Wave

Trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối bài 6 Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Mỗi bài giải đều được chúng tôi trình bày chi tiết theo sát các phần chính trong một bài học lớp 7 Kết Nối Tri Thức. Tham khảo tài liệu các em có thể hoàn thành tốt phần chuẩn bị bài mới, cũng như hoàn thành bài tập về nhà của mình. Tài liệu giải 7 của Giaibaitapsgk được trình bày vô cùng sinh động với nhiều hình ảnh minh họa và tình huống minh họa gắn liền với thực tế.

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 Bài 6 Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Vương quốc phong kiến nào ở Đông Nam Á được hình thành và phát triển từ thế kỉ VII đến nửa đầu thế kỉ X không còn tiếp tục phát triển trong giai đoạn này?

  • A. Vương quốc Pa-gan 
  • B. Vương quốc Chăm-pa
  • C. Vương quốc Ha-ri-pun-giay-a
  • D. Vương quốc Phù Nam

Câu 2: Văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ nền văn hóa nào? 

  • A. Trung Quốc
  • B. Nhật Bản
  • C. Ấn Độ
  • D. Phương Tây

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh những thuận lợi do điều kiện tự nhiên mang lại cho khu vực Đông Nam Á? 

  • A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho sự phát triển của động thực vật 
  • B. Khí hậu ấm áp thuận lợi cho con người sinh sống ở thời cổ đại 
  • C. Thích hợp cho sự sinh trưởng của cây lúa nước 
  • D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ lụt… 

Câu 4: Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu của cư dân Đông Nam Á thời phong kiến?

  • A. Hoàng thành Thăng Long
  • B. Đền tháp Pa-gan
  • C. Đại bảo tháp San-chi
  • D. Chùa Suê-đa-gon

Câu 5: Vào thế kỉ XIII, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ra đời một số vương quốc phong kiến mới và sự thống nhất một số vương quốc phong kiến nhỏ thành vương quốc lớn hơn ở Đông Nam Á, ngoại trừ

  • A. Quân Mông - Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á
  • B. Nhiều tộc người bị quân xâm lược dồn đẩy xuống phía nam
  • C. Do nhu cầu liên kết các tộc người để lao động sản xuất
  • D. Do nhu cầu liên kết các quốc gia nhỏ, các tộc người để kháng chiến chống ngoại xâm

Câu 6: Nét nổi bật của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á là gì? 

  • A. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc
  • B. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ 
  • C. Nền văn hóa mang tính bản địa sâu sắc
  • D. Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, kết hợp với nền văn hóa bản địa, xây dựng một nền văn hóa riêng và độc đáo

Câu 7: Sau khi quân Mông - Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á (thế kỉ XI), nhiều vương quốc mới đã được thành lập ở khu vực này, ngoại trừ

  • A. Vương quốc Su-khô-thay
  • B. Vương quốc A-út-thay-a
  • C. Vương quốc Lan Xang (Lào ngày nay)
  • D. Vương quốc Chăm-pa

Câu 8: Yếu tố nào đã tạo ra sự xáo trộn về dân cư ở khu vưc Đông Nam Á thế kỉ XIII? 

  • A. Ảnh hưởng của thiên tai 
  • B. Cuộc xâm lược của người Mông Cổ
  • C. Cuộc xâm lược của thực dân phương Tây 
  • D. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ

Câu 9: Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình chính trị của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?

  • A. Bộ máy nhà nước dẫn được củng cố với sự tăng cường quyền lực của nhà vua
  • B. Đất nước được chia thành nhiều tỉnh
  • C. Hệ thống quan lại các cấp dẫn được hoàn chỉnh
  • D. Luật pháp ngày càng hoàn thiện với sự xuất hiện của nhiều bộ luật

Câu 10: Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?

  • A. Nền nông nghiệp lúa nước phát triển
  • B. Hoạt động giao lưu buôn bán bằng đường biển phát triển
  • C. Kinh tế phát triển khá thịnh đạt
  • D. Những mầm mống của nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa xuất hiện

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng sự phát triển kinh tế của các vương quốc ở Đông Nam Á thời phong kiến?

  • A. Hoàn toàn không có sự giao lưu kinh tế
  • B. Sản xuất nông nghiệp được mở rộng
  • C. Các nghề thủ công nghiệp phát triển
  • D. Thị trường thương mại rất sôi động

Câu 12: Đến những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã sử dụng rộng rãi kim loại gì? 

  • A. Bạc 
  • B. Nhôm 
  • C. Sắt
  • D. Đồng đỏ

Câu 13: Đến giữa thế kỉ XIX, quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập trước sự xâm lược của phương Tây? 

  • A. Thái Lan
  • B. Việt Nam 
  • C. Ma-lai-xi-a 
  • D. Phi-líp-pin

Câu 14: Nhiều công trình kiến trúc đền, tháp nổi tiếng đã được xây dựng ở các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn này, ngoại trừ

  • A. Khu đền tháp Ăng-co (Cam-pu-chia)
  • B. Chùa Vàng (Thái Lan)
  • C. Chùa Vàng (Mi-an-ma)
  • D. Đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a)

Câu 15: Trên cơ cở chữ Hán (của Trung Quốc), người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào?

  • A. Chữ Phạn
  • B. Chữ Chăm cổ
  • C. Chữ Nôm
  • D. Chữ Khơ-me cổ

Câu 16: Chữ Nôm của người Việt được cải biến từ loại chữ nào?

  • A. Chữ Phạn của Ấn Độ
  • B. Chữ Bra-mi của Ấn Độ
  • C. Chữ Hán của Trung Quốc
  • D. Chữ Hán của Trung Quốc và chữ Chăm cổ

Câu 17: Cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ viết riêng dựa trên cơ sở của hệ chữ viết nào dưới đây?

  • A. Chữ Phạn
  • B. Chữ Hán
  • C. Chữ Nôm
  • D. Chữ Khơ-me

Câu 18: Vương quốc Su-khô-thay là tiền thân của quốc gia nào hiện nay? 

  • A. Thái Lan 
  • B. Mi-anmac
  • C. Ma-lai-xi-a 
  • D. In-đô-nê-xi-a

Câu 19: Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia nào sau đây?

  •    A. Lào
  •    B. Mi-an-ma
  •    C. Cam-pu-chia
  •    D. Ma-lai-xi-a

Câu 20: Từ thế kỉ XIII, người Thái di cư từ phía bắc xuống phía nam đã dẫn tới sự hình thành của hai quốc gia nào?

  •    A. Cham-pa và Su-khô-thay
  •    B. Su-khô-thay và Lan Xang
  •    C. Pa-gan và Cham-pa
  •    D. Mô-giô-pa-hit và Gia-va

Câu 21: Những sự kiện nào chứng tỏ thời kì Ăng- co đất nước Cam-pu-chia rất phát triển?

  •    A. Nông nghiệp phát triển
  •    B. Dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, phía tây và phía bắc
  •    C. Kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng thế giới
  •    D. Nông nghiệp phát triển, dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, phía tây và phía bắc, kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng thế giới

Câu 22: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt, đó là:

  •    A. Mùa khô và mùa mưa
  •    B. Mùa khô và mùa lạnh
  •    C. Mùa đông và mùa xuân
  •    D. Mùa thu và mùa hạ

Câu 23: Vương triều nào đã thống nhất được In-đô-nê-xi-a?

  •    A. Xu-ma-tơ-ra
  •    B. Xu-la-vê-di
  •    C. Gia-va (Mô-giô-pa-hít)
  •    D. Ca-li-man-tan

Câu 24: Quốc gia nào có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á thời cổ - trung đại?

  •    A. Thái Lan
  •    B. Việt Nam
  •    C. Cam-pu-chia
  •    D. In-đô-nê-xi-a

Đừng quên theo dõi website Giaibaitapsgk để cập nhật thêm nhiều tài liệu học tốt, cách giải 7 Kết Nối Tri Thức hữu ích khác. Đây sẽ là bảo bối hữu dụng giúp các em học sinh chuẩn bị vững vàng cho những kì thi sắp tới. Chúc các em học tập tốt!