Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 4 Lí ngựa ô ở hai vùng đất
Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 4 Lí ngựa ô ở hai vùng đất - sách chân trời sáng tạo. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1: Đoạn trích “Lí ngựa ô ở hai vùng đất” là của tác giả nào?
- A. Trần Đình Tiến
- B. Phạm Hổ
- C. Thanh Hải
D. Phạm Ngọc Cảnh
Câu 2: Bài đọc thuộc thể loại nào?
A. Lí
- B. Văn bản thông tin
- C. Thơ hát
- D. Thơ
Câu 3: Câu hát nào sau đây có chỗ sai?
A. Hoá vô tận bao điều mơ tưởng ấy.
- B. Làng anh ở ven sông
- C. Thế mà bên em
D. Ai chẳng tin anh đang giong ngựa sắt.
Câu 4: Từ nào ở câu ba vần với từ “mãi” ở câu hai?
- A. đường
- B. giặc
C. bãi
- D. xuôi
Câu 5: Em trong bài đọc thương điều gì?
A. Câu lí ngựa ô em hát cho anh.
- B. Cảm xúc em dành cho anh.
- C. Nỗi nhớ về thời xưa cũ.
- D. Chiến tranh hai miền nam bắc.
Câu 6: Ngựa đi qua những đâu?
- A. Qua phá rộng duềnh doàng lên dợn sóng
- B. Qua truông rậm đến bây giờ anh buộc võng.
- C. Làng anh ở ven sông
D. Cả A và B.
Câu 7: Sông suối miền Trung có đặc điểm gì?
A. Choài ra biển.
- B. Dày như tơ nhện
- C. Nóng lên từng ngày
- D. Hạ xuống thành nền.
Câu 8: Câu “ngựa ghìm cương nơi sông xoè chín cửa” nói nơi nào?
- A. Sông Tiền
- B. Biển
C. Sông Cửu Long
- D. Nơi em đang ở.
Câu 9: Những câu hát ở làng anh có đặc điểm gì?
- A. Là những trải nghiệm bay bổng, tình nghĩa.
- B. Là nơi nuôi anh khôn lớn.
- C. Là nơi anh nghe em hát.
D. Thể hiện tình yêu đôi lứa kết hợp với quang cảnh thiên nhiên.
Câu 10: Những câu hát ở làng em có đặc điểm gì?
- A. Thể hiện không gian chật hẹp, bó cạnh.
- B. Là những trải nghiệm gắn bó với bối cảnh không gian gập ghềnh, rộng mở.
- C. Là hình ảnh khởi gợi nỗi nhớ anh, nỗi nhớ ấy làm em đâu như đá chạm vào tim.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 11: Câu nào sau đây nói đúng về “Lí ngựa ô”?
- A. Là một bài thơ thể hiện tình cảm đôi lứa cùng với những trăn trở không dứt của con người.
- B. Là một điệu lí dùng biểu tượng ngựa ô để thể hiện tình yêu đôi lứa, tục cưới hỏi, rước râu, khát vọng hạnh phúc.
- C. Là một điệu dân ca quan họ, có ảnh hưởng sâu rộng đế nghệ thuật phương Nam.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Làng anh trong bài đọc là chỉ nơi nào?
- A. Nam Bộ
- B. Trung Bộ
- C. Bắc Bộ
D. Quanh đền thờ Thánh Gióng.
Câu 13: Làng em trong bài đọc là chỉ nơi nào?
- A. Bắc Bộ và Trung Bộ
- B. Sài Gòn
C. Trung Bộ và Nam Bộ
- D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 14: Đâu là cách hiểu đúng của câu “Anh lớn lên vó ngựa cuốn về đâu”?
A. Khi anh lớn lên thì câu hát về vó ngựa của Thánh gióng đã cuốn đi đến đâu.
- B. Anh đi đâu trên lưng ngựa khi anh lớn lên.
- C. Ngựa đã cuốn anh về nơi đâu.
- D. Một cách hiểu khác.
Câu 15: Đâu là cách hiểu đúng của câu “Lí ngựa ô em hát đợi bên cầu”?
- A. Em đứng bên cầu hát lí ngựa ô.
- B. Câu hát trao duyên của em ở bên cầu đợi câu hát của anh.
- C. Lí ngựa ô em hát bên cầu khiến anh xao xuyến.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 16: Câu hát nào sau đây không thể hiện trải nghiệm bay bổng, tình nghĩa?
- A. ai cũng ngỡ mình đang đi trong mây
- B. ai chẳng tin mình đang giong ngựa sắt
- C. câu hát bắc cầu qua một thời Quan họ
D. có điều gì như thế ẩn vào trong.
Câu 17: Câu hát nào sau đây không thể hiện trải nghiệm gắn với bối cảnh không gian gập ghềnh, rộng mở?
- A. gập ghềnh câu lí ngựa ô qua
B. ngựa tung bờm bay qua biển lúa
- C. gặp câu hát bền lòng giong ruổi mãi
- D. ngựa ghìm cương nơi sông xoè chín cửa
Câu 18: Những câu hát sau đây nói về điều gì?
bao câu hát ông cha mình gợi lại
sao em thương câu lí ngựa ô này
sao anh nghe đến lần nào cũng vậy
sao chỉ thấy riêng mình em đứng đấy
chỉ riêng mình em hát với anh đây
- A. Lí ngựa ô em hát dành cho anh, hát với anh.
- B. Vó ngựa trời Nam
- C. Tình cảm của anh dành cho người khác.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 19: Những câu hát sau đây nói về điều gì? những năm gần đây
tháng Tư vào hội Gióng
đã hát quen lí ngựa ô rồi
khen câu miền Trung qua truông dài phá rộng
móng gõ mặt thời gian gõ trống
khen câu miền Nam như giục lời mời.
- A. Những âm giai tiết tấu nặng nề nhưng trang nghiêm
- B. Nỗi sợ hãi khi làn điệu dân ca hai miền chạm nhau.
- C. Ý thức bảo tồn hội Gióng.
D. Vùng đất này có thể chia sẻ âm điệu sắc thái câu hát của vùng kia.
Câu 20: Bao trùm bài thơ là điều gì?
- A. Hình ảnh anh và em quấn quýt yêu thương nhau.
- B. Nỗi mong nhớ da diết của người em ở hậu phương đang chờ người anh ở ngoài tiền tuyến trở về.
- C. Âm thanh nhịp điệu những câu hát gợi nhắc vó ngựa Thánh Gióng qua thời gian. Hình tượng ngựa sắt tung bay trên khắp vùng miền đất nước.
D. Tất cả các đáp án trên.