Wave

Trắc nghiệm Vật lí 7 cánh diều bài 15 Từ trường

Giaibaitapsgk cung cấp bộ tài liệu đủ bài giải 7 theo chương trình mới sách Cánh Diều. Kèm hướng dẫn giải đề 7 học kì 2 Cánh Diều giúp các em nâng cao khả năng tính toán và giành được điểm số cao trong kì thi sắp tới.

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 bài 15 Từ trường - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các vật liệu từ khi đặt trong từ trường sẽ

  • A. Chịu tác dụng của lực từ.
  • B. Chịu tác dụng của lực đàn hồi.
  • C. Có dòng điện chạy qua.
  • D. Phát sáng.

Câu 2: Ta nhận biết từ trường bằng cách nào? 

  • A. Điện tích thử 
  • B. Nam châm thử 
  • C. Dòng điện thử 
  • D. Bút thử điện

Câu 3: Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại

  • A. Từ trường.
  • B. Trọng trường.
  • C. Điện trường.
  • D. Điện từ trường.

Câu 4: Lực tác dụng của nam châm lên các vật có từ tính và các nam châm khác gọi là gì?

  • A. Lực điện.
  • B. Lực hấp dẫn.
  • C. Lực ma sát.
  • D. Lực từ.

Câu 5: Chọn phát biểu đúng về từ phổ và từ trường? 

  • A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường
  • B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện 
  • C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu 
  • D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh

Câu 6: Từ trường tồn tại ở đâu?

  • A. Xung quanh điện tích đứng yên.
  • B. Xung quanh nam châm.
  • C. Xung quanh dây dẫn mang dòng điện.
  • D. Cả B và C.

Câu 7: Xung quanh vật nào sau đây có từ trường?

  • A. Bóng đèn đang sáng.
  • B. Cuộn dây đồng đang nằm trên kệ.
  • C. Thanh sắt đặt trên bàn.
  • D. Ti vi đang tắt.

Câu 8: Ta có thể quan sát từ phổ của một nam châm bằng cách rải các

  • A. vụn nhôm vào trong từ trường của nam châm.
  • B. vụn sắt vào trong từ trường của nam châm.
  • C. vụn nhựa vào trong từ trường của nam châm.
  • D. vụn của bất kì vật liệu nào vào trong từ trường của nam châm.

Câu 9: Lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt tại vị trí nào trên hình vẽ là mạnh nhất?

Lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt tại vị trí nào trên hình vẽ là mạnh nhất?

  • A. Vị trí 1.
  • B. Vị trí 2.
  • C. Vị trí 3.
  • D. Vị trí 4.

Câu 10: Chiều của đường sức từ của một thanh nam châm cho ta biết

  • A. chiều chuyển động của thanh nam châm.
  • B. chiều của từ trường Trái Đất.
  • C. chiều quay của thanh nam châm khi treo vào sợi dây.
  • D. tên các từ cực của nam châm.

Câu 11: Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở những vùng nào?

  • A. Ở vùng xích đạo.
  • B. Chỉ ở vùng Bắc Cực.
  • C. Chỉ ở vùng Nam Cực.
  • D. Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực.

Câu 12: Dưới đây là hình ảnh về

Dưới đây là hình ảnh về

  • A. Từ trường.
  • B. Đường sức từ.
  • C. Từ phổ.
  • D. Cả A và B.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Mỗi thanh nam châm thẳng có hai cực.
  • B. Ở thanh nam châm thẳng, lực từ mạnh nhất ở giữa thanh.
  • C. Mỗi thanh nam châm chữ U chỉ có một cực.
  • D. Ở thanh nam châm chữ U, lực từ mạnh nhất ở giữa chữ U (phần cong nhất).

Câu 14: Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường? 

  • A. Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên 
  • B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam. 
  • C. Đặt ở đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc – Nam 
  • D. Đặt ở đó một kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc - Nam 

Câu 15: Chọn đáp án sai.

  • A. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường.
  • B. Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường.
  • C. Vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp mau thì từ trường ở đó yếu.
  • D. Cả ba đáp án trên đều sai.

Câu 16: Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau: Cực Bắc của nam châm là: 

Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau: Cực Bắc của nam châm là:

  • A. Ở 2 
  • B. Ở 1 
  • C. Nam châm thử định hướng sai 
  • D. Không xác định được

Câu 17: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết sự tồn tại của từ trường?

  • A. Nhiệt kế.
  • B. Đồng hồ.
  • C. Kim nam châm có trục quay.
  • D. Cân.

Câu 18: Chọn phát biểu sai khi mô tả từ phổ của một nam châm thẳng.

  • A. Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong.
  • B. Các đường cong này nối từ cực này sang cực kia của thanh nam châm.
  • C. Các mạt sắt được sắp xếp dày hơn ở hai cực của nam châm.
  • D. Dùng mạt sắt hay mạt nhôm thì từ phổ đều có dạng như nhau.

Câu 19: Tại điểm nào (A, B, C, D) trên hình dưới đây, từ trường là mạnh nhất?

Tại điểm nào (A, B, C, D) trên hình dưới đây, từ trường là mạnh nhất?

  • A. Điểm A
  • B. Điểm B
  • C. Điểm C
  • D. Điểm D

Câu 20: Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ là

  • A. những đường thẳng đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.
  • B. những đường thẳng đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm.
  • C. những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.
  • D. những đường cong đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm.

Câu 21: Các hình nào dưới đây là sai?

Các hình nào dưới đây là sai?

  • A. Hình A, B, C, E, G và H
  • B. Hình A, B, C, D, E và H
  • C. Hình B, C, D, E, F và G
  • D. Hình A, C, D, E, F và H

Câu 22: Đường sức từ của nam châm không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Càng gần hai cực, các đường sức từ càng gần nhau hơn.
  • B. Mỗi một điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ đi qua.
  • C. Đường sức từ ở cực Bắc luôn nhiều hơn ở cực Nam.
  • D. Đường sức từ có hướng đi vào cực Nam và đi ra cực Bắc của nam châm.

Câu 23: Hình dưới đây cho biết một số đường sức từ của nam châm thẳng. Hãy xác định tên hai cực của nam châm dưới đây?

Hình dưới đây cho biết một số đường sức từ của nam châm thẳng. Hãy xác định tên hai cực của nam châm dưới đây?

  • A. A là cực Bắc, B là cực Nam.
  • B. A là cực Nam, B là cực Bắc.
  • C. A và B đều là cực Bắc.
  • D. A và B đều là cực Nam.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Xung quanh nam châm có từ trường của nam châm đó.
  • B. Ở hình ảnh từ phổ của nam châm, nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu hơn.
  • C. Trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường mạnh thì lực từ mạnh, nơi nào từ trường yếu hơn thì lực từ yếu hơn.
  • D. Trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường mạnh hơn thì đường sức từ thưa hơn.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Xung quanh nam châm luôn có từ trường.
  • B. Xung quanh nam châm luôn có từ trường. Khi có nam châm khác đặt trong từ trường này thì nam châm đó sẽ chịu tác dụng của từ trường.
  • C. Xung quanh nam châm luôn có từ trường. Khi có vật có tính chất từ đặt trong từ trường này thì sẽ chịu tác dụng của từ trường.
  • D. Chỉ khi nam châm A (hay vật được làm từ vật liệu từ) đặt gần một nam châm B thì lúc đó xung quanh nam châm B mới xuất hiện một từ trường và từ trường này tác dụng lực từ lên nam châm A (hay tác dụng lực từ lên vật được làm từ vật liệu từ).

Đừng quên xem thêm bộ đề thi giữa học kì, đề thi cuối kì và cuối năm môn 7 đã được chúng tôi tổng hợp dưới đây. Sử dụng bộ đề thi này các em học sinh có thể củng cố kiến thức và làm quen với những câu hỏi thường gặp một cách hiệu quả. Từ đó giành được số điểm cao trong kì thi sắp tới.

Nếu thấy nội dung hướng dẫn giải bài tập 7 bài 1,2,3,... chi tiết của Giaibaitapsgk hữu ích thì đừng quên theo dõi website của chúng tôi. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bộ từ vựng lớp 7 theo từng unit để ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả; bộ đề thi 7 học kì 1, học kì 2 được chúng tôi cập nhật tháng 09 năm 2023.