Wave

Trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối bài 3 Phong trào Văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo

Mỗi bài giải đều được chúng tôi trình bày chi tiết theo sát các phần chính trong một bài học lớp 7 Kết Nối Tri Thức. Tham khảo tài liệu các em có thể hoàn thành tốt phần chuẩn bị bài mới, cũng như hoàn thành bài tập về nhà của mình. Tài liệu giải 7 của Giaibaitapsgk được trình bày vô cùng sinh động với nhiều hình ảnh minh họa và tình huống minh họa gắn liền với thực tế.

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 Bài 3 Phong trào Văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến là

  • A. Cách mạng tri thức sau phát kiến địa lí
  • B. Phong trào Văn hoá Phục hưng ở Tây Âu
  • C. Các cuộc chiến tranh nông dân ở Tây Âu
  • D. Trào lưu “Triết học Ánh sáng” của Pháp

Câu 2: Phong trào Văn hóa Phục Hưng diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?

  • A. Pháp
  • B. Đức
  • C. Anh
  • D. I-ta-li-a

Câu 3: Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được đánh giá là một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”? 

  • A. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của con người châu Âu tại thời điểm đó 
  • B. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới 
  • C. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển
  • D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

Câu 4: Giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại hệ tư tưởng của đạo nào?

  • A. Đạo Hồi
  • B. Đạo Thiên Chúa
  • C. Đạo Phật
  • D. Ấn Độ giáo

Câu 5: Mục đích chính của giai cấp tư sản khi khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng là gì? 

  • A. Khôi phục tinh hoa văn hóa của Hi Lạp, Rôma cổ đại 
  • B. Lấy lại những giá trị văn hóa đã bị Giáo hội Ki-tô và chế độ phong kiến vùi dập 
  • C. Đề cao giá trị con người, quyền tự do cá nhân và tri thức khoa học – kĩ thuật 
  • D. Xây dựng nền văn hóa mới của giai cấp tư sản chống lại quan điểm giáo hội Ki-tô

Câu 6: Nội dung của phong trào Văn hóa Phục Hưng là:

  • A. Đòi cải tạo xã hội phong kiến, phê phán Giáo hội
  • B. Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao con người và khoa học tự nhiên
  • C. Phê phán Giáo hội, đề cao khoa học tự nhiên
  • D. Phê phán xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người

Câu 7: Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng là

  • A. Đề cao độc lập, chủ quyền và tự do của các dân tộc
  • B. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân
  • C. Đề cao giáo lí của Giáo hội nhà thờ Thiên Chúa giáo
  • D. Đề cao giá trị văn hoá Tây Âu thời sơ kì trung đại

Câu 8: Cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu là 

  • A. Chiến tranh nông dân Đức 
  • B. Chiến tranh nông dân Áo
  • C. Chiến tranh nông dân Thụy Sĩ
  • D. Chiến tranh nông dân Pháp

Câu 9: Ai là người mở đầu phong trào Văn hóa Phục Hưng?

  • A. Đan-tê
  • B. W. Sếch-xpia
  • C. M. Xéc-van-tét
  • D. N. Cô-péc-ních

Câu 10: Lĩnh vực nào đạt được thành tựu rực rỡ nhất trong phong trào Văn hoá Phục hưng?

  • A. Văn học, Triết học. 
  • B. Nghệ thuật, Toán học. 
  • C. Khoa học - Kĩ thuật.
  • D. Văn học, Nghệ thuật.

Câu 11: Đại diện tiêu biểu nhất của Phong trào văn hóa Phục Hưng trong lĩnh vực hội họa là:

  • A. Van-Gốc
  • B. Lê-vi-tan
  • C. Lê-ô-na đơ Vanh-xi
  • D. Rem-bran

Câu 12: Bản chất của phong trào văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo là gì? 

  • A. Cuộc cách mạng kinh tế để xác lập vai trò thống trị của giai cấp tư sản 
  • B. Cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân với giai cấp tư sản
  • C. Cuộc đấu tranh tư tưởng giữa hệ tư tưởng phong kiến và giáo lí của Giáo hội
  • D. Cuộc cách mạng tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến suy tàn

Câu 13: Ai là người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo?

  • A. Can-vanh
  • B. Cô-péc-ních.
  • C. Ga-li-lê
  • D. Lu-thơ

Câu 14: Câu nói nổi tiếng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” là của nhà khoa học nào?

  • A. N. Cô-péc-ních (Ba Lan)
  • B. G. Ga-li-lê (I-ta-li-a) 
  • C. G. Bru-nô (I-ta-li-a)
  • D. Pơ-tô-lê-mê (Hy Lạp)

Câu 15: Hệ tư tưởng của chế độ phong kiến châu Âu là gì?

  • A. Phật giáo
  • B. Ki-tô giáo
  • C. Hồi giáo
  • D. Ấn Độ giáo

Câu 16: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo, ngoại trừ

  • A. Giáo hội Thiên Chúa dẫn trở nên lũng đoạn, chỉ phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu
  • B. Giai cấp tư sản muốn sáng lập tôn giáo mới để cứu vớt những người nghèo khổ
  • C. Nhiều giáo hoàng và giám mục quá quan tâm đến quyền lực và vật chất
  • D. Nhiều lễ nghi Thiên Chúa giáo gây tốn kém và phiền phức cho đời sống của các tín đồ

Câu 17: “Ông đã chứng minh được trung tâm hệ thống hành tinh chúng ta là Mặt Trời, Trái Đất tự xoay xung quanh trục của nó và xoay xung quanh Mặt Trời”. Ông là ai?

  • A. Cô-péc-ních
  • B. Ga-li-l.ê
  • C. Đê-các-tơ
  • D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi

Câu 18: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta gọi là

  • A. “Những người vĩ đại”
  • B. “Những nhà khai sáng”
  • C. “Những người xuất chúng”
  • D. “Những người khổng lồ”

Câu 19: Phong trào cải cách tôn giáo có tác động như thế nào đến đạo Ki-tô?  

  • A. Làm sụp đổ hoàn toàn đạo Ki-tô
  • B. Dẫn tới sự phân hóa thành hai giáo phái là Cựu giáo và Tân giáo
  • C. Củng cố nền thống trị của đạo Ki-tô đối với xã hội
  • D. Không có tác động gì đến đạo Ki-tô

Câu 20: Ý nào dưới đây không phải là nội dung của phong trào Cải cách tôn giáo?

  • A. Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản
  • B. Phê phán những giáo lí giả dối của Giáo hội
  • C. Đòi bỏ bớt những lễ nghỉ tốn kém
  • D. Đề cao công lao của Giáo hoàng

Câu 21: Phong trào văn hóa phục hưng diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. Thế kỉ XIV – XVII
  • B. Giữa thế kỉ XIV – XVII
  • C. Cuối thế kỉ XIV-XVII
  • D. Đầu thế kỉ XIV – XVII

Câu 22: Phong trào Văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên ở thành phố nào?

  • A. Thành phố Phờ-lo-ren (Italia)
  • B. Thành phố Luân Đôn (Anh)
  • C. Thành phố Pa-ri (Pháp)
  • D. Thành phố Am-xtéc-đam (Hà Lan)

Câu 23: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng?

  • A. Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến
  • B. Lật đổ chế độ phong kiến ở châu Âu
  • C. Mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại
  • D. Là cuộc cách mạng tư tưởng lớn thời trung đại

Câu 24: Một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà soạn kịch Sếch-xpia là

  • A. Đôn-ki-hô-tê
  • B. Rô-mê-ô và Giu-li-ét
  • C. Bữa tối cuối cùng
  • D. Nàng Mô-na Li-sa

Câu 25: Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng là do

  • A. Giai cấp tư sản muốn giành được địa vị xã hội tương ứng với thế lực kinh tế
  • B. Giai cấp tư sản muốn có được tiểm lực kinh tế tương ứng với địa vị xã hội
  • C. Giai cấp tư sản muốn thủ tiêu văn hoá của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, La Mã
  • D. Giai cấp tư sản dựa vào các cuộc chiến tranh nông dân để chống lại chế độ phong kiến

Đừng quên theo dõi website Giaibaitapsgk để cập nhật thêm nhiều tài liệu học tốt, cách giải 7 Kết Nối Tri Thức hữu ích khác. Đây sẽ là bảo bối hữu dụng giúp các em học sinh chuẩn bị vững vàng cho những kì thi sắp tới. Chúc các em học tập tốt!