Trắc nghiệm Tự nhiên xã hội 3 cánh diều bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà
Hơn 25 bài học trong chương trình Tự Nhiên và Xã Hội lớp 3 Cánh Diều đều được Giaibaitapsgk tổng hợp qua 20 - 30 câu hỏi. Chỉ cần giải đáp được những câu hỏi này là các em học sinh có thể nắm chắc kiến thức trong bài. Song song với đó bộ câu hỏi ôn tập cuối học kì và cuối năm sẽ là hành trang tốt để các em chuẩn bị kiến thức trước mỗi kì thi quan trọng sắp tới.
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tự nhiên xã hội 3 bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chất gây ra cháy nổ là?
- A. Bếp ga
- B. Dầu hỏa
- C. Xăng
D. Tất cả đáp án trên
Câu 2: Đâu là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn?
- A. Giúp mẹ rửa rau
B. Chơi với bật lửa
- C. Chơi bóng với bạn bè
- D. Giúp mẹ trông em
Câu 3: Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy là của ai?
A. Lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên ngành
- B. Mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
- C. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy
- D. Lực lượng dân phòng
Câu 4: Hỏa hoạn là gì?
A. Hiểm họa do lửa gây ra
- B. Hiểm họa do nước gây ra
- C. Hiểm họa do bão gây ra
- D. Hiểm họa do lốc xoáy gây ra
Câu 5: Các em hãy cho biết có mấy cách nhận biết đám cháy qua các dấu hiệu ban đầu?
A. Khói, ánh lửa - tiếng nổ - mùi sản phẩm cháy
- B. Ánh lửa, khói
- C. Mùi khó chịu
- D. Khói, mùi
Câu 6: Các em hãy cho biết hành vi nào sau đây là vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy?
- A. Không trang bị bình chữa cháy tại nhà ở
- B. Khoá, chèn, chặn cửa thoát nạn
- C. Gọi điện thoại khi đang đổ xăng
D. Cả B và C
Câu 7: Phòng chống nguy cơ gây cháy nổ là gì?
A. Là ngăn chặn nhưng nguy cơ có thể gây ra cháy nổ
- B. Là tìm nguyên nhân hình thành nên hỏa hoạn
- C. Là tìm cách gây ra cháy nổ
- D. Là tìm giải pháp khác phục cháy nổ
Câu 8: Nêu các biện pháp đề phòng nguy cơ cháy nổ từ các thiết bị điện trong gia đình?
- A. Sử dụng thiết bị điện đúng công suất, cầu dao điện đảm bảo tiếp xúc điện tốt, có sự giám sát khi sử dụng các thiết bị có nhiệt độ cao như lò đốt, lò nung
- B. Tắt bàn là, bếp điện, máy sấy tóc sau khi sử dụng và để cách xa các vật liệu dễ cháy
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 9: Khi học phòng tránh hỏa hoạn ở trên lớp, em học được những gì?
- A. Nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn
- B. Cách phòng trống hỏa hoạn
- C. Cách thoát khỏi hỏa hoạn
D. Tất cả các ý trên
Câu 10: Hỏa hoạn xảy ra khi nào?
A. Khi em chơi với bật lửa
- B. Khi em giúp mẹ rửa rau
- C. Khi em đi chơi với bạn
- D. Khi em giúp mẹ trông em
Câu 11: Cháy nổ có thể xuất phát từ đâu?
- A. Chỉ từ bếp ga, bình xăng
B. Bất kì vật dụng nào có thể tạo ra lửa
- C. Từ bật lửa
- D. Từ bình cứu hỏa
Câu 12: Đâu là nguyên nhân có thể gây ra hỏa hoạn
- A. Quét rọn nhà cửa sạch sẽ
B. Vứt tàn thuốc la lung tung
- C. Để ở trong nhà bình cứu hỏa
- D. Đáp án khác
Câu 13: Đi học phòng tránh hỏa hoạn có quan trọng không, nếu quan trọng thì quan trọng với những ai?
A. Rất quan trong, với tất cả mọi người
- B. Quan trọng, với người già và trẻ nhỏ
- C. Không quan trọng
- D. Không cần để tâm
Câu 14: Nguyên nhân nào có thể gây ra một đám cháy?
A. Đốt vàng mã không đúng nơi quy định
- B. Đi bơi ngoài ao làng
- C. Đi cắm trại với bố mẹ
- D. Đáp án khác
Câu 15: Cháy nổ có nguy hiểm không?
- A. Rất an toàn, do lửa rất có ích ttrong đời sống nên không gây ra thương tích
- B. Không nguy hiểm, do ít có nguy cơ xảy ra
C. Rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của con người
- D. Ít nguy hiểm, do khó có thể xảy ra
Câu 16: Hỏa hoạn dễ xuất hiện nhất ở đâu?
- A. Bể bơi
- B. Ao cá
C. Trong bếp
- D. Trong nhà tắm
Câu 17: Cháy nổ nguy hiểm đến những ai?
- A. Người già và trẻ em
- B. Người lớn
- C. Lực lượng phòng cháy chữa cháy
D. Tất cả mọi người
Câu 18: Hỏa hoạn là một thứ rất nguy hiểm đối với nhân loại, vậy đám cháy có thể xuất hiện ở đâu?
- A. Trong rừng
- B. Trong bếp
- C. Trong phòng ngủ
D. Tất cả đáp án trên
Câu 19: Số điện thoại 114 là của đơn vị nào?
- A. Đầu số yêu cầu trợ giúp và tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc
- B. Đầu số gọi công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan đến an ninh trật tự
C. Đầu số gọi cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn
- D. Đầu số gọi cấp cứu về y tế
Câu 20: Chúng ra sẽ dùng thứ gì để dập tắt đám cháy?
A. Bình cứu hỏa
- B. Bình tưới cây
- C. Bình cắm hoa
- D. Bình uống nước
Xem thêm đề kiểm tra, đề thi môn Tự Nhiên và Xã Hội năm 2022 - 2023 được chúng tôi cung cấp. Dựa vào đó các em học sinh có thể phần nào biết được khả năng của mình đến đâu, làm quen với những dạng bài quen thuộc sẽ xuất hiện trong đề thi sắp tới.
Nếu thấy những tài liệu học tốt của Giaibaitapsgk hữu ích thì đừng quên theo dõi website của chúng tôi. Bởi ngoài đề trắc nghiệm Tự Nhiên Xã Hội lớp 3 các em còn có thể tham khảo nhiều tài liệu hấp dẫn khác: giải bài tập Tự Nhiên Xã Hội lớp 3, giải vở bài tập Tự Nhiên và Xã Hội lớp 3 Cánh Diều,... Chúc các em học tập tốt và giành được điểm số cao như mong muốn.