Wave

Trắc nghiệm Tự nhiên và xã hội 3 cánh diều học kì I

Hơn 25 bài học trong chương trình Tự Nhiên và Xã Hội lớp 3 Cánh Diều đều được Giaibaitapsgk tổng hợp qua 20 - 30 câu hỏi. Chỉ cần giải đáp được những câu hỏi này là các em học sinh có thể nắm chắc kiến thức trong bài. Song song với đó bộ câu hỏi ôn tập cuối học kì và cuối năm sẽ là hành trang tốt để các em chuẩn bị kiến thức trước mỗi kì thi quan trọng sắp tới.

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 cánh diều kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Gia đình hai thế hệ gồm:

  • A. Ông, bà
  • B. Bố, mẹ
  • C. con
  • D. B và C đúng

Câu 2: Mẹ của bố em gọi là gì?

  • A. Bà ngoại
  • B. Bà nội
  • C. Ông ngoại
  • D. Ông nội

Câu 3: Kỉ niệm là gì?

  • A. Là những khoảnh khắc đã xảy ra trong quá khứ mà ta luôn ghi nhớ
  • B. Là những khoảnh khắc chưa từng xảy ra
  • C. Là những khoảnh khắc sẽ xảy ra trong tương lai
  • D.  Là những khoảnh khắc mình tưởng tượng được

Câu 4:  Đâu là kỉ niệm của em?

  • A. Lần đầu em gái em đến lớp
  • B. Lần đầu anh trai và bố nói chuyện riêng
  • C. Buổi đi chơi của em và gia đình
  • D. Lần đầu bạn của em đi tắm biển với gia đình 

Câu 5: Chất gây ra cháy nổ là?

  • A. Bếp ga
  • B. Dầu hỏa
  • C. Xăng
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 6: Đâu là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn?

  • A. Giúp mẹ rửa rau
  • B. Chơi với bật lửa
  • C. Chơi bóng với bạn bè
  • D.  Giúp mẹ trông em

Câu 7: Đảm bảo vệ sinh xung quanh nhà là gì?

  • A. Đảm bảo không có bạn nào bị thương
  • B. Đảm bảo em sẽ làm việc nhà
  • C. Đảm bảo không vứt rác bừa bãi
  • D. Đảm bảo cả lớp đi học đúng giờ

Câu 8: Đổ nước thừa trong các xô, chum nước,…để làm gì?

  • A. Làm sạch đường phố
  • B. Để ruồi, muỗi, côn trùng không có nơi sinh sản
  • C. Làm sạch sân vườn
  • D. Dọn dẹp cây cố vừa giúp thoáng mát vừa không cho côn trùng có môi trường trú ngụ

Câu 9: Đâu là hoạt động kết nối xã hội của trường học

  • A. Lễ bổ nhiệm.
  • B. Lễ chào cờ.
  • C. Phong trào “Nuôi heo đất”.
  • D. Lễ khai giảng.

Câu 10: Đâu không phải hoạt động kết nối xã hội của trường học

  • A. Tổ chức liên hoan theo lớp.
  • B. Chiến dịch ủng hộ đồng bào lũ lụt.
  • C. Phong trào thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
  • D. Ủng hộ đồng bào vùng sâu, vùng xa.

Câu 11: Ngày hội tìm hiểu lịch sử được tổ chức với mục đích

  • A. Tìm hiểu về phương thức sản xuất xưa.
  • B. Tìm hiểu ý nghĩa cuộc sống.
  • C. Tìm hiểu cội nguồn dân tộc.
  • D. Tìm hiểu về công ơn thầy cô giáo.

Câu 12: Người đứng đầu trong trường gọi là

  • A. Phụ huynh.
  • B. Chủ nhiệm.
  • C. Hiệu trưởng.
  • D. Hiệu phó.

Câu 13: Lan can bị lỏng có gây nguy hiểm với học sinh hay không

  • A. Có, học sinh báo với bố mẹ.
  • B. Không, học sinh không cần bám vào lan can.
  • C. Có, học sinh cần báo cho thầy cô để tìm cách sửa.
  • D. Không, học sinh đi sát vào bên trong.

Câu 14: Có ý kiến cho rằng “Cần phải thường xuyên tham gia những việc góp phần giữ an toàn và vệ sinh ở trường. Em có đồng ý với ý kiến đó không

  • A. Không, sau giờ học em còn phải về nghỉ ngơi.
  • B. Có, nhưng một năm chỉ cần làm hai lần.
  • C. Có, giữ an toàn và vệ sinh là việc cần thiết và thường xuyên của chúng ta.
  • D. Không, đối với học sinh việc học là việc quan trọng nhất, những hoạt động khác không cần tham gia.

Câu 15: Hoạt động sản xuất nông nghiệp không gồm

  • A. Trồng rừng.
  • B. Khai thác thủy hải sản.
  • C. Du lịch.
  • D. Chăn nuôi.

Câu 16: Đâu không phải vai trò của hoạt động sản xuất nông nghiệp

  • A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
  • B. Quảng bá văn hóa dân tộc.
  • C. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp.
  • D. Xuất khẩu.

Câu 17: Đâu không phải hoạt động sản xuất thủ công

  • A. Đan lát.
  • B. Làm gốm.
  • C. Chế biến cá hộp.
  • D. Điêu khắc.

Câu 18: Loại than nào sau đây có trữ lượng lớn nhất thế giới ?

  • A. Than nâu.
  • B. Than đá.  
  • C. Than bùn.
  • D. Than mỡ.

Câu 19: Khi đi tới chùa làm lễ, chúng ta nên ăn mặc như thế nào?

  • A. Mặc quần dài, áo dài/ áo có tay.
  • B. Mặc quần ngắn.
  • C. Mặc áo không có tay.
  • D. Mặc váy ngắn.

Câu 20:  Đâu là các phương pháp giới thiệu di tích lịch sử - văn hóa

  • A. Vẽ tranh.
  • B. Làm video.
  • C. Sáng tác bài hát.
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 21: Rễ cây có những loại chính?

  • A. Rễ cọc và rễ tơi.
  • B. Rễ cọc và rễ chùm.
  • C. Rễ chùm và rễ héo.
  • D. Rễ chùm và rễ khô.

Câu 22: Đâu là loại cây không có hoa?

  • A. Cây thông.
  • B. Cây phượng.
  • C. Cây bằng lăng.
  • D. Cây bưởi.

Câu 23: Đâu không phải là động vật sống dưới nước?

  • A. Cá.
  • B. Sứa.
  • C. Chim.
  • D. Tôm

Câu 24: Đâu là động vật không có xương sống?

  • A. Chim.
  • B. Cua.
  • C. Cá.
  • D. Dê.

Câu 25: Bộ phận chân của động vật được sử dụng để?

  • A. Nằm.
  • B. Ngủ.
  • C. Tiêu hóa.
  • D. Di chuyển.

Xem thêm đề kiểm tra, đề thi môn Tự Nhiên và Xã Hội năm 2022 - 2023 được chúng tôi cung cấp. Dựa vào đó các em học sinh có thể phần nào biết được khả năng của mình đến đâu, làm quen với những dạng bài quen thuộc sẽ xuất hiện trong đề thi sắp tới.

Nếu thấy những tài liệu học tốt của Giaibaitapsgk hữu ích thì đừng quên theo dõi website của chúng tôi. Bởi ngoài đề trắc nghiệm Tự Nhiên Xã Hội lớp 3 các em còn có thể tham khảo nhiều tài liệu hấp dẫn khác: giải bài tập Tự Nhiên Xã Hội lớp 3, giải vở bài tập Tự Nhiên và Xã Hội lớp 3 Cánh Diều,... Chúc các em học tập tốt và giành được điểm số cao như mong muốn.