Giải SBT bài 9: Hoà điệu với tự nhiên (Viết)
Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 9: Hoà điệu với tự nhiên (Viết) SBT, trang 36 ngữ văn 7 tập 2. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
Bài tập 1
Trong xã hội hiện đại, càng ngày càng có nhiều người lựa chọn lối sống hoà hợp với tự nhiên. Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) thể hiện suy nghĩ của em về vấn đề này.
Con người không thể sống tách mình ra khỏi thiên nhiên. Thiên nhiên luôn có mặt trong đời sống con người. Mọi nguồn sống của con người đều lấy từ thiên nhiên. Có thể nói, con người và thiên nhiên có mối quan hệ không thể tách rời. Thiên nhiên giúp tâm hồn sảng khoái, thoải mái và thư giãn tinh thần. Sau những bề bộ của cuộc sống, được hòa mình vào thiên nhiên tươi xanh sẽ giúp tinh thần ta được bình yên, sức khỏe được phục hồi và sẵn sàng cho công việc.Việc xã hội hiện đại, càng ngày càng có nhiều người lựa chọn lối sống hoà hợp với tự nhiên đó là điều tốt và đáng học hỏi.Thiên nhiên có mối quan hệ mật thiết với con người. Thiên nhiên là những gì bao quanh con người mà không do bàn tay con người tạo nên. Thiên nhiên đã trao tặng cho con người rất nhiều món quà quý giá. Vậy cớ sao con người không sống hòa nhập với thiên nhiên? Hòa nhập với thiên nhiên nghĩa là luôn tôn trọng, trân trọng, gần gũi và bảo vệ thiên nhiên. Lối sống hòa hợp với thiên nhiên có ý nghĩa rất quan trọng. Khi ta hòa hợp với thiên nhiên, ta sẽ không tàn phá thiên nhiên. Điều này sẽ có tác động tích cực đến đời sống của con người và muôn loài. Xu hướng gần gũi thiên nhiên sẽ giúp nâng cao sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc vui chơi, hoạt động ngoài trời sẽ giúp con người có hệ miễn dịch tốt hơn. Không chỉ vậy, thiên nhiên còn giúp tâm hồn con người trở nên sảng khoái, giảm căng thẳng, mệt mỏi, tái tạo năng lượng. Lối sống này cũng sẽ rèn luyện cho con người quan niệm sống nhân ái, văn minh hơn. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần coi thiên nhiên như một người bạn thân thiết để ta yêu thương và bảo vệ.
Bài tập 2
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) thuyết minh về luật lệ của một trò chơi dân gian mà em hiểu rõ.
Để chơi kéo co thì rất đơn giản, không phải chuẩn bị gì nhiều, chỉ cần một cái dây thừng chắc chắn, dài khoảng 10 mét hoặc có thể dài hơn cũng được. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài dây thừng cho phù hợp. Luật chơi kéo co thì mỗi nơi một khác nhưng nhìn chung thì đều được chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ,bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng. Trò chơi kéo co thì không yêu cầu người chơi là nam hay nữ, ai cũng có thể chơi được chỉ cần có sức khỏe tốt là được. Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào kéo thắng hai keo trước là thắng.Trong quá trình thi đấu giữa hai đội người ta cũng cử một người là trọng tài để phân định rõ ràng, thắng thua, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Một trận thi đấu chỉ diễn ra vài giây nhưng cũng có khi căng thẳng hơn kéo dài đến cả vài phút. Trong quá trình chơi phải cần có chiến thuật, kéo hết mình, nhiệt tình dùng hết sức lực . Trò chơi cũng đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao, nếu tay hơi bị phồng hoặc bị rát thì người ta vẫn không ngại vất vả, bỏ qua những nỗi đau nhỏ và thi đấu hết mình. Các cổ động viên thì nhiệt tình hò reo, khua chống, chiêng để cổ vũ. Đôi khi sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả cũng khiến cho đội chơi chiến thắng nhanh chóng hơn.
Bài tập 3
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) thuyết minh về một điều bắt buộc phải tuân thủ trong một hoạt động mang tính chất lễ tục nào đó mà em biết (qua trải nghiệm thực tế hoặc qua tìm hiểu các tài liệu liên quan).
Giao thừa được xem là thời khắc Đất Trời giao hòa, vạn vật bừng lên sức sống mới. Dân tộc nào cũng xem thời khắc giao thừa là thiêng liêng nhát và có cách bày tỏ riêng. Với dân tộc Việt Nam, giao thừa là một phong tục tập quán thể hiện văn hóa “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn ông hành khiển trông coi nhà và xin ban cho một khởi đầu mới tốt đẹp. Đặc trưng trong phong tục cúng giao thừa của dân tộc ta là cúng từ khoảng 23 giờ 10 phút đến 0 giờ 40 phút, cúng từ ngoài trời để tế lễ ông hành khiển đến cúng trong nhà để đón ông bà về vui cùng con cháu. Lễ cúng giao thừa là một trong các phong tục tập quán Việt Nam mà tất cả người đều biết đến và quý trọng.