Wave

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 1 Thực hành tiếng việt trang 24

Toàn bộ kiến thức trong SGK lớp 7 tập 1, tập 2 đều được Giaibaitapsgk tổng hợp và biên soạn trong khoảng 20 câu hỏi trắc nghiệm. Với mục lục chia theo từng tuần học kèm theo chủ đề tương ứng giúp các em rút ngắn thời gian tra cứu và lựa chọn bộ đề để ôn tập. Tham khảo bộ đề này cũng giúp các em làm quen với hình thức thi trắc nghiệm hiệu quả.

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 7 bài Thực hành tiếng việt trang 24- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Xác định vị ngữ trong câu sau: Chim hót líu lo.

  • A. chim
  • B. líu lo 
  • C. hót
  • D. hót líu lo

Câu 2: Xác định vị ngữ trong câu sau: Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. 

  • A. nắng
  • B. thơm ngây ngất
  • C. hương hoa
  • D. bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất

Câu 3: Xác định vị ngữ trong câu sau: Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng.

  • A. đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng
  • B. mùi hương ngọt lan ra
  • C. gió đưa mùi 
  • D. phảng phất khắp rừng

Câu 4: Chủ ngữ trong câu "Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình" là:

  • A. từ đơn
  • B. cụm từ
  • C. từ ghép
  • D. từ láy

Câu 5: Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ trong câu "Chim hót líu lo" là gì?

  • A.  cụ thể hóa cảm giác về mùi thơm.
  • B. nhấn mạnh con chim.
  • C. cụ thể hóa tiếng hót của chim.
  • D. miêu tả con chim.

Câu 6: Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ trong câu "Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng." là gì?

  • A. cung cấp thêm thông tin về phương hướng mà hương thơm lan tỏa.
  • B. cụ thể hóa cảm giác về mùi thơm
  • C. miêu tả cây tràm
  • D. miêu tả hình dáng bông hoa tràm

Câu 7: Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ trong câu "Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất" là gì?

  • A. cung cấp thêm thông tin về phương hướng mà hương thơm lan tỏa.
  • B. cụ thể hóa cảm giác về mùi thơm
  • C. miêu tả cây tràm
  • D. miêu tả hình dáng bông hoa tràm

Câu 8: Chủ ngữ trong câu "Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi" là:

  • A. từ đơn
  • B. cụm từ
  • C. từ ghép
  • D. từ láy

Câu 9: Xác định chủ ngữ trong câu sau:  Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.

  • A. Một tiếng lá
  • B. Một tiếng lá rơi lúc này 
  • C. Cũng có thể khiến người ta
  • D. Lá rơi 

Câu 10:  Xác định chủ ngữ trong câu sau: Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.

  • A. rừng ban mai 
  • B. dần dần biến đi
  • C. rừng ban mai dần dần biến đi
  • D. phút yên tĩnh của rừng ban mai

Câu 11:  Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ trong câu "Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh,..." là gì?

  • A. Miêu tả hình dáng con kì nhông.
  • B. Giới thiệu màu sắc con ì nhông.
  • C. cung cấp thêm thông tin về vị trí mà tính chất màu da của con lì nhông.
  • D. Miêu tả khái quát.

Câu 12: Chủ ngữ trong câu "Mấy con gầm ghì sắc lông màu xanh đang tranh nhau với bầy vẹt mỏ đỏ, giành mổ những quả chín trên cây bồ đề." là:

  • A. từ đơn
  • B. cụm từ
  • C. từ ghép
  • D. từ láy

Câu 13:  Xác định chủ ngữ trong câu sau: Mấy con gầm ghì sắc lông màu xanh đang tranh nhau với bầy vẹt mỏ đỏ, giành mổ những quả chín trên cây bồ đề.

  • A. đang tranh nhau
  • B. sắc lông màu xanh 
  • C. mấy con gầm ghì sắc lông màu xanh
  • D. những quả chín trên cây bồ đề

Câu 14: Chủ ngữ là gì?

  • A. là thành phần phụ ở trong câu, thường chỉ địa điểm, thời gian, nơi chốn,…
  • B. là bộ phận chính trong câu, thường đứng sau chủ ngữ và thường chỉ về các bản chất, hành động, tính chất, đặc điểm của sự vật, sự việc.
  • C. là bộ phận thứ nhất, được đứng ở đầu câu và là thành phần chỉ người, sự vật làm chủ sự việc. 
  • D. là bộ phận phụ không cần thiết có trong câu.

Câu 15: Vị ngữ là gì? 

  • A.  là bộ phận chính trong câu, thường đứng sau chủ ngữ và thường chỉ về các bản chất, hành động, tính chất, đặc điểm của sự vật, sự việc.
  • B. là bộ phận thứ nhất, được đứng ở đầu câu và là thành phần chỉ người, sự vật làm chủ sự
  • C. là bộ phận phụ không cần thiết có trong câu.
  • D. là thành phần phụ ở trong câu, thường chỉ địa điểm, thời gian, nơi chốn,…

Câu 16: Vị ngữ trong các câu "Mắt tôi vẫn không thể rời tổ ong lúc nhúc trên cây tràm thấp kia" là:

  • A. từ đơn
  • B. từ phức
  • C. từ ghép
  • D. cụm từ

Câu 17: Vị ngữ trong các câu "Rừng cây im lặng quá." là:

  • A. từ phức
  • B. từ ghép
  • C. cụm từ
  • D. từ đơn

Câu 18: Vị ngữ trong các câu "Ở xứ Tây Âu, tổ ong lại lợp, bện bằng rơm đủ kiểu, hình thù khác nhau..." là:

  • A. cụm từ
  • B. từ phức
  • C. từ đơn
  • D. từ ghép

Câu 19: Mục đích sử dụng chủ ngữ là:

  • A. để trả lời cho câu hỏi ai? Cái gì? Việc gì? Sự vật gì? Ở đâu?…
  • B. để bổ nghĩa cho cụm vị ngữ.
  • C. Sử dụng vị ngữ là để trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Là gì? Như thế nào?…
  • D. để bổ nghĩa cho cụm chủ ngữ.

Câu 20: Mục đích sử dụng vị ngữ là:

  • A. Sử dụng vị ngữ là để trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Là gì? Như thế nào?…
  • B. để bổ nghĩa cho cụm vị ngữ.
  • C. để bổ nghĩa cho cụm chủngữ.
  • D. để trả lời cho câu hỏi ai? Cái gì? Việc gì? Sự vật gì? Ở đâu?…

Đừng quên tham khảo thêm tuyển tập văn mẫu 7 siêu hay đã được chúng tôi biên soạn. Tham khảo những đoạn văn mẫu hay sẽ giúp các em có thêm ý tưởng triển khai bài viết, trau dồi thêm vốn từ hiệu quả.

Với những bạn muốn nâng cao khả năng lớp 7 của mình thì có thể tham khảo thêm Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt, BT thực hành lớp 7 của chúng tôi. Mỗi bộ đề, phiếu bài tập của Giaibaitapsgk đều có lời giải đi kèm nên các em có thêm tham khảo cách làm bài và đối chiếu đáp án đúng bất cứ lúc nào.