Wave

Giải SBT bài 2: Khúc nhạc tâm hồn( Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)

Những kiến thức chính trong chương trình 7 Kết Nối Tri Thức sẽ được Giaibaitapsgk tóm gọn trong bộ đề trắc nghiệm. Mỗi bài học đều được chúng tôi tóm gọn trong khoảng 15 - 20 câu trắc nghiệm. Đặc biệt, các em có thể tham khảo chọn câu trả lời và kiểm tra đáp án ngay trên website của chúng tôi vô cùng tiện lợi. Ngoài ra các em cũng có thể ôn tập kiến thức nhanh chóng với bộ Trắc nghiệm 7 Kết Nối Tri Thức cuối kì.

Hướng dẫn giải bài 2: Khúc nhạc tâm hồn phần Đọc hiểu và thực hành tiếng việt trang 10 SBT ngữ văn 7 tập 1. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1. Đọc lại bài thơ Đồng dao mùa xuân (từ Ba lô con cóc đến hết) trong SGK (tr. 40 – 41) và trả lời các câu hỏi:

1. Nhận xét về đặc điểm hình thức của đoạn thơ trên các phương diện như số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp.

2. Qua miêu tả của nhà thơ, hình ảnh người lính hiện lên trong đoạn thơ có đặc điểm như thế nào?

3. Em cảm nhận như thế nào về tình cảm nhà thơ dành cho người lính?

4. Trong hai dòng thơ sau, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:

Mắt như suối biếc

Vai đầy núi non.

5. Tìm các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của chúng.

6. Giải thích nghĩa của từ ngọt lành trong dòng thơ Ngày xuân ngọt lành.


1. Đặc điểm hình thức:

- Số tiếng: 4 tiếng

- Cách gieo vần: vần cách (chữ cuối của dòng chẵn vần với nhau).

2. Người lính hiện lên trong đoạn thơ có đặc điểm: bất khuất, dũng cảm, hi sinh,...

3. Tình cảm nhà thơ dành cho các người lính đó chính là: tôn trọng, kính phục, dũng cảm và yêu quý.

4. Biện pháp được sử dụng: So sánh

- Tác dụng:So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn. Tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

5. Từ láy được sử dụng trong đoạn trích: 

- có một => nhấn mạnh sự hi sinh của người lính.

6. Ngọt lành có nghĩa là sự hạnh phúc, tràn đầy, mãn nguyện như trái ngọt.

Bài tập 2. Đọc bài thơ Tiếng ve của Thanh Thảo và trả lời các câu hỏi:

Tiếng ve bùng lên

Cồn cào như lửa

Tiếng ve màu đỏ

Cháy trong vòm cây

[...] Tiếng ve thức giấc

Long lanh ảnh ngày

Tiếng ve toả chậm

Mùi hoa ngất say

Tiếng ve loáng thoáng Đuôi sóc chuyền cây

Tiếng ve dai dẳng

Cưa ngang rừng dày

Tiếng ve xanh ngát

Trầm trầm mây bay Tiếng ve loá mắt

Trảng tranh nắng đầy

Tiếng ve trên cao

Oà như thác đổ

Tiếng ve len lỏi

Suối chảy một mình

Giai điệu thành hình

Qua từng âm sắc

Tiếng ve nín bặt

Trái tim tiếp lời.

(Thanh Thảo, Dấu chân qua trảng cỏ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015, tr. 67 – 69)

1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Kẻ bảng vào vở và điền thông tin về bài thơ Tiếng ve theo mẫu sau:

  • Số tiếng trong mỗi dòng
  • Số dòng trong mỗi khổ
  • Cách gieo vần
  • Cách ngắt nhịp
  • Đặc điểm thể thơ
  • Hình ảnh

2. Tiếng ve là âm thanh hiện diện xuyên suốt bài thơ. Qua miêu tả, tiếng ve hiện lên với những đặc điểm gì?

3. Em hãy nêu một số biện pháp tu từ được dùng để miêu tả tiếng ve và tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

4. Qua cách miêu tả tiếng ve, em cảm nhận như thế nào về người lính trong bài thơ.

5. Hãy tìm những từ láy trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng:

Tiếng ve thức giấc

Long lanh ảnh ngày Tiếng ve toả chậm

Mùi hoa ngất say

Tiếng ve loáng thoáng Tiếng ve dai dẳng

Đuôi sóc chuyền cây

Cưa ngang rừng dày.


1.

Số tiếng trong mỗi dòng: 4

Số dòng trong mỗi khổ: tự do

Cách gieo vần: gieo vần tự do

Cách ngắt nhịp: 4/4 

Đặc điểm thể thơ: 

  • Số chữ trong mỗi câu không hạn định : ít nhất một từ, và nhiều thì có thể trên một chục từ.
  • Số câu cũng không hạn định, và không chia ra thành khổ 4 câu như cũ nữa
  • Không có những khái niệm về Niêm , Luật, Đối .
  •  Về Vần : cũng không có một luật lệ cố định nào. Nói chung là vần muốn gieo ở đâu cũng được cả.

Hình ảnh: mộc mạc, giản dị.

2. Tiếng ve có những đặc điểm:

  • Tiếng ve: bùng lên, màu đỏ, thức giấc, toả chậm,loáng thoáng, dai dẳng, xanh ngắt, loá mắt, trên cao, len lỏi, nín bặt.

3. Biện pháp tu từ được sử dụng: nhân hoá, so sánh => Biện pháp: Tăng tính biểu đạt, hấp dẫn, sống động

4. Qua cách miêu tả, em cảm nhận được người lính trong bài đã đi qua biết bao cái khó khăn vất vả, khắc nhiệt nhất của mùa hè.

5. Từ láy được sử dụng: long lanh, loáng thoáng => Tăng tính biểu đạt, nhấn mạnh của khổ thơ.

Bài tập 3. Đọc lại bài thơ Chiều sông Thương trong SGK (tr. 56) và trả lời các câu hỏi:

1. Thể thơ của bài Chiều sông Thương có giống với bài Tiếng ve không? Nêu nhận xét của em về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.

2. Trừ dòng thơ đầu tiên, chữ đầu các dòng thơ còn lại ở bài thơ Chiều sông Thương không viết hoa. Theo em, đặc điểm này có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc, nội dung bài thơ?

3. Hình ảnh sông Thương và quê hương quan họ hiện lên như thế nào trong bài thơ?

4. Tìm từ láy trong những dòng thơ sau và nêu tác dụng của những từ láy đó:

dùng dằng hoa Quan họ

nở tím bên sông Thương

mạ đã thò lá mới

trên lớp bùn sếnh sang

5. Trong các dòng thơ dưới đây, nhà thơ đã dùng những biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ đó.

ôi con sông màu nâu

ôi con sông màu biếc

những gì sông muốn nói

cánh buồm đang hát lên

6. Theo em, nhà thơ có cảm xúc và suy nghĩ như thế nào về sông Thương và quê hương quan họ?

7. Vẽ sơ đồ tư duy khái quát những đặc điểm chính về hình thức và nội dung của bài thơ.


1. Thể thơ bài Chiều thương sông Hương không giống với bài Tiếng ve.

- Cách gieo vần: tự do

- Ngắt nhịp: 3/2

2. Tác dụng: Cảm xúc xuyên suốt toàn bộ bài thơ, không bị ngắt quãng, đứt đoạn, như đang kể chuyện.

3. Hình ảnh dòng sông Thương và quê hương quan họ hiện lên một cách gần gũi thông qua những thứ gắn bó hàng ngày, đời thường.

4. Từ láy trong đoạn: 

- dùng dằng =>  nhấn mạnh sự Lưỡng lự không quyết định, thường là trong việc đi hay ở, vì còn muốn kéo dài thêm thời gian. Dùng dằng chưa muốn chia tay.

- sếnh sang => nhấn mạnh, làm nổi bật sự trong trảo sang trọng của cây mạ xanh

5. Biện pháp tu từ mà átc giả đã sử dụng: lặp và nhân hoá

=> Tác dụng: - nhấn mạnh nỗi nhớ hình ảnh dòng sông qua thời gian khi chuyển qua từng màu nước.

- nhân hoá dòng sông, cánh buồm cũng giống con người có hoặt động, hát, nói.

6. Theo em nhà thơ có cảm xúc, suy nghĩ về sông Thương và quê hương của họ: tự hào, nhớ thương, yêu quê hương và yêu phong tục tập quán nơi đây.

7.  Hình thức: - thể thơ 5 chữ, ngắt 3/2

                       - nội dung: Gợi nhớ lại những kỉ niệm trên dòng sông qua thời gian, cũng nhưu khôgn gian

 

 

 

Bài tập 4. Đọc bài thơ Bố đứng nhìn biển cả của Huy Cận và trả lời các câu hỏi:

Bố đứng nhìn biển cả 

Con xếp giấy thả diều

Bố trời chiều bóng ngả

Con sóng sớm bừng reo.

Chuyện bố bố con con

Dập đồn như lớp sóng 

Biển bốn phía biển tròn

Diều bay trong gió lộng

Bố dạy con hình học

Đo góc biển chân trời s

Khi vừng dương mới mọc

Nhuộm tím màu xa khơi.

Ống nhòm theo biển dài

Thấy buồm lên thích quá!

Theo con nhìn tương lai

Khấp khởi mừng trong dạTrên boong tàu gió mát

Trên biển cả sóng cồn

Diều con lên bát ngát

Tưởng mọc vừng trăng non.

7-1982

(Huy Cận, Hạt lại gieo, NXB Văn học, Hà Nội, 1984, tr. 48 – 49)

1. Bài thơ Bố đứng nhìn biển cả thuộc thể thơ nào? Nêu nhận xét của em về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.

2. Trong bài thơ, khi đứng nhìn biển cả, người bố có những suy tư, cảm xúc như thế nào?

3. Hình ảnh biển cả có ý nghĩa gì?

4. Tìm một số từ láy trong bài thơ và nêu tác dụng của các từ láy đó.

5. Tìm cụm động từ trong những dòng thơ sau. Xác định động từ trung tâm và những ý nghĩa mà động từ đó được bổ sung.

a. Bố dạy con hình học.

b. Diều bay trong gió lộng.

Từ mỗi động từ trung tâm đó, hãy tạo thêm ba cụm động từ mới.


1. Thể thơ: 5 chữ ( ngũ ngôn) 

- Cách gieo vần: vần chân

- Cách ngắt nhịp: 3/2

2. Suy nghĩ cảm xúc khi người bốp đứng nhìn biển cả: thoải mái, vui vẻ.

3. Ý nghĩa: Biển cả như một người bạn, ngừoi mẹ thiên nhiên chia sẻ, như thấu hiểu cảm xúc của người bố.

4. Từ láy: bố bố con con => nhấn mạnh hai người như một không thể tách rời

5.

a. dạy 

b. bay

=> bổ sung cho các từ đứng trước nó hoặc sau nó.

Bài tập 5. Đọc bài thơ Mùa cam trên đất Nghệ của Phạm Tiến Duật và trả lời các câu hỏi:

Mùa ngọt dần lên ngọn

Gió heo may chớm sang 

Trái hồng vừa trắng cát

Vườn cam cũng hoe vàng

Cam Xã Đoài mọng nước

Giọt vàng như mật ong

Bổ cam ngoài cửa trước

Hương bay vào nhà trong

Bà mẹ thôn Nghi Vạn

Con tòng quân vắng nhà

Trầy cam mỗi buổi sáng

Bồn chồn nhớ con xa

 

- “Cam này thơm lại ngọt

Các con ăn mẹ gọt

[...] Các con mẹ đi mãi

Không ăn cam vườn nhà

Đã có phần cây quả

Của các mẹ quê xa”

Ra trận là dũng sĩ

Bên mẹ thành trẻ con

Bầu sữa quê ta đó

Rót vào chùm quả ngon.

(Phạm Tiến Duật, Vầng trăng quầng lửa, NXB Văn học, Hà Nội, 1970, tr. 27 – 28)

1. Xác định thể thơ của bài thơ Mùa cam trên đất Nghệ. Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.

2. Hình ảnh trái cam, mùa cam trên đất Nghệ được miêu tả như thế nào và có ý nghĩa gì?

3. Xác định biện pháp tu từ trong các dòng thơ dưới đây và nêu tác dụng của chúng:

Cam Xã Đoài mọng nước

Giọt vàng như mật ong.

4. Tình cảm của người mẹ thôn Nghi Vạn nói riêng và của các bà mẹ Việt Nam nói

chung dành cho những người con đi chiến đấu xa nhà thể hiện như thế nào?

5. Nêu cảm nhận của em về tình cảm của người lính dành cho những người mẹ và quê hương.

6. Chỉ ra những nét tương đồng giữa hai bà mẹ trong hai bài thơ Gặp lá cơm nếp và Mùa cam trên đất Nghệ.


1. Thể thơ: 5 chữ

- Gieo vần: vần liền, vần chéo

- Ngắt nhịp: 2/3, 3/2

2. Hình ảnh trái cam, mùa cam trên đất Nghệ được miêu tả gần gũi, thân quen, như đang giới thiệu với mọi người.

- Ý nghĩa: Nói về sự gắn bó, và phong tục tập quán nơi đây, yêu quê hương, yêu những thứ giản dị, gần gũi, gắn bó.

3. Biện pháp: So sánh

=> Tác dụng: Muốn nói cam nơi đây ngọt như vị mật ong, tạo cảm giác gần gũi, dễ hình dung cho bạn đọc.

4. Bất cứ bà mẹ nào cũng muốn con mình trở lên tốt đẹp, lo ấm, họ luôn dành cho con cái một tình yêu thương vô bồ bến, luôn luôn ở bên động viên hơn thế luôn mong chờ con cái chở về, ở đây đặc biệt là những người lính.

5. Tình cảm của người lính dành cho người mẹ đó chính là: sự thương yêu, buồn, cảm thấy có lỗi vì không thể bên mẹ trong những lúc quan trọng gần gũi nhất.

6. Nét tương đồng giữa hai bài đó chính là: Người mẹ luôn dành cho những đứa con của mình tình yêu thương nhất.

Bài tập 6. Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh và trả lời các câu hỏi:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục... cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

[...] Tiếng gà trưa

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp

Cứ hàng năm hàng năm,

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

 Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh chúc bầu

Di qua nghe sot soat.

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

2-7-1965 

(Xuân Quỳnh, Hoa dọc chiến hào, NXB Văn học, Hà Nội, 1968, tr. 5 – 7)

1. Nêu một số đặc điểm hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi khổ, cách gieo vần, ngắt nhịp.

2. Tiếng gà trưa là một bài thơ có yếu tố tự sự. Em hãy cho biết ai là người kể chuyện và nội dung câu chuyện được kể là gì. Vẽ sơ đồ theo mẫu sau vào vở và điền vào sơ đồ những sự việc chính trong câu chuyện:

3. Hình ảnh đàn gà của bà trong kí ức của cháu được miêu tả như thế nào?

4. Tiếng gà trưa gợi người cháu nhớ về tuổi thơ được bà yêu thương. Nêu cảm nhận của em về tình cảm của bà dành cho người cháu.

5. Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong khổ thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

6. Chỉ ra những nét tương đồng giữa hình ảnh người cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa và hình ảnh người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.


1. 

- Số tiếng trong mỗi câu: 3, 5

- Số dòng trong mỗi khổ: 3,4, 5

- Cách gieo vần: vần chân

- Ngắt nhịp: 2/3, 1/4, 3/2

2. - Tác giả là người kể chuyện: người cháu.

- Nội dung: Nỗi nhớ ùa về khi người lính bắt gặp hình ảnh quen thuộc mà người bà hay làm bên đàn gà, hay công việc quen thuộc. Bên cạnh đó tác giả cũng bày tỏ lòng yêu thương, nhớ nhung với người bà của mình

- Sơ đồ sự việc chính: bắt gặp hình ảnh tiếng gà => nhớ về người bà với những hình ảnh quen thuộc => lời hứa hẹn sẽ chiến đấu hết sức mình để dành chiến thắng để trở về với bà cùng làm những công việc quen thuộc.

3. Hình ảnh đàn gà của người bà hiện lên trong kí ức của người cháu đó chính là: "Tiếng  gà trưa.... Lông óng như màu nắng"
4. Tình cảm của người bà dành chơ người cháu đó chính là: sự yêu thương, chăm sóc, lo lắng, nhớ nhung, người bà luôn muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho người cháu.

5. Biện pháp tu từ điệp ngữ: vì

=> Tác dụng: nhấn mạnh nguyên nhân người cháu quyết tâm ra đi chiến đấu đó chính là vì tình yêu đất nước thương yêu bà và cả những gì gần gũi nhất.

6. Nét tương đồng: Người con,hay người cháu trong cả 2 bài thơ đều muốn nói về tình cảm dành cho những người thương yêu của mình, và bê cạnh đó là tình yêu. quê hương, yêu tổ quốc.

Bài tập 7. Đọc bài thơ Sao không về Vàng ơi! của Trần Đăng Khoa và trả lời các câu hỏi:

Tao đi học về nhà

Đầu tiên mày rối rít

Cái đuôi mừng ngoáy tít

Rồi mày lắc cái đầu

Khịt khịt mũi, rung râu

Chân trước chồm, mày bắt

Là mày chạy xổ ra

Rồi mày rún chân sau

 Thế là mày tất bật

Cũng nhớ mày lắm đấy...

Bắt tay tao rất chặt

Đưa vội tao vào nhà

Dù tao đi đâu xa

Cũng nhớ mày lắm  đấy

Hôm nay tao bỗng thấy

Cái cổng rộng thế này

Là Vì không thấy bóng mày

Nằm chờ tao trước cửa

Không nghe tiếng mày sủa

Như những buổi trưa nào

Không thấy mày đón tao

Cái đuôi vàng ngoáy tít

Cái mũi đen khịt khịt

Mày không bắt tay tạo

Tay tao buồn làm sao...

Sao không về hả chó?

Nghe bom thằng Mỹ nổ

Mày bỏ chạy đi đâu?

Tao chờ mày đã lâu

Cơm phần mày để cửa

Sao không về hả chó?

Tao nhớ mày lắm đó

Vàng ơi là Vàng ơi!...

(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016, tr. 20 – 22)

1. Em hãy chỉ ra một số đặc điểm hình thức của bài thơ như thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp.

2. Sắp xếp các sự việc diễn ra trong bài thơ theo trật tự đúng.

Bạn nhỏ nhớ Vàng, để phần cơm chờ Vàng về.

Bom Mỹ nổ khiến Vàng hoảng sợ, bỏ đi mất.

Bạn nhỏ đi học về, không thấy Vàng ra đón.

Mỗi khi bạn nhỏ đi học về là con chó Vàng mừng rỡ ra đón.3. Hình ảnh con chó Vàng hiện lên như thế nào qua miêu tả của nhà thơ?

4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng để miêu tả hình ảnh con chó Vàng trong đoạn thơ sau. Biện pháp tu từ đó có tác dụng như thế nào?

Chân trước chồm, mày bắt

Thế là mày tất bật

Đưa vội tao vào nhà.

5. Trong dòng thơ Tay tao buồn làm sao, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

6. Tìm từ láy trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của các từ láy đó:

Đầu tiên mày rối rít

Cái đuôi mừng ngoáy tít

Rồi mày lắc cái đầu

Khịt khịt mũi, rung râu.

7. Nêu cảm nhận của em về tình cảm của bạn nhỏ dành cho con chó Vàng.


1.

- Thể thơ: 5 chữ

- Cách gieo vần: vần chân và vần đầu

- Ngắt nhịp: 3/2, 2/3

2. Sắp xếp: 4 - 2 - 3 -1

3. Miêu tả cậu vàng của nhà thơ:

- Cái đuôi vàng ngoáy tít

- Cái mũi đen khịt khịt

4. Biện pháp tu từ được sử dụng: nhân hoá

Tác dụng: Làm cho hình ảnh chú chó thêm gần gũi, thân quen với tác giả được miêu tả giống như con người.

5. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá 

=>. Tạo cho câu văn thêm sự sinh động, hấp dẫn, như muốn nói khi không còn hình ảnh chú chó hay bắt tay mặt mừng nữa thì bàn tay của tác giả dường như bị buồn.

6. Từ láy trong đoạn trích: khịt khịt

=> Làm câu văn dễ hình dung, dễ hình dung.

7. Tình cảm của bạn nhỏ dành cho con chó Vàng đó chính là chú chó như một người bạn yêu quý, luôn gần gũi, gắn bó với chú chó.

 

Xem thêm bộ tài liệu giải bài tập 7 của Giaibaitapsgk. Đây là bộ tài liệu giúp các em nhanh chóng ôn tập kiến thức, củng cố kiến thức và nâng cao khả năng của mình với những câu hỏi khó.

Mong rằng những tài liệu và giải VBT 7 tập 1, tập 2 sách Kết Nối Tri Thức sẽ giúp các em học tốt môn Tiếng Việt. Đừng quên theo dõi website để cập nhật thường xuyên nhiều tài liệu và kiến thức hữu ích khác để có thể ôn tập, củng cố kiến thức và nâng cao hiệu suất một cách hiệu quả nhất.