Wave

Giải SBT bài 10: Trang sách và cuộc sống (Viết)

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 10: Trang sách và cuộc sống (Viết), trang 38 ngữ văn 7 tập 2. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1.

Ghi chép ngắn gọn về một cuốn sách em đã chọn để đọc.


1.

- Tên sách: Tôi tài giỏi bạn cũng thế

- Tác giả: Adam khoo

- Đề tài: Tác giả không chỉ đơn thuần giải thích người khác đã thành công như thế nào, mà còn nói làm sao để họ làm được như thế để giúp người đọc khám phá ra tiềm năng của bản thân, và phát huy điều đó. Ngoài ra, sách còn cung cấp những phương pháp học thông minh (như áp dụng các công cụ học bằng cả não bộ như Sơ Đồ Tư Duy, phát triển trí nhớ siêu việt để ghi nhớ các sự kiện, con số một cách dễ dàng, thành thạo việc quản lý thời gian và xác định mục tiêu)

- Nội dung: Tôi Tài Giỏi – Bạn Cũng Thế sẽ giúp tìm ra giải pháp tốt nhất cho mọi vấn đề, và giúp nhận ra cách thức để thành công. Tuy nhiên để làm một người tài giỏi thì người đọc cần đặt quyển sách xuống và thực thi ngay các kế hoạch. Đương nhiên, không phải chỉ chăm chỉ ngày một, ngày hai mà mỗi người phải thực hiện lâu dài, thậm chí cả đời thì mới đạt được những gì mình muốn.

Bài tập 2.

Tưởng tượng về cuộc gặp gỡ của em với một nhân vật mà em yêu thích trong cuốn sách đã đọc và trả lời các câu hỏi sau:

1. Nếu được hỏi nhân vật một số câu hỏi, em sẽ đặt những câu hỏi nào?

2. Nhân vật có thể trả lời em ra sao? Hãy hình dung và viết lại câu trả lời cho mỗi câu hỏi đó.

3. Kể lại cuộc trò chuyện của em và nhân vật theo hình thức một câu chuyện hoặc một bài phỏng vấn.


1.

- Hỏi về lai lịch của nhân vật

- Tình huống xuất hiện của nhân vật trong tác phẩm

- Nhưng điều ấn tượng nhất của em về nhân vật

- Hành động yêu thích của nhân vật

2,3. ( HỌC SINH TỰ LÀM)

Bài tập 4

Tóm tắt một tác phẩm truyện mà em đã đọc theo một số hình thức sau: - Viết văn bản tóm tắt.

- Lập sơ đồ để tóm tắt.

Có thể chuyển thể thành truyện tranh hoặc thơ bốn chữ, năm chữ sau khi em đã tóm tắt được nội dung chính của truyện.


 Vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.


Bài tập 5:

Trong những cuốn sách đã đọc, nhân vật nào đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc? Viết bài văn phân tích nhân vật đó.


Thánh Gióng nằm trong hệ thống các truyền thuyết thời kì Hùng Vương, nói về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong truyền thuyết nổi bật lên là hình tượng người anh hùng Thánh Gióng với sức mạnh đã kiên cường, anh dũng đánh giặc ngoại xâm. Nhân vật này cũng đại diện cho tinh thần đấu tranh quật khởi của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm xâm lược.

Là một người anh hùng với sức mạnh phi thường bởi vậy sự ra đời của Thánh Gióng cũng thật khác thường. Không phải được mẹ mang thai chín tháng mười ngày mà Gióng được mẹ sinh sau một lần ướm thử vào vết chân lạ, mang thai đến mươi hai tháng sau mới hạ sinh Gióng. Không dừng lại ở đó, Gióng sinh ra khôi ngôi, tuấn tú nhưng đã lên ba mà vẫn đặt đâu ngồi đó, không biết nói cũng chẳng biết cười. Có lẽ đây chính là dấu hiệu của một con người phi thường. Tiếng nói đầu tiên của Gióng cho thấy ý thức và trách nhiệm của một công dân trước vận mệnh dân tộc ấy là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Qua tiếng nói của Gióng các tác giả dân gian đồng thời gửi gắm tinh thần ý thức đánh giặc, cứu nước của dân tộc ta.