Wave

Soạn văn bài: Hồn Trương Ba da hàng thịt

Qua đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điêp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng mình, sống trọn vẹn những giá trị vốn có của mình và đuổi theo càng quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Giabaitapsgk, xin tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết. Mời các bạn tham khảo!

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 

1. Tác giả 

  • Lưu Quang Vũ (1948-1988) quê gốc ở Đà Nẵng nhưng sinh tại Phú Thọ. Sinh ra trong gia đình tri thức, cha là nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Thuận và sau này ông cũng nối nghiệp viết kịch của cha mình trở thành một cây bút kịch tài ba. Cuộc đời Lưu Quang Vũ có những lúc thăng trầm thậm chí là tuyệt vọng. Tình yêu chính là sự nâng đỡ tâm hồn và hạnh phúc gia đình với nữ sĩ Xuân Quỳnh đã tiếp thêm cho Lưu Quang Vũ một nguồn năng lượng mới trong sáng tác của mình.  Lưu Quang Vũ qua đời trong khi tài năng đang độ chín, cả gia đình ông đều bị cướp đi tính mạng trong một vụ tai nạn.
  • Tác phẩm tiêu biểu của ông là: Sống mãi tuổi 17, nàng Xita, Bệnh sĩ…Lưu Quang Vũ trở thành hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch, được đánh giá là một nhà soạn kịch tài năng nhất của Việt Nam. Không chỉ viết kịch mà ông còn làm thơ: Hương cây, mây trắng của đời tôi.
“Có những lúc tâm hồn tôi rách nát
Như chiếc gương chẳng biết soi gì”
2. Tác phẩm 
  • Hoàn cảnh sáng tác: vở kịch được Lưu Quang Vũ viết vào băn 1981 công diễn lần đầu tiên năm 1984
  • Ví trí:  Nằm ở cảnh 7 của đoạn kịch. Đây cũng là đoạn kết của vở kịch , đồng thời là lúc xung đột trung tâm được đẩy lên đỉnh điểm.
3. Tóm tăt đoạn trích 

Trương Ba, gần 60 tuổi - là một người làm vườn tốt bụng, đặc biệt rất cao cờ. Do tắc trách, Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Vợ Trương Ba lên Thiên đình kiện. Theo gợi ý của Đế Thích, để sửa sai, Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào thể xác hàng thịt ở làng bên vừa mới chết, mới ngoài 30 tuổi, để được sống lại. Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng; gia đình Trương Ba ngày càng lủng củng. Đặc biệt, sống bằng thân xác hàng thịt, Trương Ba dần dà tiêm nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn xa lạ với ông. Gay nhất là chị hàng thịt đòi hỏi Trương Ba phải là người đàn ông thực sự của chị. Lí trưởng nhân đấy sách nhiễu vòi tiền; con trai Trương Ba ngày càng đắc ý, lấn lướt, coi thường bố. Ngược lại, vợ, con dâu, cháu nội Trương Ba không thể chịu nổi và dần dần xa lánh. Trương Ba vô đau khổ.

Trước nghịch cảnh ấy, Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, cũng không chấp nhận nhập vào xác cu Tị, kiên quyết chấp nhận cái chết.