trường sạch đẹp
- A. Học sinh gọt bút chì và vứt xuống ngăn bàn.
- B. Học sinh để đồ ăn thừa dưới gốc cây.
C. Học sinh trong trường biết phân loại rác và để chúng đúng nơi quy định.
- D. Học sinh thường vẽ lên tường rất nhiều hình thù quái lạ.
Câu 6: Nhà trường vừa lắp thêm một cột bóng rổ cho học sinh tập luyện. Trong lúc tập luyện, bạn Nam không may bị ngã chảy máu chân. Em sẽ làm gì để giúp đỡ Nam
- A. Cho Nam ngồi xuống ghế để nghỉ ngơi.
B. Dùng khăn lau vết thương ở chân cho Nam và báo cáo trường nên bỏ cột bóng rổ đi vì gây nguy hiểm cho học sinh.
- C. Dùng nước rửa vết thương ở chân cho Nam và báo với bố mẹ Nam.
- D. Đưa Nam vào phòng y tế để băng bó vết thương.
Câu 7: Đâu là hành động nguy hiểm ở trường học
A. Ngồi trên lan can hành lang.
- B. Kê bàn ghế đúng vị trí.
- C. Xóa bảng bằng khăn ướt.
- D. Dùng vở để quạt mát.
Câu 8: Đâu là hành động nên làm để giữ gìn vệ sinh
- A. Khi đi vệ sinh không cần giật nước, vứt giấy vào bồn cầu, không cần rửa tay.
- B. Khi đi vệ sinh không cần giật nước, vứt giấy vào thùng rác, không cần rửa tay.
- C. Khi đi vệ sinh phải giật nước, vứt giấy vào bồn cầu, rửa tay bằng nước mát.
D. Khi đi vệ sinh phải giật nước, vứt giấy vào thùng rác, rửa tay bằng xà phòng, không để nước bắn tung tóe.
Câu 9: Giữ an toàn, vệ sinh trường học giúp em điều gì
- A. Phòng tránh các loại động vật xâm phạm không gian trường học.
B. Phòng tránh rủi ro, bảo vệ sức khỏe và giúp học sinh học tập tốt.
- C. Phòng tránh những điều không may mắn sẽ đến.
- D. Phòng tránh thiên tai, bão lũ ập tới.
Câu 10: Những đồ vật gây mất an toàn ở trường học mà em cần chú ý là
Câu 11: Đâu là một chiếc cầu thang sạch sẽ và an toàn
A. Có lan can, làn can phải chắc chắn.
- B. Có nhiều vũng nước.
- C. Dùng bình hoa thay cho lan can.
- D. Không có lan can.
Câu 12: Khi chiếc bàn trong trường bị hỏng, em sẽ
A. Báo thầy cô giáo để tìm cách sửa chữa.
- B. Tự ý sửa chiếc bàn.
- C. Nhờ bố mẹ đến sửa.
- D. Gọi thợ sửa bàn đến lớp để sửa.
Câu 13: Đâu là một chiếc quạt trần nguy hiểm
A. Nghiêng về một bên.
- B. Sạch sẽ.
- C. Chạy chậm.
- D. Không phát ra tiếng kêu.
Câu 14: Đâu là việc em cần báo thầy/cô giáo khi phát hiện ra
- A. Bàn kê lệch vạch.
B. Dây điện bị đứt/hở.
- C. Bảng chưa xóa.
- D. Dưới đất có lá cây rụng.
Câu 15: Nếu thấy các bạn vứt rác ra sân trường, em sẽ
- A. Mặc kệ bạn.
B. Nhắc nhở bạn.
- C. Rủ các bạn khác làm theo.
- D. Làm theo bạn.
Câu 16: Nếu nhìn thấy rác trong sân trường, em sẽ
- A. Báo với cô giáo.
- B. Tìm bác lao công.
- C. Bảo lớp phó lao động nhặt rác.
D. Nhặt rác và bỏ vào thùng.
Câu 17: Khi thấy kính của cửa sổ có vết nứt, em sẽ
- A. Dùng bằng dính để dán lại vết nứt.
- B. Dùng bút chọc vào vết nứt.
C. Báo thầy cô giáo để thay kính.
- D. Bẻ các vết nứt cho gió luồn vào.
Câu 18: Bạn Lan không may đá vỡ bình hoa và bị chảy máu. Trong trường hợp này, em sẽ
- A. Đưa bạn Lan xuống phòng y tế của trường để băng bó vết thương và đi về nhà.
B. Đưa bạn Lan xuống phòng y tế của trường để băng bó vết thương và báo cáo với thầy cô.
- C. Đưa bạn Lan về nhà để bố mẹ băng bó vết thương.
- D. Đưa bạn Lan lên lớp để băng bó vết thương và báo với bố mẹ Lan.
Câu 19: Đâu là hành động không nên khi di chuyển trên cầu thang
- A. Quan sát người đi phía trước và phía sau.
B. Ngồi lên lan can cầu thang và trượt từ trên xuống.
- C. Đi lại cẩn thận, từ tốn.
- D. Xếp thành hàng để di chuyển.
Câu 20: Sàn nhà của lớp bị ướt, em sẽ
- A. Dùng chân gạt nước sang bị trí khác.
- B. Lăn người qua vũng nước để lau khô sàn.
- C. Dùng sách vở đặt lên vũng nước để cảnh báo.
D. Dùng khăn khô hoặc giấy để lau khô sàn.
Xem thêm đề kiểm tra, đề thi môn Tự Nhiên và Xã Hội năm 2022 - 2023 được chúng tôi cung cấp. Dựa vào đó các em học sinh có thể phần nào biết được khả năng của mình đến đâu, làm quen với những dạng bài quen thuộc sẽ xuất hiện trong đề thi sắp tới.
Nếu thấy những tài liệu học tốt của Giaibaitapsgk hữu ích thì đừng quên theo dõi website của chúng tôi. Bởi ngoài đề trắc nghiệm Tự Nhiên Xã Hội lớp 3 các em còn có thể tham khảo nhiều tài liệu hấp dẫn khác: giải bài tập Tự Nhiên Xã Hội lớp 3, giải vở bài tập Tự Nhiên và Xã Hội lớp 3 Cánh Diều,... Chúc các em học tập tốt và giành được điểm số cao như mong muốn.