Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 1 Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học - sách Chân trời sáng tạo . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đâu không phải là đối tượng nghiên cứu của Sinh học
- Các sinh vật sống.
- Các cấp độ tổ chức của thế giới sống.
Sự vận động của vũ trụ
- Các cá thể sống cũng như mối quan hệ giữa các cá thể sống với nhau và với môi trường
Câu 2: Đâu không phải là lĩnh vực nghiên cứu của ngành Sinh học
- Di truyền học, giải phẫu học
- Sinh học tế bào, vi sinh vật học
Sinh thái học và môi trường, lượng tử học
- Động vật học, thực vật học
Câu 3: Mục tiêu học tập môn Sinh học
Tất cả các đáp án dưới đây
- Hiểu rõ được sự hình thành và phát triển của thế giới sống, các quy luật của tự nhiên để từ đó giữu gìn và bảo vệ sức khỏe
- Biết yêu và tự hào về thiên nhiên, quê hương, đất nước; có thái độ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên
- Ứng xử với thiên nhiên phù hợp với sự phát triển bền vững
Câu 4: Đâu không phải thành tựu mà ngành Sinh học có thể đem lại
- Xử lí ô nhiễm môi trường.
Cải tạo điều kiện các hành tinh khác để phù hợp cho sự sống.
- Áp dụng các liệu pháp gên và liệu pháp tế bào gốc trong điều trị bệnh.
- Tạo ra năng lượng sinh học.
Câu 5: Những ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học
Y – dược học, sư phạm sinh học, công nghệ thực phẩm, khoa học môi trường.
- Pháp y, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, kỹ thuật nhiệt.
- Sư phạm sinh học, dược học, khoa học môi trường, kỹ thuật vật liệu.
- Y – dược học, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, kỹ thuật trắc địa – bản đồ.
Câu 6: Khái niệm phát triển bền vững được đưa ra ở đâu và vào năm nào
- Brazil, 1998.
Brazil, 1992.
- Mỹ, 1965.
- Mỹ, 1984.
Câu 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Phát triển bền vững là sư phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của (1)……… nhưng không làm ảnh hướng đến khả năng (2)……… của (3)………”
- (1) thế hệ hiện nay; (2) tái tạo các nguồn tài nguyên; (3) thiên nhiên.
- (1) thế hệ hiện nay; (2) phát triển cân bằng; (3) Trái Đất.
- (1) thế hệ hiện nay; (2) thỏa mãn nhu cầu; (3) các thế hệ tương lai.
(1) loài người; (2) thỏa mãn nhu cầu; (3) các loài khác trong tự nhiên.
Câu 8: Vai trò của sinh học trong công cuộc bảo vệ môi trường
- Xây dựng các mô hình sinh thái để bảo vệ và khôi phục môi trường sống.Các công trình nghiên cứu về di truyền, sinh học tế bào được áp dụng trong nhân giống, bảo toàn nguồn gene quý hiếm của các loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Xây dựng các biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học.
Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Sinh học thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội thông qua
- Các chế phẩm sinh học.
- Các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao.
- Các biện pháp quản lí và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Đạo đức sinh học ra đời với nhiệm vụ
- Đưa ra những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức áp dụng trong các nghiên cứu sinh học liên quan đến đối tượng là con người.
Đưa ra những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức áp dụng trong các nghiên cứu sinh học liên quan đến đối tượng nghiên cứu là các loài sinh vật.
- Các chuẩn mực cần được áp dụng trong quá trình nghiên cứu sinh học.
- Đưa ra những quy tắc cần phải tuân thủ khi nghiên cứu sinh học.
Câu 11: Thế kỉ XXI được gọi là thế kỉ của ngành
Công nghệ sinh học.
- Sinh học phân tử.
- Tế bào học.
- Di truyền học.
Câu 12: Vai trò của ngành Sinh học đối với cuộc sống con người
Tất cả các ý dưới đây.
- Góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Giúp con người giảm bênh tật, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, nâng cao điều kiện chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh, gia tăng tuổi thọ.
- Góp phần bảo vệ môi trường.
Câu 13: Đâu không phải nhiệm vụ của sinh học tế bào
- Nghiên cứu ứng dụng của Di truyền học và Sinh học.
- Nghiên cứu về các hoạt động sống của tế bào.
- Nghiên cứu về cơ sở phân tử của các cơ chế di truyền.
Tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng bằng các phương pháp khác nhau (gây đột biến, lai tế bào sinh dưỡng, chuyển gene,… ).
Câu 14: Môn Sinh học giúp chúng ta hình thành và phát triển năng lực sinh học. Ví dụ như
- Nhận thức sinh học.
- Tìm hiểu thế giới sống.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được vào thực tiễn.
Tất cả các phương án trên.
Câu 15: Con người có thể giải quyết những vấn đề ô trường bằng cách
- Dùng vi sinh vật để xử lí nước thải, xử lí dầu trên biển, phân hủy rác thải dể tạo phân bón.
- Tạo ra xăng sinh học
- Nghiên cứu sự biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.
Tất cả các đáp án trên.
Câu 16: Thành tựu cụ thể chứng minh vai trò của ngành Sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
- Vắc-xin phòng ngừa Covid-19.
Tất cả các đáp án còn lại.
- Các giống cây sạch bệnh, sản lượng cao, các giống vật nuôi mới,…
- Lý thuyết về cấu tạo cơ thể người, các bệnh tật và phương pháp chữa bệnh.
Câu 17: Những hiểu biết về não bộ con người không mang lại lợi ích nào dưới đây
- Giúp con người chủ động đưa ra những phương pháp cải thiện trí nhớ.
Tư vấn, chữa trị các vấn đề tâm lí cũng như hành vi của con người.
- Góp phần làm cho Tâm lí học và Khoa học xã hội trở nên sâu sắc hơn.
- Giúp con người đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Câu 18: Sự kết hợp giữa Sinh học và Tin học đem lại những lợi ích
- Nghiên cứu sinh học trên các phần mềm chuyên dụng, các mô hình mô phỏng nhằm hạn chế việc sử dụng sinh vật làm thí nghiệm.
- Kết hợp kiến thức sinh học và các giải pháp công nghệ, tạo ra các thiết bị theo dõi sức khỏe thông minh.
Nghiên cứu sinh học trên các phần mềm chuyên dụng, các mô hình mô phỏng nhằm hạn chế việc sử dụng sinh vật làm thí nghiệm và Kết hợp kiến thức sinh học và các giải pháp công nghệ, tạo ra các thiết bị theo dõi sức khỏe thông minh.
- Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 19: Những nghề nào sau đây thuộc ngành Y học
Bác sĩ, y sĩ, y tá, hộ lí.
- Bác sĩ, kĩ thuật viên, y tá.
- Lập trình viên, dược sĩ, công nhân.
- Chuyên gia xét nghiệm, bác sĩ, kĩ sư.
Câu 20: Ngành nào sau đây có vai trò bảo vệ môi trường
- Lâm nghiệp.
- Thủy sản.
- Y – dược học.
Công nghệ thực phẩm.