Wave

Trắc nghiệm KHTN 7 cánh diều bài 23 Trao đổi khí ở sinh vật

Mỗi bài học trong chương trình 7 Cánh Diều đều được Giaibaitapsgk cung cấp cách giải ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu. Dựa vào đó các em có thể nhanh chóng tóm gọn kiến thức trọng tâm, trả lời những câu hỏi và hoàn thành bài soạn lớp 7 Cánh Diều của mình. Đặc biệt, chúng tôi còn cung cấp thêm tài liệu giúp các em tự ôn tập, đánh giá kiến thức cuối mỗi học kì. Từ đó giúp các em chủ động hơn trong việc ôn tập và bổ sung kiến thức còn thiếu.

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài 23 Trao đổi khí ở sinh vật - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Điều nào sau đây có thể báo hiệu sự bất thường về hô hấp?

(1) Nồng độ oxygen trong phế nang thấp.

(2) Nồng độ carbon dioxide cao trong phế nang.

(3) Co cơ liên sườn khi hít vào.

  • A. Chỉ (1).
  • B. Chỉ (1) và (2).
  • C. Chỉ (2) và (3).
  • D. Cả (1), (2) và (3).

Câu 2: Thực vật hấp thụ …(1)… và thải ra …(2)… mọi lúc. (1), (2) lần lượt là

  • A. oxygen, carbon dioxide.
  • B. carbon dioxide, carbon dioxide.
  • C. carbon dioxide, oxygen.
  • D. oxygen, oxygen.

Câu 3: Thông thường, các khí khổng nằm tập trung ở bộ phận nào của lá?

  • A. Biểu bì lá.
  • B. Gân lá.
  • C. Tế bào thịt lá.
  • D. Trong khoang chứa khí.

Câu 4: Chức năng của khí khổng là

  • A. trao đổi khí carbon dioxide với môi trường.
  • B. trao đổi khí oxygen với môi trường.
  • C. thoát hơi nước ra môi trường.
  • D. Cả ba chức năng trên.

Câu 5: Khi chúng ta thở thì

  • A. Cơ liên sườn ngoài co
  • B. cơ hoành co
  • C. thể thích lồng ngực giảm
  • D. thể tích lồng ngực tăng

Câu 6: Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sau đây sẽ khuếch tán từ máu vào phế nang?

  • A. Khí nitrogen.
  • B. Khí carbon dioxide.
  • C. Khí oxygen.
  • D. Khí hydrogen.

Câu 7: Bề mặt trao đổi khí thường có xu hướng

  • A. rộng và mỏng.
  • B. dài và hẹp.
  • C. mỏng và hẹp.
  • D. dài và mỏng.

Câu 8: Chức năng của khí khổng ở lá cây là

  • A. phân phối nước cho tất cả các bộ phận của lá.
  • B. biến carbon dioxide thành thức ăn.
  • C. vận chuyển không khí từ bộ phận này sang bộ phận khác của cây.
  • D. cho phép trao đổi khí giữa môi trường bên ngoài và bên trong của thực vật.

Câu 9: Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng gì?

  • A. Hình yên ngựa.
  • B. Hình lõm hai mặt.
  • C. Hình hạt đậu.
  • D. Có nhiều hình dạng.

Câu 10: Chọn phương án đúng. Tế bào hạt đậu thay đổi như thế nào khi mở khí khổng?

  • A. Kích thước tế bào lớn hơn.
  • B. Kích thước tế bào nhỏ đi.
  • C. Tế bào trở nên nhũn mềm.
  • D. Tế bào trở nên cứng cáp.

Câu 11: Cho các nhận định sau:

1. Khi hô hấp, sinh vật hấp thụ khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

2. Khi quang hợp, thực vật thu nhận oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

3. Khuếch tán là sự di chuyển các phân tử khí từ vùng có nồng độ phân tử khí cao sang vùng có nồng độ phân tử khí thấp.

4. Trao đổi khí diễn ra nhanh khi diện tích khuếch tán lớn.

5. Bề mặt trao đổi khí thường có xu hướng hẹp và mỏng

Số nhận định đúng là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 12: Khẳng định nào sau đây là đúng?

(1) Cơ quan hô hấp của côn trùng là ống khí.

(2) Sự trao đổi khí diễn ra thông qua các ống khí của côn trùng.

  • A. Chỉ (1) đúng.
  • B. Chỉ (2) đúng.
  • C. Cả (1) và (2) đều đúng.
  • D. Cả (1) và (2) đều sai.

Câu 13: Oxygen và carbon dioxide đi qua biểu mô mao mạch và màng tế bào phế nang trong quá trình trao đổi khí theo cơ chế nào sau đây?

  • A. Khuếch tán.
  • B. Bơm oxygen/ carbon dioxide.
  • C. Người vận chuyển khí.
  • D. Thẩm thấu.

Câu 14: Sự kết hợp nào sau đây về các đặc điểm của lá cây trên cạn và sự thích nghi với quá trình trao đổi khí của chúng là không đúng?

  • A. Bề mặt ẩm của các tế bào trung mô cho phép các khí hòa tan trong hơi ẩm.
  • B. Bề mặt rộng và phẳng tạo nên một diện tích bề mặt lớn.
  • C. Bề mặt không được bao phủ bởi lớp biểu bì cho phép các khí khuếch tán tự do.
  • D. Nhiều lỗ khí cho phép các khí đi vào và ra khỏi lá một cách tự do.

Câu 15: Chuyển động của không khí vào và ra khỏi phổi được gọi là sự

  • A. thông khí.
  • B. hô hấp.
  • C. trao đổi khí.
  • D. trao đổi oxygen.

Câu 16: Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế nào sau đây?

  • A. Khuếch tán.
  • B. Thẩm thấu.
  • C. Bán thấm.
  • D. Đối lưu.

Câu 17: Cơ quan thực hiện quá trình trao đổi khí chủ yếu ở thực vật là

  • A. khí khổng.
  • B. lục lạp.
  • C. ti thể.
  • D. ribosome.

Câu 18: Khi hô hấp, quá trình trao đổi khí diễn ra như thế nào?

  • A. Lấy vào khí carbon dioxide, thải ra khí oxygen.
  • B. Lấy vào khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide.
  • C. Lấy vào khí carbon dioxide và hơi nước.
  • D. Lấy vào khí oxygen và hơi nước.

Câu 19: Sắp xếp các bộ phận sau theo đúng thứ tự của cơ quan hô hấp ở người: phổi, khí quản, khoang mũi, thanh quản, phế quản.

  • A. Khoang mũi, khí quản, thanh quản, phế quản, phổi.
  • B. Khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.
  • C. Khoang mũi, phế quản, khí quản, thanh quản, phổi.
  • D. Khoang mũi, phổi, khí quản, thanh quản, phế quản.

Câu 20: Quá trình trao đổi khí ở phổi diễn ra ở

  • A. phế nang.
  • B. phế quản.
  • C. màng phổi.
  • D. tiểu phế quản.

Xem thêm bộ đề lớp 7 kì 2, kì 1 để ôn tập và củng cố kiến thức một cách hiệu quả. Đây chắc chắn sẽ là tài liệu tổng hợp kiến thức trọng tâm của lớp 7 sách Cánh Diều cực hiệu quả.

Tài liệu giải vở bài tập 7 tập 2, tập 1 và Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều mà Giaibaitapsgk.net cung cấp sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng hoàn thiện bài tập. Đây cũng là "bí kíp" giúp các vị phụ huynh nắm được kiến thức trọng tâm và đồng hành cùng con học tập. Ngoài ra, chúng tôi cũng có đáp án cho 2 bộ SGK 7 Chân Trời Sáng Tạo, SGK 7 Kết Nối Tri Thức.