Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 3 Hương sơn phong cảnh
Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 3 Hương sơn phong cảnh - sách chân trời sáng tạo. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1: Tác giả của " Hương Sơn phong cảnh" là ai?
- A. Phạm Tiến Duật.
- B. Nguyễn Vũ Tiềm.
C. Chu Mạnh Trinh.
- D. Đỗ Trung Lai.
Câu 2: Hương Sơn phong cảnh được viết theo thể loại nào?
- A. Thể đồng dao.
B. Thể hát nói.
- C. Thể thơ lục bát.
- D. Thể thơ thất ngôn.
Câu 3: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về thể hát nói?
A. Hát nói là thể loại có nguồn gốc từ Trung Quốc.
- B. Bài hát nói chính thể có 11 câu, chia làm 3 phần.
- C. Trong bài hát nói, quy định vê số tiếng, cách gieo vần và nhịp tương đối tự do.
- D. Khổ giữa trong bài hát nói là nội dung chính của bài hát nói.
Câu 4: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác giả Chủ Mạnh Trinh?
- A. Chu Mạnh Trinh đỗ tiến sĩ năm 1892; năm 1903, ông từ quan về quê.
- B. Ông là người thạo cầm, kì, thị, họa, am hiểu nghệ thuật kiến trúc.
C. Ông đoạt giải nhất thơ Nôm trong cuộc thi vịnh Kiều năm 1905 tại Nghệ An.
- D. Ông là người đã vẽ kiểu chùa Thiên Trù (Hương Sơn) khi trùng tu.
Câu 5: Hương Sơn được mệnh danh là?
- A. Nam thiên đệ nhất chùa.
- B. Nam thiên đệ nhất thác.
- C. Nam thiên đệ nhất hùng quan.
D. Nam thiên đệ nhất động.
Câu 6: Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai?
- A. Là khách tham quan.
- B. Là một người bạn của tác giả.
C. Là tác giả.
- D. Đáp án khác.
Câu 7: Cảm xúc của tác giả được thể hiện trong bốn câu thơ đầu là gì?
- A. Thể hiện sự xúc động nghẹn ngào.
B. Thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú.
- C. Thể hiện sự thờ ơ.
- D. Thể hiện sự say mê.
Câu 8: Vẻ đẹp của Hương Sơn hiện lên như thế nào qua đoạn thơ:
"Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
Thăm thẳm một lang hồng bóng nguyệt,
Chập chờn mấy lối uốn thang mây."
- A. Khung cảnh thơ mộng, trữ tình.
- B. Khung cảnh trang nghiêm.
- C. Khung cảnh nhiều sắc màu.
D. A và C.
Câu 9: Cách ngắt nhịp và gieo vân trong phần cuối có điều gì đặc biệt?
A. Ngắt nhịp và gieo vần tự do.
- B. Ngắt nhịp 3/2/3 hoặc 2/2, gieo vần tự do.
- C. Ngắt nhịp tự do và gieo vần lưng.
- D. Ngắt nhịp 3/2/3 và gieo vần lưng.
Câu 10: Tìm một số từ ngữ gợi tả vẻ đẹp của Hương Sơn qua đoạn thơ sau:
"Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh.
Nhác trông lên ai khéo họa hình,
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
Thăm thẳm một lang hồng bóng nguyệt,
Chập chờn mây lối uốn thang mây."
- A. Khéo họa hình, thăm thẳm, lối uốn thang mây.
- B. Trông lên, long lanh, thăm thẳm, lối uốn thang mây.
- C. Long lanh, thăm thẳm, lối uốn thang mây.
D. Khéo họa hình, long lanh, thăm thẳm, lối uốn thang mây.
Câu 11: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
- A. Tình yêu thiên nhiên, sự say mê cảnh đẹp.
- B. Tình yêu đất nước.
- C. Tình cảm lứa đôi.
D. A và B đúng.
Câu 12: Câu thơ nào sau đây thể hiện nỗi niềm yêu nước thầm kín của tác giả:
- A. Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,
- Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.
B. Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt.
- C. Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh.
- Nhác trông lên ai khéo họa hình,
- D. Càng trông phong cảnh càng yêu.
Câu 13: Cụm từ “Đệ nhất động” trong bài thơ có tác dụng biểu đạt là gì?
- A. Cho người đọc thấy vị thế của động ở Hương Sơn.
- B. Mượn từ ngữ của danh nhân, bậc đế vương để bày tỏ tình cảm tôn vinh vị thế đặc biệt của cảnh đẹp Hương Sơn.
- C. Tạo cảm giác hùng vĩ, trang nghiêm cho không gian Hương Sơn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 14: Những cụm như “thú Hương Sơn ao ước…, giật mình trong giấc mộng, ai khéo hoạ hình…” có tác dụng biểu đạt như thế nào?
- A. Thể hiện cảnh sắc ở Hương Sơn quá đẹp, khiến người ta mê mẩm.
- B. Thể hiện cảm xúc yêu mến xuất hiện trong giấc mộng của chủ thể trữ tình.
- C. Làm nổi bật cảm xúc của chủ thể trữ tình trước không gian hùng vĩ của Hương Sơn.
D. Trực tiếp thể hiện khao khát mãnh liệt, cảm xúc chân thực, lâng lâng hư thực, “cầu được ước thấy”.
Câu 15: Những từ láy tượng hình, tượng thanh như “thỏ thẻ, lững lờ, long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh…” có tác dụng biểu đạt là gì?
- A. Chỉ ra đặc điểm của các sự vật ở Hương Sơn.
- B. Gợi tả mức độ sắc thái của các sự vật, âm thanh ở Hương Sơn.
- C. Hỗ trỡ những cảm xúc của chủ thể trữ tình trong việc bày tỏ những đánh giá về Hương Sơn.
D. Gợi tả đúng những âm thanh, màu sắc, đường nét, vẻ đẹp diễm lệ, quyến rũ, mê hoặc của phong cảnh Hương Sơn.
Câu 16: Câu thơ nào sau đây không sử dụng biện pháp điệp (điệp từ, điệp ngữ)?
A. Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt.
- B. Kìa non non, nước nước, mây mây.
- C. Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng.
- D. Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh.
Câu 17: Biện pháp tu từ điệp trong bài thơ có tác dụng biểu đạt gì?
- A. Gây nên cảm xúc vui chồng lấn lên nhau cho chủ thể trữ tình.
- B. Thể hiện vẻ đẹp kì vĩ, hài hoà, muôn hình muôn vẻ, muôn màu sắc bày ra trước mắt.
- C. Thể hiện cái đặc sắc trong bố trí ở Hương Sơn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 18: Biện pháp tu từ trong hai câu thơ “Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt” và “Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây” là gì?
- A. Ẩn dụ, hoán dụ
- B. Đảo, so sánh.
C. So sánh, ẩn dụ.
- D. So sánh, nhân hoá.
Câu 19: Phép nhân hoá trong cụm “cá nghe kinh” có tác dụng biểu đạt là gì?
- A. Làm sự vật trở nên có hồn, từ đó thể hiện sự sống động, hoà hợp.
- B. Cho thấy sức mạnh phi phàm của đất Phật đã cảm hoá được cả những loài vật.
- C. Thể hiện cách nhìn khác biệt về trần thế của tác giả.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 20: Việc nhập vai vào chủ thể “khách tang hải” có tác dụng gì?
- A. Không có tác dụng gì vì đó chính là bản thân thật của tác giả.
- B. Giúp bài thơ được thể hiện theo một cách mới mẻ, độc đáo và có thể là mang tính khúc triết.
- C. Giúp bộc lộ một cái nhìn tươi mới, cảm xúc ngạc nhiên, sửng sốt, thậm chí choáng ngợp trước vẻ kì thú của Hương Sơn.
D. Cả B và C.