Wave

Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 4 Tranh Đông Hồ- nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 4 Tranh Đông Hồ- nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam - sách chân trời sáng tạo. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Nhan đề sa-pô, đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính trong văn bản trên?

  • A. Giúp người đọc dễ dàng tra cứu thông tin.
  • B. Giúp các thông tin chính trong văn bản được thể hiện rõ ràng, mạch lạc.
  • C. Giúp hình thức văn bản trở nên thu hút.
  • D. Không có tác dụng.

Câu 2: Mục đích viết của tác giả là gì?

  • A. Truyền tải những thông tin về nghề tranh dân gian Đông Hồ truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  • B. Kêu gọi sự bảo vệ, giữ gìn, phát huy ngành nghề truyền thống dân tộc.
  • C. Quảng cáo, bán tranh Đông Hồ.
  • D. A và B đúng.

Câu 3: Đề tài thường thấy trong tranh Đông Hồ là gì?

  • A. Những con vật mang yếu tố tâm linh trong văn hóa người dân Việt Nam.
  • B. Những hình ảnh bình dị của làng quê.
  • C. Những nghi lễ truyền thống của người Việt Nam.
  • D. Những lễ hội truyền thống của người dân Việt Nam.

Câu 4: Ý nghĩa của bức tranh "Lợn đàn" là gì?

  • A. Ý nghĩa về sự ấm no, sung túc.
  • B. Ý nghĩa về sự may mắn.
  • C. Ý nghĩa về sự hạnh phúc.
  • D. Cả ba đáp án trên.

Câu 5: Ngoài những hình ảnh mộc mạc của làng quê, tranh Đông Hồ còn đề cập đến vấn đề gì?

  • A. Tình yêu đôi lứa.
  • B. Cảnh đẹp đất nước.
  • C. Mặt trái, những góc khuất của đời sống nông thôn.
  • D. Những câu ca dao, tục ngữ.

Câu 6: Bức tranh nào dưới đây không thuộc đề tài những mặt trái, góc khuất của đời sống nông thôn?

  • A. Đám cưới chuột.
  • B. Đàn gà mẹ con.
  • C. Thầy đồ Cóc.
  • D. Đánh ghen.

Câu 7: Đâu là những gam màu cơ bản trong tranh Đông Hồ?

  • A. Màu đen, màu trắng, màu vàng, màu đỏ.
  • B. Màu đen, màu xanh, màu vàng, màu đỏ.
  • C. Màu đen, màu xanh, màu tím, màu đỏ.
  • D. Màu xanh, màu vàng, màu trắng, màu đỏ.

Câu 8: Thời gian nào là khoảng thời gian cực thịnh của tranh Đông Hồ?

  • A. Cuối thế kỉ XIX đến những năm 40 của thế kỉ XX.
  • B. Cuối thế kỉ XIX đến những năm 50 của thế kỉ XX.
  • C. Cuối thế kỉ XIX đến những năm 60 của thế kỉ XX.
  • D. Cuối thế kỉ XIX đến những năm 70 của thế kỉ XX.

Câu 9: Điều gì đã giúp tranh Đông Hồ vượt qua khó khăn?

  • A. Có những nghệ nhân, những dòng họ giàu tâm huyết với nghề.
  • B. Kịp thời thu mua lại, lưu giữ nhiều bản khắc cổ.
  • C. Phục chế các bản khắc gỗ.
  • D. Cả ba đáp án trên.

Câu 10: Bài đọc “Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hoá dân gian Việt Nam” thuộc thể loại gì?

  • A. Truyện ngắn.
  • B. Trích dẫn tiểu thuyết
  • C. Thời sự
  • D. Văn bản thông tin.

Câu 11: Tranh dân gian Đông Hồ vẽ về gì?

  • A. Các loại máy móc, vũ khí hiện đại theo hướng ngỗ nghĩnh.
  • B. Các cuộc chiến của nhân dân ta với quân xâm lược phương Bắc.
  • C. Những hình ảnh mộc mạc, bình dị của làng quê như gà, lợn, trâu, bò, tôm, cá,…
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Giấy in tranh Đông Hồ là giấy gì?

  • A. Giấy A4.
  • B. Giấy điệp.
  • C. Giấy trắng.
  • D. Giấy Duplex.

Câu 13: Người ta sử dụng kĩ thuật in gì để làm tranh Đông Hồ?

  • A. In khắc gỗ
  • B. In lõm
  • C. In phẳng
  • D. In xuyên.

Câu 14: Có điểm gì nổi bật vào khoảng tháng 7, tháng 8 hàng năm?

  • A. Cả làng đã tất bật chuẩn bị cho mùa tranh Tết, khắp làng rực rỡ sắc màu của giấy điệp, không một mảnh đất trống nào không được người dân làng Hồ tận dụng để phơi giấy.
  • B. Là thời điểm mà vua chúa, quan lại hay qua thăm mà mua đồ ở làng Hồ nên làng rất vui nhôn, tất bật và rực rỡ sắc màu.
  • C. Cả Làng phải đóng cửa, không sản xuất tranh do thiếu nguyên liệu.
  • D. Cả A và B.

Câu 15: Việc cứu nghề tranh Đông Hồ trong bài đọc đề cập đến những hoạt động gì?

  • A. Kịp thời thu mua lại, lưu giữ cả trăm bản khắc cổ.
  • B. Phục chế hàng trăm bản khắc gỗ.
  • C. Sản xuất hàng loạt tranh Đông Hồ nổi tiếng bán ra thị trường.
  • D. Cả A và B.

Câu 16: Tranh dân gian Đông Hồ hấp dẫn người xem ở những thứ gì?

  • A. Màu sắc, bố cục, khuôn hình với các chất liệu hoàn toàn tự nhiên.
  • B. Giá bán phải chăng.
  • C. Màu sắc, đường nét, chất liệu cao cấp, hiện đại nhưng vẫn bảo đảm tính truyền thống.
  • D. Hoạ tiết phong phú, thú vị, phản ánh thực tế xã hội.

Câu 17: Đâu là một nội dung mà tranh dân gian Đông Hồ khai thác?

  • A. Tinh thần thờ cùng tổ tiển.
  • B. Những mặt trái, những góc khuất của đời sống nông thôn với cái nhìn hài hước, sâu sắc.
  • C. Sự trung thành tuyệt đối của người dân đối với các vị vua nhà ở triều đại phong kiến.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Câu nào sau đây không đúng về cách lấy màu sắc để vẽ tranh của nghệ nhân Đông Hồ?

  • A. Màu đen từ than xoan hay than lá tre
  • B. Màu xanh từ gỉ đồng, lá chàm
  • C. Màu vàng từ hoa cúc
  • D. Màu đỏ từ sói son, gỗ vang.

Câu 19: Các nghệ nhân lấy gì để vẽ mẫu?

  • A. Các mảng màu sắc trên trang giấy.
  • B. Loại chủ đề được ưa chuộng nhất ở một thời điểm.
  • C. Đề tài và ý tưởng ngay trong cuộc sống hằng ngày hoặc từ các truyện dân gian.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Câu nào sau đâu không đúng về việc mua bán tranh vào tháng Chạp?

  • A. Mỗi năm một lần, chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 7, 12, 17, 22, 27.
  • B. Chợ tranh đông vui, sầm uất được tổ chức ngay trong đình làng.
  • C. Người buôn tranh mua ở chợ và còn vào từng gia đình đặt và chọn mua.
  • D. Họ mang cả những đặc sản địa phương tới bán và trao đổi.

Câu 21: Xu thế thương mại hoá thời kinh tế thị trường thị trường gần đây đã khiến dòng tranh Đông Hồ gặp vấn đề gì?

  • A. Phát triển mạnh mẽ, vươn ra thế giới.
  • B. Bị kiểm duyệt gắt gao.
  • C. Đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền.
  • D. Cả B và C.