Trắc nghiệm vật lí 11 chương 3: Dòng điện trong các môi trường (P1)
Trọn bộ tài liệu hướng dẫn giải đề Trắc nghiệm Vật lí 11 chương trình mới kết nối tri thức sẽ giúp các em hoàn thành tốt môn Vật lí.
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 11 chương 3: Dòng điện trong các môi trường (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là:
A. Do sự va chạm của các electron với các ion (+) ở các nút mạng.
- B. Do sự va chạm của các ion (+) ở các nút mạng với nhau.
- C. Do sự va chạm của các electron với nhau.
- D. Cả B và C đúng.
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I vào hiệu điện thế U giữa hai cực tụ điện chứa chất khí trong quá trình dẫn điện không tự lực là không đúng?
A. Với mọi giá trị của U: I luôn tăng tỉ lệ với U
- B. Với U nhỏ: I tăng theo U
- C. Với U đủ lớn: I đạt giá trị bảo hoà
- D. Với U quá lớn: I tăng nhanh theo U
Câu 3: Tìm phát biểu sai
A. Dòng điện trong chất điện phân là dòng của các electron tự do và dương khi có điện trường
- B. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương cùng chiều điện trường và ion âm theo theo chiều ngược với chiều điện trường
- C. Khi có điện trường đặt vào chất điện phân, các ion dương và âm vãn chuyển động hỗn loạn nhưng có định hướng theo phương của điện trường. tính định hướng phụ thuộc vào cường độ điện trường
- D. Trong chất điện phân, khi có dòng điện tác dụng bởi điện trường ngoài sẽ có phản ứng phụ tại các điện cực
Câu 4: Sự phụ thuộc của điện trở suất vào nhiệt độ có biểu thức
- A. R = ρl/S
- B. R = R0(1 + α.t)
- C. Q = I$^{2}$Rt.
D. ρ = ρ0(1 + α.t)
Câu 5: Những chất nào dưới đây không phải là chất bán dẫn?
- A. Silic (Si)
- B. Gecmani (Ge)
C. Lưu huỳnh (S)
- D. Sunfua chì (PbS)
Câu 6: Dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các
- A. electron theo chiều điện trường
- B. ion dương theo chiều điện trường và ion âm ngược chiều điện trường
C. ion dương theo chiều điện trường, ion âm và electron ngược chiều điện trường
- D. ion dương ngược chiều điện trường, ion âm và electron theo chiều điện trường
Câu 7: Khi cho dòng điện chạy qua một sợi dây thép có hệ số nhiệt điện trở là 0,04K$^{-1}$ thì điện trở của nó tăng gấp đôi. Nhiệt độ của sợi dây đã tăng thêm
- A. 800$^{o}$C
B. 250$^{o}$C
- C. 250$^{o}$C
- D. 80$^{o}$C
Câu 8: Ở nhiệt độ phòng, trong bán dẫn Si tinh khiết có số cặp điện tử – lỗ trống bằng 10$^{-13}$ lần số nguyên tử Si. Số hạt mang điện có trong 2 mol nguyên tử Si là:
A. 1,205.10$^{11}$ hạt.
- B. 24,08.10$^{10}$ hạt.
- C. 6,020.10$^{10}$ hạt.
- D. 4,816.10$^{11}$ hạt.
Câu 9: Đặt vào hai đầu vật dẫn một hiệu điện thế thì nhận định nào sau đây là đúng?
- A. Electron sẽ chuyển động tự do hỗn loạn;
- B. Tất cả các electron trong kim loại sẽ chuyển động cùng chiều điện trường;
C. Các electron tự do sẽ chuyển động ngược chiều điện trường;
- D. Tất cả các electron trong kim loại chuyển động ngược chiều điện trường.
Câu 10: Ở 20$^{o}$C điện trở suất của bạc là 1,62.10$^{-8}$ Ω.m. Biết hệ số nhiệt điện trở của bạc là 4,1.10$^{-3}$ K$^{-1}$. Ở 330 K thì điện trở suất của bạc là
A. 1,866.10$^{-8}$ Ω.m.
- B. 3,679.10$^{-8}$ Ω.m.
- C. 3,812.10$^{-8}$ Ω.m.
- D. 4,151.10$^{-8}$ Ω.m.
Câu 11: Hai thanh kim loại được nối với nhau bởi hai đầu mối hàn tạo thành một mạch kín, hiện tượng nhiệt điện chỉ xảy ra khi:
- A. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.
B. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.
- C. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.
- D. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.
Câu 12: Một sợi dây đồng có điện trở 74Ω ở 50$^{o}$ C, có điện trở suất là 4,1.10$^{-3}$ K$^{-1}$. Điện trở của sợi dây đó ở 100$^{o}$ C là:
- A. 86,6Ω.
B. 89,2Ω
- C. 95Ω
- D. 82Ω
Câu 13: Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là:
A. Do sự va chạm của các electron với các ion (+) ở các nút mạng.
- B. Do sự va chạm của các ion (+) ở các nút mạng với nhau.
- C. Do sự va chạm của các electron với nhau.
- D. Cả B và C đúng.
Câu 14: Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT = 48 (μV/K) được đặt trong không khí ở 20$^{o}$C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ t$^{o}$C, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là E = 6 (mV). Nhiệt độ của mối hàn còn là:
- A. 125$^{o}$C.
- B. 398$^{o}$K.
C. 145$^{o}$C.
- D. 418$^{o}$K.
Câu 15: Chọn phát điểu đúng
- A. Khi có điện trường đặt vào hai đầu dây kim loại, các electron sẽ chuyển dời có hướng cùng chiều với điện trường.
- B. Kim loại dẫn điện tốt vì trong kim loại được cấu tạo bởi các electron tự do
- C. Các electron tự do sẽ chuyển dời có hướng, cùng chiều với chiều điện trường đặt vào kim loại.
D. Khi nhiệt độ của kim loại càng cao, điện trở suất của nó càng tăng.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các iôn âm, electron đi về anốt và iôn dương đi về catốt.
- B. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các electron đi về anốt và các iôn dương đi về catốt.
C. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các iôn âm đi về anốt và các iôn dương đi về catốt.
- D. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các electron đi về từ catốt về anốt, khi catốt bị nung nóng.
Câu 17: Bản chất dòng điện trong chất điện phân là
- A. dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường
- B. dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường
- C. dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường
D. dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau
Câu 18: Tìm phát biểu sai
- A. Trong chất điện phân, các chuyển động nhiệt của ion dương và ion âm có thể va chạm vào nhau và xảy ra quá trình tái hợp
- B. Số ion dương và âm được tạo ra trong chất điện phân phụ thuộc vào nồng độ của dung dịch.
C. Điện trở của bình điện phân tăng khi nhiệt độ tăng
- D. Số ion dương và âm được tạo ra trong chất điện phân phụ thuộc vào nhiệt độ của dung dịch.
Câu 19: Một cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động αT = 52,6.10-6V/K, một đầu mối hàn được nhúng vào nước đá đang tan, đàu còn lại đưa vào trong lò điện ở nhiệt độ 600oC. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện bằng
- A. 31,2V
- B. 31,2.10$^{-3}$V
C. 15,5V
- D. 155V
Câu 20: Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng
- A. điện trở của vật dẫn giảm xuống giá trị rất nhỏ khi nhiệt độ giảm xuống thấp.
- B. điện trở của vật giảm xuống rất nhỏ khi điện trở của nó đạt giá trị đủ cao.
C. điện trở của vật giảm xuống bằng không khi nhiệt độ của vật nhỏ hơn một giá trị nhiệt độ nhất định.
- D. điện trở của vật bằng không khi nhiệt độ bằng 0 K.
Xem thêm bộ giáo án Vật lí 11 với nhiều chương trình chơi mà học hấp dẫn. Trong đó có hướng dẫn tổ chức trò chơi môn Vật lí 11 chi tiết, dễ dàng áp dụng.
Hướng dẫn giải bài tập Trắc nghiệm Vật lí 11 có đáp án theo bài chi tiết chắc chắn sẽ là tài liệu học tập hữu ích. Cùng với đó là bộ đề thi, câu hỏi trắc nghiệm giúp các em học sinh củng cố kiến thức, sẵn sàng giành được số điểm cao trong kì thi sắp tới. Dựa vào đó phụ huynh cũng có thể đồng hành cùng con hoàn thành bài tập Vật lí 11 chính xác nhất.