Wave

Giải SBT KHTN 7 cánh diều bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên

Tài liệu giải bài tập 7 Cánh Diều của Giaibaitapsgk theo sát nội dung 25 bài học trong SGK. Toàn bộ lời giải đều được trình bày chi tiết theo chương trình mới của bộ giáo dục nên các em học sinh và phụ huynh có thể dễ dàng tham khảo, ứng dụng vào học tập. Hơn nữa, việc phân tách mục lục thành những cụm chủ đề kèm theo phần ôn tập cũng giúp các em dễ dàng hệ thống kiến thức đã học và nâng cao hiệu quả ghi nhớ.

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài bài mở đầu Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên, trang 3. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ có bài học tốt hơn.

Bài tập 1: Một nhóm học sinh lớp 7 tìm hiểu về " Độ dài mỗi bước chân trong các lần đi bộ khác nhau của cùng một người"

a. Hãy sắp xếp các nội dung sau đây theo tiến trình tìm hiểu tự nhiên ở hình 1

Quan sát, đặt câu hỏi => Xây dựng giả thuyết => Kiểm tra giả thuyết => Phân tích kết quả

Một bạn đi bộ 20 bước, một bạn đo chiều dài các bước chân của bạn đi bộ. Bạn còn lại ghi các số đo vào vở. lặp lại hai lần nữa

Lần đi bộ

Quãng đường đi 20 bước (m)

1

7,3

2

7,2

3

7,4

  • Mỗi người có độ dài chân xác định. Độ đải mỗi bước chân trong các lần đi bộ khác nhau của cùng một người có băng nhau không?
  • Với cùng một người, độ dài mỗi bước chân trong các lần đi bộ khác nhau sẽ băng nhau.
  • Từ số liệu thu được thấy rằng độ dài của một bước chân ở mỗi lần đi bộ không bằng nhau.

Lần đi bộ

Quãng đường đi 20 bước (m)

1

36,5

2

36

3

37

b. Viết báo cáo kết quả tìm hiểu của nhóm học sinh trên

Trả lời

Với cùng một người, độ dài mỗi bước chân trong các lần đi bộ khác nhau sẽ bằng nhau.

Ví dụ:

- Một bạn đi bộ 20 bước, một bạn đo chiều dài các bước chân của bạn đi bộ. Bạn còn lại ghi các số đo vào trong vở. Lặp lại hai lần nữa.

Lần đi bộ

Quãng đường đi 20 bước (m)

1

7,3

2

7,2

3

7,4

=>  Từ số liệu thu được thấy rằng độ dài của một bước chân ở mỗi lần đi bộ không bằng nhau.

Lần đi bộ

Độ dài bước chân (cm)

1

36,5

2

36

3

37

b)Mẫu tham khảo

Tên báo cáo:

ĐỘ DÀI MỖI BƯỚC CHÂN TRONG CÁC LẦN ĐI BỘ KHÁC NHAU

Tên người báo cáo: ……………………………………………..

1. Mục đích

Tìm hiểu xem quãng đường đi được và độ dài mỗi bước chân trong các lần đi bộ khác nhau có luôn bằng nhau không.

Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp

  • Thước dây, vở ghi, bút.
  • Một bạn đi bộ 20 bước, một bạn đo chiều dài 20 bước chân của bạn đi bộ. Bạn còn lại ghi các số đo vào vở.
  • Đo 3 lần với cùng một bạn đi bộ.

2. Kết quả và thảo luận

Kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Lần đi bộ

Quãng đường đi 20 bước (m)

1

7,3

2

7,2

3

7,4

=> Từ bảng thấy rằng quãng đường mỗi lần đi không bằng nhau.

Tính được độ dài mỗi bước chân trong mỗi lần đi bộ như kết quả ở bảng sau:

Lần đi bộ

Độ dài bước chân (cm)

1

36,5

2

36

3

37

=> Kết luận: Với cùng một người đi bộ, độ dài bước chân trong các lần đi không bằng nhau.

Bài tập 2:

a. Đề xuất và thực hiện một tiến trình tìm hiểu về "Ảnh hưởng của ánh sáng đến kích thước của quả cà chua"

b. Đề xuất cách dùng dây chỉ và thước thẳng có độ chia nhỏ nhất 1 mm để đo chu vi quả cà 

Trả lời

Bước 1: Quan sát, đặt ra câu hỏi

  • Thông qua quan sát các cây trong vườn, nhận thấy rằng những cây được nhận nhiều ánh sáng Mặt Trời có vẻ phát triển hơn những cây nhận được ít ánh sáng Mặt Trời.
  • Lượng ánh sáng Mặt Trời mà cây cà chua nhận được có ảnh hưởng đến kích thước của quả cà chua không?

Bước 2: Giả thuyết đặt ra:

  • Suy luận: Cây cà chua cần ánh sáng Mặt Trời để tạo ra thức ăn thông qua quá trình quang hợp, nhiều ánh sáng hơn nghĩa là nhiều thức ăn hơn.
  • Từ đây đưa ra giả thuyết: Cây cà chua nhận được đủ ánh sáng Mặt Trời sẽ phát triển tốt hơn và quả của nó có kích thước lớn hơn quả của cây cà chua không nhận đủ ánh sáng Mặt Trời.

 

Bước 3: Kiểm tra giả thuyết

  • Trồng 10 cây cà chua non có hình dạng, kích thước gần giống nhau vào 10 chậu chứa lượng đất bằng nhau. Để 5 chậu cây ở nơi không có ánh sáng Mặt Trời, 5 chậu cây ở nơi có ánh sáng Mặt Trời. Giữ ẩm đất.
  • Khi cây có quả, giữ lại mỗi cây từ 2 đến 3 quả, đo chu vi quả cà chua của cây mỗi ngày.
  • Ghi số liệu vào bảng:

 

Bảng báo cáo 1:

 

Số thứ tự cây cà chua ở nơi đủ ánh sáng mặt trời

Chu vi quả cà chua (cm)

Quả số 1

Quả số 2

Quả số 3

1

   

2

   

3

   

4

   

5

  

Bảng báo cáo 2:

Số thứ tự cây cà chua ở nơi không có ánh sáng mặt trời

Chu vi quả cà chua (cm)

Quả số 1

Quả số 2

Quả số 3

1

   

2

   

3

   

4

   

5

   

Bước 4: Phân tích kết quả

  • Từ các bảng trên rút ra kết luận quả cà chua ở loại cây nào sẽ có chu vi lớn hơn.

 

b) Đề xuất cách dùng dây chỉ và thước thẳng có độ chia nhỏ nhất là 1 mm để đo chu vi quả cà chua:

  • Dùng dây chỉ (mềm, không co giãn) quấn quanh quả cà chua 1 vòng, rồi đo chiều dài sợi dây chỉ bằng thước thẳng ta được chu vi quả cà chua.

Tham khảo Trắc nghiệm 7 Cánh Diều để ôn tập, củng cố kiến thức một cách nhanh chóng. Mỗi bài học Giaibaitapsgk sẽ tổng hợp 20 câu trắc nghiệm cùng với đáp án theo sát chương trình giúp các em rèn luyện phản xạ tự nhiên và từng bước ứng dụng vào cuộc sống.

Mong rằng những chia sẻ, hướng dẫn giải bài tập 7 Cánh Diều của chúng tôi sẽ giúp các em học tốt môn này. Đồng thời cũng có thêm nhiều hứng thú trong việc học tập của mình. Đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích giúp cha mẹ phụ huynh nắm bắt nội dung chương trình học và đồng hành cùng con một cách hiệu quả.