Wave

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì II

Toàn bộ kiến thức trong SGK lớp 7 tập 1, tập 2 đều được Giaibaitapsgk tổng hợp và biên soạn trong khoảng 20 câu hỏi trắc nghiệm. Với mục lục chia theo từng tuần học kèm theo chủ đề tương ứng giúp các em rút ngắn thời gian tra cứu và lựa chọn bộ đề để ôn tập. Tham khảo bộ đề này cũng giúp các em làm quen với hình thức thi trắc nghiệm hiệu quả.

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Có thể rút ra những bài học nào từ  "Đẽo cày giữa đường"?

  • A. Phê phán người không có chính kiến của mình
  • B. Cần lắng nghe ý kiến và có chọn lọc xem ý kiến nào phù hợp với bản thân
  • C. Đừng tin vào những gì bạn nghe mà hãy tin vào những gì bạn trải nghiệm
  • D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 2: Chỉ ra thành ngữ trong các câu sau: 

Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân tử; nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường.

(An-phông-xơ Đô-đê (Alphonse Daudet), Buổi học cuối cùng)

  • A. ba chân bốn cẳng
  • B. cám dỗ tôi 
  • C. quy tắc về phân tử
  • D. tôi cưỡng lại được

Câu 3: Tục ngữ là gì? 

  • A. là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.
  • B. là một loại hình văn học dân gian. Ca dao Việt Nam rất hay và ý nghĩa, có nhiều nội dung truyền lại kinh nghiệm của cha ông ta từ xa xưa để lại, được truyền miệng từ đời này qua đời khác. 
  • C. là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nhiệm dân gian về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.

Câu 4: Biện pháp nói quá ít được dùng trong văn bản nào?

  • A. Văn bản tự sự
  • B. Văn bản miêu tả
  • C. Văn bản hành chính, khoa học
  • D. Văn bản biểu cảm

Câu 5: Trong truyện "Con hổ có nghĩa", khi được bác tiều phu cứu sống, con hổ trắng đã tạ ơn bác bằng cách nào?

  • A. Con hổ chỉ cho bác tiều phu những nơi nhiều củi.
  • B. Hổ đem dê lợn đến để ngoài cửa nhà bác tiều.
  • C. Con hổ tặng cho bác tiều phu một thỏi bạc trắng.
  • D. Con hổ tặng cho bác tiều phu một con nai.

Câu 6: Tác giả văn bản  "Cuộc chạm trán trên đại dương" là ai?

  • A. Giuyn Véc - nơ 
  • B. William Shakespeare
  • C. Jacob Ludwig Karl
  • D. Lev Nikolayevich Tolstoy

Câu 7: Con cá thiết kình trong "Hai Vạn dặm dưới biển" có gì khác thường?

  • A. là một loài cá voi có răng thuộc họ cá heo đại dương.
  • B. nhỏ hơn, dài khoảng 5 – 7m, với cân nặng từ 3 đến 4 tấn
  • C. xuất hiện những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của cá thiết kình cũng phụt tắt.
  • D. có thể sinh sản đến khoảng 40 tuổi.

Câu 8: Điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc?

  • A. Các sự kiện, sự việc phải xoay quanh những sự kiện trọng tâm
  • B. Các phần, các đoạn trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau hô ứng nhau nhằm làm chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc
  • C. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt
  • D. Cả B và C đều đúng

Câu 9: Phương thức biểu đạt của văn bản "Đường vào trung tâm vũ trụ" là gì?

  • A.Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Liệt kê
  • D. Thuyết minh

Câu 10: Các nhân vật nào xuất hiện trong văn bản "Đường vào trung tâm vũ trụ"?

  • A. nhân vật "tôi"
  • B. nhân vật "tôi", Thần Đồng, Thần Thoại
  • C. Thần Đồng
  • D. Thần Thoại

Câu 11: Dấu chấm lửng trong câu văn sau được dùng với dụng ý gì?

"Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Điền. Đối với thị, trăng chỉ là...đỡ tốn hai xu dầu!"

(Nam Cao)

  • A. Tỏ ý hài hước.
  • B. Tỏ ý mỉa mai, chua chát.
  • C. Tỏ ý thông cảm.
  • D. Tỏ ý bực tức.

Câu 12: Từ nhan đề văn bản "Dấu ấn Hồ Khanh", người đọc biết được nội dung chính của văn bản là gì?

  • A. sự hình thành Hồ Khanh.
  • B. sự biến mất của Hồ Khanh.
  • C. những dấu ấn mà Hồ Khanh tạo nên.
  • D. sự biến chuyển của thừi tiết.

Câu 13: Thời điểm và sự kiện quan trọng nào đã làm thay đổi cuộc đời của Hồ Khanh?

  • A. Hồ Khanh có nhiều người tham quan.
  • B. Hồ Khanh hình thành.
  • C. Hồ Khanh được người dân trong làng giới thiệu với những nhà khoa học đến tìm hiểu, nghiên cứu hang động từ năm 1999.
  • D. Hồ Khanh trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng.

Câu 14: Tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn trong "Bản đồ dẫn đường" là gì?

  • A. lôi cuốn người đọc vào văn bản và suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện ngụ ngôn.
  • B. tạo nét riêng cho văn bản. 
  • C. giúp người đọc dễ hình dung câu chuyện.
  • D. không có tác dụng gì đặc biệt.

Câu 15: Liên kết trong văn bản cần phải

  • A. Liên kết về nội dung
  • B. tùy thuộc ý đồ nghệ thuật của người viết
  • C. Liên kết cả về nội dung và hình thức
  • D. Liên kết về hình thức với các phương tiện liên kết rõ ràng

Câu 16:  Trong văn bản "Hãy cầm lấy và đọc", lí lẽ nào được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại?

  • A. Đọc là một sở thích của mỗi người.
  • B. Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.
  • C. Không có đọc con người không thể sống.
  • D. Đọc hay không đọc không quan trọng.

Câu 17: Dòng nào sau đây không phải là thuật ngữ khoa học?

  • A. Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít 
  • B. Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. 
  • C. Văn học Nga chỉ ngành văn học được viết bằng tiếng Nga hoặc do những người mang quốc tịch Nga viết. 
  • D. Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, có trong sông, hồ, biển,…

Câu 18: Tác giả của "Nói với con" là ai?

  • A. Y Phương
  • B. Trần Đăng Khoa
  • C. Nguyễn Khoa Điềm
  • D. Hữu Thỉnh

Câu 19: Câu thơ "Người đồng mình thương lắm con ơi" (Nói với con - Y Phương) có sử dụng thành phần biệt lập nào?

  • A. Thành phần gọi - đáp.
  • B. thành phần tình thái.
  • C. Thành phần cảm thán.
  • D. Thành phần phụ chú.

Câu 20: Trong văn bản "Thủy tiên tháng Một",  hiện tượng thời tiết hiện nay đang diễn ra cực đoan như thế nào?

  • A. Ở Việt Nam, thời tiết nóng lên dần, nhiệt độ tăng cao khiến nhiều con sống khô cạn.
  • B. Ở Việt Nam, điển hình là hiện tượng thời tiết biến đổi khiến nhiệt độ lạnh dần, cây cối khó sinh trưởng.
  • C. Ở Việt Nam, điển hình là hiện tượng khô hạn và mưa cực đoan ở miền Trung; rét đậm và rét hại ở miền núi phía Bắc; hạn hán và xâm nhập mặn ở miền Nam.
  • D. Ở Bắc cực băng tan nhiều.

Câu 21: Văn bản "Thủy tiên tháng Một" thuộc thể loại gì?

  • A. truyền thuyết
  • B. văn bản nghị luận
  • C. văn bản thuyết minh
  • D. truyện ngắn

Câu 22: Các thành phần của cước chú trong văn bản "Thủy tiên tháng Một" là:

  • A. Kí hiệu đánh dấu đối tượng được chú thích
  • B. Dấu hai chấm
  • C. Tên đối tượng được chú thích
  • D. Nội dung cước chú
  • E. Các ý trên đều đúng

Câu 23: Trích dẫn thứ cấp là gì?

  • A. là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết.
  • B. là hành động đề cập đến một cái gì đó bằng văn bản hoặc lời nói để sao lưu một nguồn thông tin.
  • C. là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc.
  • D. là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác.

Câu 24: Trong văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" người Lô Lô đã chuẩn bị những gì?

  • A. Gói bánh trưng, gói giò.
  • B. Thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng và hoàn tất các thủ tục để tiến hành lễ rửa làng.
  • C. Chơi các trò chơi dân gian.
  • D. Đi thăm gia đình, hàng xóm, người quen biết.

Câu 25: Mục đích của tác giả khi viết văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" là gì?

  • A. giới thiệu người Lô Lô.
  • B. giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô.
  • C. giới thiệu về nhà của người Lô Lô.
  • D. giới thiệu phong tục của người Lô Lô.

Câu 26: Vì sao tác giả của văn bản "Bản tin về hoa anh đào" lại cho rằng để viết một bản tin về hoa anh đào, người bạn của mình đã phải vượt qua nhiều “khó khăn”, “chướng ngại”?

  • A. vì hoa anh đào rất hiếm.
  • B. vì rất khó để theo dõi quá trình sinh trưởng của hoa anh đào
  • C. vì với nhiều người, đó là thứ xa xỉ viễn mơ. Nó cũng có thể bị lạc lõng ngay trên trang báo bảo vì nó không phải là thông tin giật gân, thông tin được nhiều người ưa chuộng.
  • D. vì những người viết không thật sự yêu thích hoa anh đào.

Câu 27: Giải nghĩa từ "kí giả" trong bài "Bản tin về hoa anh đào".

  • A. người viết văn
  • B. người viết báo, nhà báo
  • C. người sáng tác thơ
  • D. người sáng tác âm nhạc

Câu 28: Từ "Ưu" trong "Ưu tú" có nghĩa là gì?

  • A. truyền đạt, truyền hình, truyền khẩu, truyền kỳ, truyền miệng, truyền thuyết,...
  • B. tư duy, tâm tư, tương tư, vô tư, tư tưởng,..
  • C. sắc thái, sắc độ, sắc tố,...
  • D. ưu điểm, ưu tú, hạng ưu, ưu ái,...

Câu 29: Từ Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập

  • A. Xã tắc
  • B. đất nước
  • C. Sơn thủy
  • D. Giang sơn

Câu 30: Trong tác phẩm "Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)", người viết tập trung bàn luận về:

  • A. Nội dung của câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.
  • B. Vai trò của vai "tôi" trong tác phẩm.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 31: Đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là gì?

  • A. Đưa ra các lí lẽ làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
  • B. cung cấp đúng sự thật đối với toàn bộ thông tin, trong văn bản không mang tính chất hư cấu như văn nghị luận, miêu tả, tự sự,… 
  • C. trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. 
  • D. Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho ý kiến hoặc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

Câu 32: Văn bản "Mon và Mên đang ở đâu?" được trích từ:

  • A. tạp chí Văn học và Tuổi trẻ.
  • B. tạp chí điện tử.
  • C. Báo hoa học trò.
  • D. Báo Sức khỏe & Đời sống.

Câu 33:  Ý nghĩa của câu thành ngữ "chuyển núi dời sông" là:

  • A. việc cực kì vĩ đại, lớn lao
  • B. mất cả
  • C. tất cả mọi thứ, từ quý giá đến loại tầm thường, rẻ rúng nhất
  • D. vội vã tất tưởi

Câu 34: Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ là gì?

  • A. dài dòng, khó hiểu.
  • B. ngắn gọn nhưng quá khó hiểu.
  • C. rất khó sử dụng trong giao tiếp hằng ngày.
  • D. ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, có vần điệu.

Câu 35: Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán … Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.

  • A. Nói lên sự ngập ngừng của người viết
  • B. Nói lên sự bí từ của người viết
  • C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa được kể hết của các thể điệu ca Huế.
  • D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn

Câu 36:  Cách kết văn bản  "Hãy cầm lấy và đọc" có gì độc đáo?

  • A. kết thúc bằng một câu chuyện
  • B. dùng cả tiếng Latinh và tiếng Việt
  • C. kết thúc bằng một bài học
  • D. kết thúc bằng tiếng anh

Câu 37: Dòng nào không nói đúng nghệ thuật của bài thơ “Nói với con” ( Y Phương ) ?

  • A. Sử dụng rất nhiều từ mượn và từ láy tượng hình
  • B. Sử dụng nhiều hình ảnh cụ thể giàu chất thơ
  • C. Có giọng điệu thiết tha , tình cảm
  • D. Có bố cục chặt chẽ , hợp lí , dẫn dắt một cách tự nhiên

Câu 38: Thể loại của tác phẩm "Bản đồ dẫn đường" là gì?

  • A. truyện ngắn
  • B. bức thư
  • C. tiểu thuyết
  • D. thơ

Câu 39: Hai câu thơ sau đây có mấy từ Hán Việt?

"Ôi Tổ quốc giang sơn, hùng vĩ

Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi..."

(Tố Hữu)

  • A. Bốn từ Hán Việt.
  • B. Năm từ Hán Việt.
  • C. Sáu từ Hán Việt.
  • D. Ba từ Hán Việt.

Câu 40: Mạch lạc trong văn bản là gì?

  • A. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện chủ đề chung xuyên suốt
  • B. Mạch lạc là sự rõ ràng về mặt nội dung trong cách triển khai văn bản
  • C. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc
  • D. Cả A và C

Đừng quên tham khảo thêm tuyển tập văn mẫu 7 siêu hay đã được chúng tôi biên soạn. Tham khảo những đoạn văn mẫu hay sẽ giúp các em có thêm ý tưởng triển khai bài viết, trau dồi thêm vốn từ hiệu quả.

Với những bạn muốn nâng cao khả năng lớp 7 của mình thì có thể tham khảo thêm Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt, BT thực hành lớp 7 của chúng tôi. Mỗi bộ đề, phiếu bài tập của Giaibaitapsgk đều có lời giải đi kèm nên các em có thêm tham khảo cách làm bài và đối chiếu đáp án đúng bất cứ lúc nào.