Soạn văn bài: Thuốc Lỗ Tấn
Lỗ Tấn được tôn vinh là " Linh hồn dân tộc" vì nhà văn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: nhân dân thì" ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt", còn người cách mạng thì "bôn ba trong chốn quạnh hiu". Cô đọng và súc tích, Thuốc là một truyện ngắn mang kích thước của một truyện dài. Giabaitapsgk, xin tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết. Mời các bạn cùng tham khảo!
A.. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả
- Lỗ Tấn (1881 -1936), tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân, là nhà văn cách mạng Trung Quốc. Bóng dáng của ông bao trùn cả văn đàn Trung Quốc thế kỷ XX. Nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc là Qúach Mạt Nhược từng nói: " Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn"
- Quê ông ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang miền Đông Nam Trung Quốc. Bút danh của Lỗ Tấn ghép từ họ mẹ (bà Lỗ Thụy) và chữ Tấn hành, nghĩa là: '' Đi nhanh lên". Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh người cha bị bệnh vì không có thuốc mà chết, ông ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc. Nhờ học giỏi, ông được nhận học bổng của Nhật. Ông chọn học nghành Y để chữa bệnh cho những người nghèo, ốm mà không có thuốc và chết vì ngu dốt và mê tín,... như cha mình. Đang học trường cao đẳng Y khoa Tiên Đài thì ông đột ngột thay đổi chí hướng. Một lần xem phim ông thấy những ngươid Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga (thời kì chiến tranh Nga - Nhật, 1901- 1905). Ông giật mình và nhận ra rằng: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ.
- Làm văn nghệ, ông dùng ngòi bút để phanh phui các "căn bệnh tinh thần" của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa. Toàn bộ sáng tác của ông chủ yếu là ba tập truyện ngắn, nhiều tập tạp văn (bình luận chính trị, xã hội, văn nghệ) đều tập trung phê phán các căn bệnh tinh thần khiến quốc dân mê muội, tự thỏa mãn. Chủ đề " phê phán quốc dân tính" trong sáng tác của ông càng trở nên sâu sắc thấm thía, vì nhà văn viết với thái độ tự phê bình nghiêm khắc. Nếu cả dân tộc thực sự nhận thức được như nhà văn thì họ sẽ trở nên vô địch. Sự vươn mình vĩ đại của dân tộc Trung Hoa ngày càng chứng tỏ điều đó.
2. Tác phẩm
- Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động ngũ tứ bùng nổ.
- Tác phẩm nói về các căn bệnh "đớn hèn" của dân tộc Trung Hoa do nhân dân thì chìm đắm trong mê muội, lạc hậu mà những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân, nhà văn muốn cảnh báo: Người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc".
3. Tóm tắt tác phẩm: Mở đầu tác phẩm là cảnh lão Hoa Thuyên dốc tiền để mua chiếc bánh bao tẩm máu người chiến sĩ Hạ Du vừa bị giết để chữa bệnh lao cho thằng Thuyên, con trai lão..Thằng Thuyên ăn chiếc bánh bao tẩm máu- phương thuốc cổ quái- với sự hi vọng của vợ chồng lão Hoa Thuyên là sẽ khỏi. Mọi người trong quán trà sáng hôm đó cũng tin rằng phương thuốc ấy sẽ chữa khỏi bệnh cho thằng Thuyên. Nhân đó họ bàn về Hạ Du, người tử tù vừa bị chém và cho anh là đồ điên. Chiếc bánh bao tẩm máu người đã không chữa khỏi bệnh cho thằng Thuyên. Chẳng bao lâu, thằng Thuyên chết. Kết thúc tác phẩm là cảnh bà mẹ của Hạ Du và mẹ của thằng Thuyên đi viếng mộ con vào tết thanh minh. Họ bước qua con đường mòn ngăn cách giữa mộ những người chết chém, chết tù với mộ những người nghèo trong nghĩa địa để an ủi, chia sẻ nỗi đau của nhau. Họ rất ngạc nhiên trước vòng hoa được đặt trên mộ Hạ Du. Mẹ Hạ Du khóc và kêu oan cho con.