Wave

Trắc nghiệm Tin học 10 cánh diều bài 1 Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 10 bài 1 Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khi em nhìn thấy một cảnh đẹp, thì mắt tham gia vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?

  • A. Thu nhận thông tin.
  • B. Truyền thông tin.
  • C. Xử lí thông tin.
  • D. Truyền thông tin.

Câu 2: Mắt thường không thể tiếp nhận những thông tin nào dưới đây?

  • A. Rác bẩn vứt ngoài hành lang lớp học.
  • B. Đàn kiến đang “tấn công” lọ đường quên đậy nắp.
  • C. Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu.
  • D. Bạn Phương quên không đeo khăn quàng đỏ.

Câu 3: “Em nghe loa phát thanh, biết hôm nay là Kỉ niệm 10 năm thành lập trường”. Theo em, đó là thông tin dạng gì?

  • A. Dạng hình ảnh.
  • B. Dạng số.
  • C. Dạng âm thanh.
  • D. Dạng chữ.

Câu 4: Dữ liệu là:

  • A. Đầu vào cho bài toán xử lí thông tin.
  • B. Đầu ra của một bài toán xử lí thông tin.
  • C. Nội dung của bài toán xử lí thông tin.
  • D. Thông tin được chia làm nhiều phần.

Câu 5: Máy tính thực hiện mấy bước để xử lí thông tin?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 6: Trình tự các bước thu nhận và xử lí thông tin của bộ não con người:

  • A. Thu nhận thông tin → Xử lí thông tin → Ra quyết định.
  • B. Xử lí thông tin → Thu nhận thông tin → Ra quyết định.
  • C. Ra quyết định → Thu nhận thông tin → Xử lí thông tin.
  • D. Xử lí thông tin → Ra quyết định → Thu nhận thông tin.

Câu 7: Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể mưa”, em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào (thông tin ra)?

  • A. Mặc đồng phục.
  • B. Đi học mang theo áo mưa.
  • C. Ăn sáng trước khi đến trường.
  • D. Hẹn bạn Trang cùng đi học.

Câu 8: Đặc trưng của mô hình dữ liệu:

  • A. Nắm được quy luật của tự nhiên và do đó trở nên mạnh mẽ hơn.
  • B. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh.
  • C. Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trong xã hội.
  • D. Tất cả các khẳng định trên đều đúng.

Câu 9: Với con người hai bước của quá trình giải giải quyết một vấn đề là:

  • A. “Xử lí thông tin để có dữ liệu” và “xử lí dữ liệu để ra quyết định”
  • B. “Xử lí dữ liệu để có thông tin” và “xử lí dữ liệu để ra quyết định”
  • C. “Xử lí dữ liệu để có thông tin” và “xử lí thông tin để ra quyết định”
  • D. “Xử lí thông tin để có dữ liệu” và “xử lí thông tin để ra quyết định”

Câu 10: Giả sử em là lớp trưởng của lớp. Theo em, thông tin nào không phải là thông tin cần xử lí (thông tin vào) để xếp loại các tổ cuối tuần?

  • A. Số lượng bạn ăn bán trú.
  • B. Số các bạn bị ghi tên vì đi muộn.
  • C. Số bạn không mặc áo đồng phục.
  • D. Số bạn bị cô giáo nhắc nhở.

Câu 11: Khi nói về các bước xử lí thông tin của máy tính thì người ta gọi đây là bước:

  • A. Xử lí dữ liệu.
  • B. Xử lí thông tin.
  • C. Xử lí văn bản.
  • D. Xử lí âm thanh.

Câu 12: Thông tin là gì?

  • A. Các văn bản và số liệu
  • B. Hình ảnh, âm thanh
  • C. Văn bản, Hình ảnh, âm thanh
  • D. Hiểu biết của con người về một thực thể, sự vật, khái niệm, hiện tượng nào đó

Câu 13: Tai người bình thường có thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây?

  • A. Tiếng chim hót.
  • B. Đi học mang theo áo mưa.
  • C. Ăn sáng trước khi đến trường.
  • D. Hẹn bạn Hương cùng đi học.

Câu 14: Mã hoá thông tin là quá trình:

  • A. Đưa thông tin vào máy tính
  • B. Chuyển thông tin về bit nhị phân
  • C. Nhận dạng thông tin
  • D. Chuyển dãy hệ nhị phân về hệ đếm khác

Câu 15: Tiếng còi xe cứu thương là thông tin dạng gì?

  • A. Thông tin dạng văn bản.
  • B. Thông tin dạng âm thanh.
  • C. Thông tin dạng hình ảnh.
  • D. Cả 3 dạng thông tin.

Câu 16: Khẳng định nào là sai trong các khẳng định sau:

  • A. Dữ liệu là đầu vào cho bài toán xử lí thông tin. Thông tin là kết quả đầu ra của bài toán này.
  • B. Từ dữ liệu có thể rút ra nhiều thông tin khác nhau.
  • C. Nói, viết, vẽ là chuyển thông tin trong bộ não con người thành dữ liệu để lưu trữ hay gửi đi khi trao đổi thông tin.
  • D. Thông tin có thể chia thành nhiều phần, thành các mục nhỏ hơn; còn dữ liệu có tính toàn vẹn.

Câu 17: Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là:

  • A. Hình ảnh
  • B. Văn bản
  • C. Dãy bit
  • D. Âm thanh

Câu 18: Cho tình huống: Em đang ngồi trong lớp chờ giờ học bắt đầu, em thấy thầy giáo (cô giáo) bước vào lớp. Hãy cho biết thông tin em vừa nhận được là gì?

  • A. Thầy giáo (cô giáo) bước vào lớp.
  • B. Đứng dậy chào thầy giáo (cô giáo).
  • C. Em đang ngồi trong lớp.
  • D. Giờ học bắt đầu.

Câu 19: Trước khi sang đường, theo em con người cần phải xử lý những thông tin gì?

  • A. Quan sát xem có phương tiện giao thông đang đến gần không.
  • B. Nghĩ về bài toán hôm qua trên lớp chưa làm được
  • C. Quan sát xem đèn tín hiệu giao thông đang bật màu gì.
  • D. Kiểm tra lại đồ dùng học tập đã có đủ trong cặp sách chưa.

Câu 20: Thông tin có thể giúp con người:

  • A. Nắm được quy luật của tự nhiên và do đó trở nên mạnh mẽ hơn. 
  • B. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh. 
  • C. Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trong xã hội. 
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng về lợi ích của thông tin?

  • A. Có độ tin cậy cao, không phụ thuộc vào dữ liệu.
  • B. Đem lại hiểu biết và giúp con người có những lựa chọn tốt.
  • C. Có độ tin cậy cao, đem lại hiểu biết cho con người.
  • D. Đem lại hiểu biết cho con người, không phụ thuộc vào dữ liệu.