Trắc nghiệm Tin học 10 cánh diều bài 2 Biến, phép gán và biểu thức số học
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 10 bài 2 Biến, phép gán và biểu thức số học - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Câu lệnh gán trong Python là:
A. Biến=<Biểu thức>
- B. Biến:=<Biểu thức>
- C. Biến==<Biểu thức>
- D. <biểu thức>=Biến
Câu 2: Trong bài toán giải phương trình ax+b=0 có các biến là?
- A. a, b
B. a, b, x
- C. x
- D. Không có biến.
Câu 3: Phép lũy thừa 2$^{4}$ trong Python viết là:
A. 2**4
- B. 2****4
- C. 2*4
- C. 2***4
Câu 4: Cho đoạn chương trình sau:
y=10
print(y)
Giá trị của biến y trên màn hình là:
- A. y
- B. 0
- C. 1
D. 10
Câu 5: Trong Python, các biến đều phải đặt tên theo quy tắc nào?
- A. Không trùng từ khóa của Python.
- B. Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu “_”.
- C. Chỉ chứa chữ cái, chữ số và dấu “_”.
D. Cả A, B và C.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về biến?
A. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
- B. Biến là đại lượng bất kì.
- C. Biến là đại lượng không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
- D. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
Câu 7: Cho đoạn chương trình sau:
x=6
y=2
print(x%y)
Trên màn hình xuất hiện giá trị:
A. 0
- B. 3
- C. 2
- D. 6
Câu 8: Biểu thức (x+y)$^{2}$ chuyển sang Pytthon là:
- A. (x**2+y**2)
- B. (x+y)***2
C. (x+y)**2
- D. (x+y)*2
Câu 9: Phép gán nào sau đây là đúng ?
- A. x==3
- B. x:=3
C. x=3
- D. x:3
Câu 10: Biến là
- A. Tên một ẩn số.
- B. Tên một giá trị.
C. Tên một vùng nhớ.
- D. Tên một dữ liệu.
Câu 11: Cho đoạn chương trình sau:
x=1
print(x)
Biến trong đoạn chương trình trên là:
- A. 1
- B. 1, x
C. x
- D. Không có biến.
Câu 12: Cho đoạn chương trình sau:
x=6
y=2
print(x//y)
Trên màn hình xuất hiện giá trị:
- A. 0
B. 3
- C. 2
- D. 6
Câu 13: Phép chia lấy phần nguyên trong Python kí hiệu là:
- A. %
B. //
- C. /
- D. div
Câu 14: Trong những biến sau, biến nào đặt sai quy tắc?
- A. x y
- C. xy
- B. 12xy
D. Cả A và C
Câu 15: Việc gán giá trị cho biến được thực hiện bằng
- A. Phép bằng.
B. Phép gán.
- C. Câu lệnh bằng.
- D. Câu lệnh khởi tạo.
Câu 16: Trong chương trình ở bài F11, các khẳng định nào sau đây là SAI?
- A. Chương trình sử dụng tất cả 4 biến.
- B. Câu lệnh a = 600 là câu lệnh gán giá trị 600 cho biến a.
C. Khi đã gán giá trị của biến b bằng 700 thì không thể gán giá trị khác cho biến b.
- D. Khi thực hiện câu lệnh t = a + b + c/2, máy tính sẽ tính giá trị biểu thức a + b + c/2, sau đó mới gán kết quả tính được cho biến t.
Câu 17: Ta thường gặp biểu thức số học ở
- A. Vế trái của một phép gán.
B. Vế phải của một phép gán.
- C. Phần giữa của một chương trình.
- D. Phần cuối của một câu lệnh.
Câu 18: Phép chia lấy phần dư trong Python kí hiệu là:
A. %
- B. //
- C. /
- D. mod
Câu 19: Đâu không phải quy tắc đặt tên biến trong Python
- A. Không trùng với từ khóa.
- B. Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu “_”.
C. Không bắt đầu bằng chữ in hoa.
- D. Chỉ chứa chữ cái, chữ số và dấu “_”.
Câu 20: Biểu thức( xy+x):(x-y) chuyển sang Python là:
- A. (xy+x)/(x-y)
- B. (x*y+x)//(x-y)
C. (x*y+x)/(x-y)
- D. (x*y+x)/x-y
Câu 21: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về biến
- A. Dù lập trình bằng ngôn ngữ nào, ta cũng phải biết sử dụng biến để lưu dữ liệu cần thiết cho chương trình.
- B. m123&b là một tên biến không hợp lệ.
- C. Trong quá trình thực hiện chương trình, giá trị của biến có thể thay đổi.
D. Trong câu lệnh >>> x := 10, biến x nhận giá trị 10.