Wave

Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều bài 4 Các tư thế, động tác vận động trong chiến đấu

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm giáo dục quốc phòng và an ninh 10 bài 4 Các tư thế, động tác vận động trong chiến đấu - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trường hợp nào vận dụng và thực hiện các động tác chạy khom?

  • A. vận dụng trong trường hợp vượt qua địa hình trống trải trong tầm nhìn hoặc tránh bom đạn của địch. 
  • B. vận dụng khi gần sát địch, cần hạ thấp thân người; khi vận động qua khu vực bằng phẳng, trống trải, hỏa lực địch bắn thẳng. 
  • C. vận dụng khi ta ở gần địch, địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi, cần thu hẹp diện tích cơ thể, vận động nhẹ nhàng. 
  • D. vận dụng nơi địa hình có vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi; vận động qua những nơi địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, địch có thể nghe thấy như nơi gạch ngói, sỏi đá lởm chởm, cành khô, lá cây.

Câu 2: giải thích việc các tư thế, động tác cơ bản trong chiến đấu có ý nghĩa rất quan trọng đối với người chiến sĩ khi vận động trên chiến trường?

  • A. Giúp người chiến sĩ biết lợi dụng địa hình, địa vật.
  • B. Giúp chiến sĩ quan sát, nắm chắc mọi tình hình nhanh chóng tiếp cận mục tiêu, tiêu diệt địch, bảo vệ mình, tránh được thương vong trong chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. 
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 3: Trường hợp nào vận dụng và thực hiện các động tác bò cao?

  • A. vận dụng trong trường hợp vượt qua địa hình trống trải trong tầm nhìn hoặc tránh bom đạn của địch. 
  • B. vận dụng khi gần sát địch, cần hạ thấp thân người; khi vận động qua khu vực bằng phẳng, trống trải, hỏa lực địch bắn thẳng. 
  • C. vận dụng khi ta ở gần địch, địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi, cần thu hẹp diện tích cơ thể, vận động nhẹ nhàng. 
  • D. vận dụng nơi địa hình có vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi; vận động qua những nơi địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, địch có thể nghe thấy như nơi gạch ngói, sỏi đá lởm chởm, cành khô, lá cây.

Câu 4: Trường hợp nào vận dụng và thực hiện các động tác đi khom?

  • A. khi ta còn ở tương đối xa địch, trong điều kiện địa hình có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc đêm tối, trời mưa, sương mù, địch khó phát hiện.
  • B. khi ta ở tương đối gần địch, nơi địa hình có vật che đỡ, che khuất cao ngang tầm ngực. 
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 5: Trường hợp nào vận dụng và thực hiện các động tác đi trườn?

  • A. vận dụng trong trường hợp vượt qua địa hình trống trải trong tầm nhìn hoặc tránh bom đạn của địch. 
  • B. vận dụng khi gần sát địch, cần hạ thấp thân người; khi vận động qua khu vực bằng phẳng, trống trải, hỏa lực địch bắn thẳng. 
  • C. vận dụng khi ta ở gần địch, địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi, cần thu hẹp diện tích cơ thể, vận động nhẹ nhàng. 
  • D. vận dụng nơi địa hình có vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi; vận động qua những nơi địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, địch có thể nghe thấy như nơi gạch ngói, sỏi đá lởm chởm, cành khô, lá cây.

Câu 6: Người chiến sĩ có thể vận dụng động tác đi khom trong điều kiện địa hình, địa vật thấp hơn tầm ngực không? 

  • A. Có
  • B. Không

Câu 7: Nội dung nào sau đây không đúng với tư thế, động tác Trườn?

  • A. Người nằm sấp, bụng ép sát mặt đất
  • B. Súng đặt bên phải dọc theo thân người
  • C. Hai chân duỗi thẳng, mũi bàn chân chống xuống đất
  • D. Yêu cầu tư thế động tác như lê thấp

Câu 8: Động tác trườn thường vận dụng trong những trường hợp nào?

  • A. Khi gần sát địch, cần hạ thấp thân người.
  • B. Khi vận động qua khu vực bằng phẳng, trống trải, hỏa lực địch bắn thẳng. 
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 9: Khi dùng tư thế, động tác Trườn ở địa hình bằng phẳng thì súng mang như thế nào?

  • A. Súng đặt bên phải dọc theo thân người, nòng hướng về phía trước, hộp tiếp đạn quay vào trong
  • B. Để súng lên cẳng chân và tiến về phía trước
  • C. Đeo sau lưng để trườn không ảnh hưởng đến súng, đạn
  • D. Súng đặt bên phải dọc theo thân người, nòng hướng về phía trước, hộp tiếp đạn quay ra ngoài

Câu 10: Tư thế, động tác Đi khom, nội dung nào sau đây không có?

  • A. Đi khom thấp khi không có địch
  • B. Đi khom khi không có chướng ngại vật
  • C. Đi khom khi có chướng ngại vật
  • D. Đi khom cao

Câu 11: Ý nào dưới đây nhận xét đúng về động tác đi khom với động tác chạy khom?

  • A. Động tác đi khom với động tác chạy khom giống nhau ở vận dụng trong trường hợp gần địch có địa hình, địa vật che khuất.
  • B. Động tác đi khom với động tác chạy khom khác nhau ở động tác cơ bản như động tác đi khom, chỉ khác: tốc độ nhanh hơn, bước chân dài hơn.
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 12: Trong chiến đấu, tư thế, động tác Trườn được vận dụng trong các trường hợp nào?

  • A. Ở nơi cách địch với cự li vừa phải
  • B. Để vượt qua nơi địa hình ngập nước
  • C. Để chui qua hàng rào của địch
  • D. Là động tác thực hiện sau đi khom

Câu 13: Tại sao thường vận dụng động tác bò cao nơi có vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi?

  • A. để thuận tiện ẩn nấp.
  • B. để vận động qua những nơi địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, địch có thể nghe thấy như nơi gạch ngói, sỏi đá lởm chởm, cành khô, lá cây hoặc khi cần dùng tay dò gỡ mìn. 
  • C. để vận động qua những nơi địa hìnhrừng núi.
  • D. để bên mình dễ theo dõi đội hình bố trí.

Câu 14: Nội dung nào sau đây không phải là yêu cầu của các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường?

  • A. Luôn quan sát địch, địa hình, địa vật và đồng đội
  • B. Vận dụng các tư thế vận động phù hợp ở mọi địa hình
  • C. Hành động mưu trí, mau lẹ, bí mật
  • D. Hạn chế quan sát, chớp thời cơ tiến thẳng tới mục tiêu

Câu 15: Ý nào dưới đây nhận xét đúng về  trưởng hợp vận dụng của động tác lê cao so với động tác bò cao?

  • A. 2 trường hợp giống nhau ở việc thường vận dụng động tác bò cao nơi có vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi. Thực hiện khi chiến sĩ giữ súng tiểu liên AK. 
  • B. 2 trường hợp khác nhau ở việc động tác bò cao tốc độ nhanh hơn.
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 16: Các tư thế, động tác vận động cơ bản trên chiến trường bao gồm:

  • A. Lăn, lê, lăn dài, bò, trườn, vọt tiến
  • B. Chạy, bò cao, lê, tiến, lùi, vọt tiến
  • C. Chạy, chạy cao, bò cao, lê, lăn dài, vọt tiến
  • D. Đi khom, chạy khom, bò cao, lê, trườn, vọt tiến

Câu 17: Một trong những nội dung yêu cầu của tư thế, động tác vận động cơ bản trên chiến trường là gì?

  • A. Nên vận dụng tư thế vận động thấp cho an toàn
  • B. Vận dụng các tư thế vận động cho phù hợp
  • C. Phải vận dụng đủ các tư thế vận động cơ bản
  • D. Sử dụng tư thế vận động lê, trườn đảm bảo an toàn nhất

Câu 18:  Đi khom có động tác nào?

  • A. Đeo súng, người phải cao thấp theo địa hình
  • B. Trong chiến đấu luôn phải dùng đi khom thấp
  • C. Đi khom thấp và đi khom vừa
  • D. Đi khom thấp và đi khom cao

Câu 19: Khi đến gần địch, tuỳ theo địa hình, địa vật phải thực hiện tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường?

  • A. Chạy tốc độ
  • B. Vọt tiến
  • C. Chạy nhanh
  • D. Chạy nước rút

Câu 20: Tư thế, động tác nào sau đây không có trong các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường?

  • A. Bò cao
  • B. Lê cao
  • C. Lê thấp
  • D. Lê vừa

Bài viết liên quan