Wave

Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều bài 6 Một số hiểu biết về an ninh mạng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm giáo dục quốc phòng và an ninh 10 bài 6 Một số hiểu biết về an ninh mạng - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hành vi nào sau đây không được làm khi tham gia vào không gian mạng?

  • A. Đăng tải hoặc chia sẻ những thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh lên trang cá nhân trên MXH. 
  • B. Chia sẻ những hình ảnh về quảng bá du lịch của địa phương trên MXH.
  • C. Trao đổi học tập qua thư điện tử hoặc dịch vị tin nhắn trên mạng xã hội. 
  • D. Phản bác các luận điệu thù địch, sai sự thật của một số cá nhân thiếu hiểu biết hoặc các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội.

Câu 2: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, lực lượng nào có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em?

  • A. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng.
  • B. Bộ Khoa học và Công nghệ.
  • C. Bộ Tài chính.
  • D. Bộ Ngoại giao.

Câu 3: Nếu trao đổi thông tin trên mạng, em cần có những thiết bị gì? 

  • A. sách, vở
  • B. máy tính, điện thoại, wifi, dữ liệu di động 4G
  • C. thư, bút
  • D. bút, vở, điện thoại

Câu 4: Khi bạn nhấn vào đường link lạ trên mạng xã hội thì có thể dẫn đến hậu quả gì?

  • A. Bị chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội.
  • B. Bị kẻ xấu thu thập thông tin cá nhân.
  • C. Thiết bị của bạn sẽ bị nhiễm virut.
  • D. Cả 03 đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Có nên đăng ảnh giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân lên mạng xã hội không?

  • A. Có. Giúp mọi người xác thực được chủ tài khoản mạng xã hội.
  • B. Không. Các đối tượng xấu có thể lấy hình ảnh, thông tin cá nhân từ giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để đi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, vay nợ…
  • C. Có. Vì nó không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng.
  • D. Có vì có thể chứng minh đấy là tài khoản của mình.

Câu 6: Cần phải bảo vê an ninh mạng vì:

  • A. Mạng xã hội đã và đang trở thành nơi cung cấp thông tin cho rất nhiều người. Thông tin sai lệc có thể ảnh hưởng đến hiểu biết của người dùng mạng xã hội.
  • B. Vì giới trẻ ngày nay rất thích sử dụng mạng xã hội.
  • C. Để bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 
  • D. Mạng xã hội có thể liên kết với nhiều nước trên thế giới.

Câu 7: Minh và Tú cùng một trường, giữa hai bên thường xuyên xảy ra cãi vã. Hai người cũng thường xuyên đăng tải một số thông tin nói xấu nhau trên mạng xã hội. Theo em, hành trong trường hợp này ai đúng, ai sai?

  • A. Minh sai
  • B. Tú sai
  • C. Minh và Tú sai
  • D. Không ai sai

Câu 8: Ý nào dưới đây nêu lên lí do về sự cần thiêt phải ban hành Luật An ninh mạng:

  • A. Phòng ngừa, xử lí hành vi xâm phạm an ninh mạng.
  • B. Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạnh.
  • C. Quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 9: N.T.Q đăng tải thông tin sai sự thật liên quan đến hoạt động Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) trên mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới hình ảnh của Ngân hàng trước công chúng. Theo em, N.T.Q có bị xử phạt không?

  • A. Có 
  • B. Không

Câu 10: Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm:

  • A. Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân
  • B. Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất  an ninh, trật tự
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 11: Ý nào dưới đây là biện pháp để bảo vệ thông tin cá nhân khi tham gia vào mạng internet?

  • A. Không tùy tiện kết nối vào các mạng wifi công cộng và các mạng wifi miễn phí.
  • B. Sử dụng phần mềm diệt virut có bản quyền, đặt mật khẩu có độ an toàn cao cho thiết bị cá nhân như máy tính, điện thoại thông minh.
  • C. Thường xuyên cập nhật hệ điều hành mới nhất, kích hoạt tính năng xác thực nhiều bước để bảo vệ tài khoản người dùng.
  • D. Chia sẻ thông tin cá nhân có chọn lọc khi tham gia MXH, không trả lời tin nhắn từ người lạ, không mở thư từ những người lạ gửi đến.
  • E. Thường xuyên kiểm tra quyền riêng tư, tính bảo mật trên thiết bị và nhật kí hoạt động để phát hiện các dấu hiệu bất thường. 
  • F. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 12: Ý nào dưới đây là phương thức phổ biến mà các đối tượng xấu thường sử dụng để đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng internet?

  • A. Thông qua các trang mạng có nội dung hấp dẫn thu hút người dùng, khi người dùng truy cập sẽ tự động cài mã độc vào máy để thu thập thông tin.
  • B. Gửi tin nhắn dụ người dùng truy cập vào đường dẫn mở tới một trang mạng do đối tượng lập sẵn. Người dùng sẽ bị đánh cắp dữ liệu cá nhân nếu điền thông tin trên trang mạng này.
  • C. Gửi thư điện tử có đính kèm các tệp tin có chứa mã độc, khi người dùng mở thư mã độc sẽ lây nhiễm vào thiết bị. 
  • D. Thông qua thiết bị ngoại vi và các thiết bị lưu trữ nhiễm mã độc khi được kết nối vào máy tính sẽ tiến hành thu thập dữ liệu, khi có điều kiện kết nối internet mã độc sẽ gửi dữ liệu ra máy chủ đặt ở nước ngoài. 
  • E. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 13: Phương pháp điều khiển truy cập có hiệu quả và an toàn nhất đối với mạng không dây là

  • A. Mã hóa WEP 40 bit
  • B. VPN
  • C. Nhận dạng bảo mật mạng
  • D. Mã hóa WEP 128 bit

Câu 14: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, nguồn kinh phí nào phục vụ công tác bảo vệ an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị?

  • A. Ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.
  • B. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tự huy động nguồn kinh phí.
  • C. Ngân sách của cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan.
  • D. Huy động từ các doanh nghiệp ngoài.

Câu 15: Để chủ động phòng tránh tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, người dân cần làm gì?

  • A. Không truy cập vào đường link lạ được gửi qua tin nhắn (SMS, Facebook, Zalo…) và không chia sẻ mã OTP cho người khác.
  • B. Khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn nghi vấn, không rõ ràng, người dân cần liên hệ với Tổng đài chăm sóc khách hàng của Ngân hàng, nhà mạng để kiểm tra, xác thực hoặc liên hệ với cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn giải quyết.
  • C. Không chuyển tiền cho những đối tượng quen biết qua mạng xã hội.
  • D. Cả 03 đáp án trên đều đúng.

Câu 16: Môi trường mà trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua mạng viễn thông và mạng máy tính được gọi là

  • A. Mạng.
  • B. An ninh mạng.
  • C. Viễn thông.
  • D. Truyền thông.

Câu 17: Những biện pháp để bảo mật thông tin cá nhân; phòng, chống vi phạm pháp luật khi tham gia vào MXH:

  • A. Sử dụng phần mềm diệt virut có bản quyền, đặt mật khẩu có độ an toàn cao cho thiết bị cá nhân như máy tính, điện thoại thông minh. 
  • B. Không tùy tiện kết nối vào các mạng wifi công cộng và các mạng wifi miễn phí.
  • C. Thường xuyên cập nhật hệ điều hành mới nhất, kích hoạt tính năng xác thực nhiều bước để bảo vệ tài khoản người dùng.
  • D. Chia sẻ thông tin cá nhân có chọn lọc khi tham gia MXH, không trả lời tin nhắn từ người lạ, không mở thư từ những người lạ gửi đến.
  • E. Thường xuyên kiểm tra quyền riêng tư, tính bảo mật trên thiết bị và nhật kí hoạt động để phát hiện các dấu hiệu bất thường. 
  • F. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 18: “An ninh mạng” là gì?

  • A. Là sự giám sát hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
  • B. Là sự kiểm tra hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
  • C. Là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
  • D. Là sự phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng

Câu 19: An và Bình là hai bạn thân từ khi còn là học sinh tiểu học đến THCS, nhưng đến năm lớp 10 thì hai bạn không còn thân thiết với nhau nữa. Bình đã dùng tài khoảng MXH của mình để đăng tải các thông tin cá nhân của An như tính cách, những đặc điểm trên cơ thể và nhận được nhiều bình luận từ người dùng trên MXH. An rất buồn và đề nghị Bình gỡ bỏ các thông tin trên nhưng Bình không gỡ, dẫn đến việc An phải xin chuyển trường. 

Việc Bình dùng mạng để đăng tải các thông tin cá nhân của An như trên có vi phạm pháp luật không?

  • A. Đúng
  • B. Sai 

Câu 20: Luật An ninh mạng năm 2018 gồm

  • A. 07 chương, 34 điều
  • B. 07 chương, 43 điều.
  • C. 08 chương, 34 điều.
  • D. 08 chương, 43 điều.

Bài viết liên quan