Wave

Trắc nghiệm Tin học 10 cánh diều bài 6 Câu lệnh rẽ nhánh

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 10 bài 6 Câu lệnh rẽ nhánh - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong quá trình thực hiện thuật toán, khi nào cần dùng cấu trúc rẽ nhánh?

  • A. Khi phải dựa trên một điều kiện cụ thể nào đó để xác định bước thực hiện tiếp theo.
  • B. Khi có các phép tính toán.
  • C. Khi lặp đi lặp lại một công việc nào đó.
  • D. Khi sử dụng các hàm toán học.

Câu 2: Cho đoạn chương trình sau:

if d>0:

x1=-b-math.sqrt(d)/2*a

x1=-b+math.sqrt(d)/2*a

Lỗi sai trong đoạn chương trình trên là:

  • A. Nhóm lệnh không lùi vào một số vị trí so với dòng chứa điều kiện.
  • B. Thiều dấu chấm sau mỗi câu lệnh.
  • C. Không viết hoa chữ cái đầu của mỗi dòng.
  • D. Không có dấu kết thúc câu.

Câu 3: Trong Python, với cấu trúc if – else thì <câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1> được thực hiện khi:

  • A. Điều kiện sai.                                           
  • B. Điều kiện đúng.
  • C. Điều kiện bằng 0.                                     
  • D. Điều kiện khác 0.

Câu 4: Đâu là phép tính logic

  • A. or
  • B. and
  • C. not
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 5: Chọn phát biểu đúng?

Cho biểu thức: x or y

  • A. Cho kết quả là False khi và chỉ khi x và y đều nhận giá trị False.
  • B. Cho kết quả là True khi x và y đều nhận giá trị True.
  • C. Đảo giá trị của x và y cho nhau
  • D. Cho kết quả là False khi và chỉ khi x hoặc y nhận giá trị False.

Câu 6: Câu lệnh if trong chương trình Python có dạng:

1. if <điều kiện>

       <câu lệnh hay nhóm câu lệnh>

2. if <điều kiện>:

       <câu lệnh hay nhóm câu lệnh>

3. <điều kiện>:

     <câu lệnh hay nhóm câu lệnh>

4. if <điều kiện>:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 7: Trong mô tả thuật toán, <điều kiện> rẽ nhánh phải là

  • A. Một biểu thức số học.   
  • B. Một biểu thức nhận giá trị logic 0 hoặc 1.  
  • C. Một biểu thức nhận giá trị logic True hoặc False.
  • D. Một biểu thức so sánh. 

Câu 8: Câu lệnh nào sau đây viết đúng:

1. if a>b

print(a)

2. if a>b:print(a)

c. if a>b print(a)

4. if a>b:

          print(a)

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 9: Trong Python, câu lệnh if <câu lệnh hay nhóm câu lệnh> sẽ thực hiện khi:

  • A. <Điều kiện> sai.                                                 
  • B. <Điều kiện> đúng.
  • C. <Điều kiện> bằng 0.                                
  • D. <Điều kiện> khác 0.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Các ngôn ngữ lạp trình bậc cao đều có câu lệnh thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
  • B. Điều kiện trong câu lệnh rẽ nhánh có thể là phép gán.
  • C. Trong cấu trúc if hoặc if-else câu lệnh hoặc nhóm câu lệnh phải được viết:
  • Lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện và viết thẳng hàng với nhau.
  • D. Câu lệnh rẽ nhánh trong Python có 2 dạng cơ bản là if và if-else.

Câu 11: Cho đoạn chương trình sau:

a=2

b=3

if a>b:

          a=a*2

else:

          b=b*2

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của b là:

  • A. 4                                                    
  • B. 2
  • C. 6                                                    
  • D. Không xác định

Câu 12: <Điều kiện> trong câu lệnh rẽ nhánh là:

  • A. Biểu thức tính toán.
  • B. Biểu thức logic.
  • C. Biểu thức quan hệ.
  • D. Các hàm toán học.

Câu 13: Cho x = 5, y = 10. Hãy cho biết biểu thức logic nào nhận giá trị True

  • A. x+10 >= y+7
  • B. (x>2*y) or (x+y >20)
  • C. (x%5==0) and (y%2==0)
  • D. 4*x=3*y

Câu 14: Câu lệnh rẽ nhánh if-else trong chương trình Python có dạng:

1. if <điều kiện>:

       <câu lệnh hay nhóm câu lệnh>

2. if <điều kiện>:

       <câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1>

    else

        <câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2>

3. if <điều kiện>:

       <câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1>

    else:

       <câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2>

4. if <điều kiện>

        <câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1>

     else:

        <câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2>

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 15: Để kiểm tra số nguyên n là số chẵn hay lẻ ta sử dụng điều kiện

  • A. n%2==0
  • B. n//2==0
  • C. n%2=0
  • D. n//2=0

Câu 16: Cho đoạn chương trình sau:

x=10

y=3

d=0

if x%y==0:

          d=x//y

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của d là:

  • A. 3                                                    
  • B. 1
  • C. 0                                                    
  • D. Không xác định

Câu 17: Trong Python, đối với cấu trúc if hoặc if-else thì câu lệnh hoặc nhóm câu lệnh phải được viết như thế nào?

  • A.Viết thẳng hàng so với điều kiện.
  • B. Lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện và không cần viết thẳng hàng với nhau.
  • C. Chỉ lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện khi có nhóm lệnh.
  • D. Lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện và viết thẳng hàng với nhau.

Câu 18: Trong Python, đối với cấu trúc if-else thì <câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2> được thực hiện khi:

  • A. Điều kiện sai.                                           
  • B. Điều kiện đúng.
  • C. Điều kiện bằng 0.                                     
  • D. Điều kiện khác 0.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây có thể lấy làm biểu thức điều kiện trong câu lệnh rẽ nhánh

  • A. A + B
  • B. A > B
  • C. N // 100
  • D. “A nho hon B”

Câu 20: Viết chương trình để nhập từ bàn phím hai số nguyên a và b, đưa ra màn hình thông báo “Positive” nếu a + b > 0, “Negative” nếu a + b < 0 và “zero” nếu a + b = 0

1. a = int(input("Nhập a: "))

    b = int(input("Nhập b: "))

     if a + b > 0:

                  print("Positive")

     elif a + b < 0:

                  print("Negative")

      else:

                   print("Zero")

2. a = int(input("Nhập a: ")

     b = int(input("Nhập b: ")

     if a + b > 0:

                  print("Positive")

     elif a + b < 0:

                  print("Negative")

     else:

                 print("Zero")

3. a = int(input("Nhập a: "))

     b = int(input("Nhập b: "))

     if a + b > 0:

                  print(Positive)

     elif a + b < 0:

                  print(Negative)

     else:

                  print(Zero)

4. a = int(input("Nhập a: "));

     b = int(input("Nhập b: "));

     if a + b > 0:

                  print("Positive");

     elif a + b < 0:

                  print("Negative");

      else:

                   print("Zero");

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4