Wave

Giải tiếng việt 4 Kết nối bài 4 Công chúa và người dẫn chuyện

Giải bài 4: Công chúa và người dẫn chuyện sách tiếng việt 4 tập 1 Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

CHUẨN BỊ

Câu hỏi: Sắm vai một loài hoa, em hãy giới thiệu về mình với các bạn.


Tôi là cây hồng leo được trồng bên hiên nhà. Ban đầu tôi được trồng bên hàng rào ở đầu làng, không có ai chăm sóc cả. Nhờ bà chủ đi qua và đánh tôi về trồng bên hiên nhà mà nay tôi mới có thể nở rộ những bông hoa xinh đẹp này. Bà chủ đã tận tình chăm sóc cho tôi từng chút một khi đón tôi về trồng bên hiên nhà. Dưới bàn tay chăm sóc của bà chủ hàng ngày tôi trở lên khỏe mạnh và nở ra những bông hoa xinh đẹp. Tôi cảm thấy mình thật may mắn và hạnh phúc khi được bà chủ trồng bên hiên nhà.

Hoặc:

Tôi là chậu cẩm tú cầu được ông bà chủ đặt ngoài hè. Nhân dịp tết 2022 ông bà chủ đã đi chợ tết và mua tôi về để trưng cho đẹp. Bà chủ là một người rất tỉ mỉ, để tôi có thể nở ra những đóa cẩm tú cầu đẹp nhất bà chủ đã chăm sóc tôi vô cùng kĩ càng. Từng cành lá đóa hoa của tôi được bà chủ tỉ mỉ chăm sóc không còn một chú sâu nào. Tôi được cả ông chủ và bà chủ chăm sóc hết sức kĩ càng nên tôi vô cùng khỏe mạnh. Tôi thấy mình thật may mắn khi trước chợ tết vô vàn loại hoa như vậy ông bà chủ lại chọn tôi.

ĐỌC

Bài đọc: Công chúa và người dẫn chuyện (Du-nan biên soạn, Hòa Vân dịch)

(SGK Tiếng việt 4 Kết nối tri thức bài 4)

Câu 1: Tìm các câu văn thể hiện thái độ của Giét xi đối với mỗi vai diễn được giao.


- "Giét - xi vui lắm."

- "Về nhà, Giét - xi hào hứng kể cho mẹ nghe"

- "Giét - xi siêng năng luyện tập và nhớ lời thoại rất nhanh". 

Câu 2: Vì sao Giét-xi buồn khi phải đổi sang vai người dẫn chuyện ? 


Giet-xi buồn bởi vì cô đã  siêng năng chăm chỉ luyện tập có  khả năng nhớ nhanh nhưng cũng dễ quên và dẫn đến kết quả phải đổi vai diễn chính cho bạn khác. 

Câu 3: Theo em, mẹ rủ Giét-xi cùng nhổ có vườn để làm gì? Tìm câu trả lời đúng.

A. Mẹ muốn dạy cho Giét xi biết cách làm cỏ vườn.
B. Mẹ muốn Giét-xi biết tên các loại hoa có trong vườn.
C. Mẹ muốn Giét-xi hiểu: Cũng như các loài hoa, mỗi người có vẻ đẹp và giá trị riêng.
D. Mẹ muốn Giét-xi quên đi chuyện đóng kịch.


Đáp án đúng là C

Câu 4: Đoán xem Giét-xi cảm thấy thế nào khi trò chuyện cùng mẹ.


Giét - xi mới đầu vẫn cảm thấy buồn vì bị thay vai diễn và cô bé cảm nhận được mỗi loài hoa lại có một vẻ đẹp riêng. Sau đó cô bé lại hiểu ra vấn đề và ngoan ngoãn nghe lời mẹ nói. 

Câu 5: Em học được điều gì từ câu chuyện trên? 


Câu chuyện để lại thông điệp về vẻ đẹp riêng của mỗi người trong cuộc sống và thế  mạnh của từng cá nhân. Từ vẻ đẹp, thế mạnh riêng ấy phải biết phát huy nó đúng nơi đúng chỗ thì chúng mới được tỏa sáng và phát huy hết mức. 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Tìm các danh từ chỉ người trong bài đọc Công chúa và người dẫn chuyện. 


Danh từ chỉ người: Giet-xi, mẹ, cô giáo, công chúa, bạn bè, em, con,con người, con gái, 

Câu 2: Viết 2 - 3 câu nêu nhận xét về  một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện trên. 


Trong câu chuyện Công chúa và người dẫn chuyện, em thích nhất là nhân vật mẹ của Giét - xi. Mẹ cô bé là một người điềm đạm, nhân hậu, đức hạnh và luôn quan tâm chăm sắc con gái.

VIẾT

Viết đoạn văn nêu ý kiến

Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. 


Đọc câu chuyện “Điều kỳ diệu”, em vô cùng yêu thích và cảm phục trước nghị lực sống phi thường của bạn Tiến Anh. Tiến Anh từ lúc sinh ra đã phải chịu thiệt thòi to lớn bởi bạn bị khuyết thiếu hai đôi tay, như những người khác thì tay là một bộ phận trên cơ thể có ích nhất, nhưng bạn lại thiếu mất điều đó. Thấu hiểu nỗi buồn của con, mẹ Tiến Anh luôn động viên, an ủi bạn, mong bạn có một cái suy nghĩ lạc quan về cuộc đời. Tiến Anh dần hiểu ra và nỗ lực trong mọi việc, cố gắng vươn lên trong cuộc sống dù cho bản thân có ra sao. Bạn học cách viết bằng đôi chân của mình. Nghị lực sống phi thường ấy đã giúp bạn trở thành một học sinh xuất sắc của lớp 3A. Em rất ngưỡng mộ, thán phục tinh thần kiên cường của Tiến Anh.

Hoặc:

Đọc xong câu chuyện “Đồng hồ Mặt Trời”, em vô cùng yêu thích cậu bé I-sắc Niu-tơn. Trong câu chuyện, I-sắc Niu-tơn là một cậu bé thông minh, ham học hỏi. Dù còn nhỏ tuổi nhưng Niu-tơn đã có thể tự tay làm ra các món đồ chơi cầu kì mà cậu yêu thích. Đặc biệt, Niu-tơn còn có tài quan sát vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo đến từng những chi tiết nhỏ xung quanh trong đời sống của cậu. Cậu đã ghi chép lại sự thay đổi về vị trí của chiếc bóng. Từ đó, chế tạo ra đồng hồ mặt trời. Đây là một sáng chế vô cùng hữu ích với bà con trong làng. Nhờ có chiếc đồng hồ mà mọi người có thể nhận biết được thời gian.Và cho đến tận bây giờ, đồng hồ vẫn là một đồ vật không thể thiếu trong đời sống của con người, nó đóng góp một phần không hề nhỏ, tạo tiền đề cho sự phát triển khác. Qua nhân vật, em học được sự kiên trì, sẵn sàng tích lũy kiến thức mọi lúc, mọi nơi.

ĐỌC MỞ RỘNG

Câu 1: Đọc câu chuyện về những người có năng khiếu nổi bật. 


Ngay quê nội tôi mà tôi đã chứng kiến trong dịp vê quê ăn Tết năm qua. Chuyện có thật một trăm phần trăm, không bịa một tí nào.

         Ba mẹ Hà vốn là những người thuần túy làm nông. Hà là đứa con duy nhất trong gia đình. Năm nay cậu vừa tròn 7 tuổi đang học lớp Hai ở trường làng. Năng khiếu toán học của cậu xuất hiện từ khi cậu vào học lớp Một đặc biệt là phép tính nhẩm cộng trừ. Hồi học lớp Một cô giáo Hạnh đã phải kinh ngạc về tài tính nhẩm của cậu. Những phép tính cộng trừ trong phạm vi một trăm mà cô thường ra cho lớp thường ngày, cậu đều giải bằng miệng trong khoảnh khắc. Cô ra các bài toán trên bảng, vừa viết xong thì cậu đã có đáp số ngay mà không cần đặt bút tính toán. Chẳng những thế cậu còn làm nhanh và làm đúng những phép tính ấy trong phạm vi 1000. Tin loan truyền ra đến toàn trường rồi toàn huyện. Nhiều nhà báo của địa phương và cả trung ương nữa đến tận nhà để kiểm nghiệm. Mọi người đều ngạc nhiên trước năng khiếu đặc biệt này của cậu. Hơn thế nữa cậu còn tính đúng và tính nhanh những bài toán cộng trừ phức tạp mà các nhà báo đưa ra gồm 1 dãy số trong phạm vi 1000 để kiểm nghiệm chứng thực. Cậu không đặt bút tính toán mà chỉ ngồi tư lự, nhắm mắt, rồi nhẩm tính bằng cử động của hai bàn tay. Chưa đầy 30 giây, cậu đã cho ra đáp số. Nhà báo hỏi: làm bằng cách nào mà cháu cho ra đáp số đúng và nhanh như vậy. Cậu chỉ tủm tỉm cười mà không nói.

         Nghe đâu, người ta đang có kế hoạch đưa cậu vào trường bồi dưỡng nhân tài đặc biệt, chỉ có một thầy và một trò và vài trò do một giáo sư toán học bồi dưỡng riêng về môn toán. Nguyễn Việt Hà có tên “Hà thần đồng” từ đấy.

Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.


Hs tự mượn cuốn sách hoặc câu chuyện yêu thích đọc và đánh giá. 

Câu 3: Trao đổi với bạn bè về nội dung câu chuyện em đã đọc. 


Trong dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn 26 tháng 3 vừa qua, em được ba cho đi xem Hội khoẻ của thanh niên thành phố, tổ chức tại Nhà thi đấu Phan Đình Phùng. Rất nhiều tiết mục hấp dẫn như Vovinam, vật tự do, Karate, bóng bàn, bóng chuyền, cử tạ... nhưng em thích nhất vẫn là môn cử tạ. Vận động viên Huỳnh Quốc Long đã xứng đáng đoạt Huy chương Vàng trong cuộc thi này.

Sau lời giới thiệu của ban tổ chức, lực sĩ Long bước ra sàn đấu giữa tiếng vỗ tay cổ vũ nồng nhiệt của khán giả. Anh rất trẻ, chỉ khoảng hơn hai mươi tuổi. Mái tóc đen hớt cao làm tăng thêm vẻ cương nghị của gương mặt chữ điền. Đôi mắt sáng, nụ cười thân thiện rất dễ gần.

Lực sĩ Long có một thân hình rất đẹp. Anh cao khoảng một mét bảy, nặng hơn bẩy mươi kí lô. Vai rộng, ngực nở, chân tay nổi bắp thịt cuồn cuộn trôg mới khoẻ mạnh làm sao! Nước da nâu bóng khiến cho anh trông giống như một pho tượng đồng đen sừng sững.

Lực sĩ khẽ nghiêng mình cúi chào khán giả rồi bắt đầu bài thỉ đấu của mình. Anh choãi chân, lấy thế đứng vững vàng rồi cúi xuống nâng tạ. Vài giây trôi qua, cả ngàn ánh mắt hồi hộp theo dõi từng động tác của anh. Bất ngờ anh nâng bổng hai quả tạ sắt nặng hàng trăm kí giơ cao quá đầu một cách nhẹ nhàng giữa tiếng reo hò khen ngợi và tiếng hoan hô như sấm động. Một số khán giả ùa lên chúc mừng và tặng anh những bó hoa tươi. Gương mặt lực sĩ rạng rỡ một niềm hạnh phúc.

Có được thành công hôm nay, chắc chắn lực sĩ đã phải trải qua một quá trình khổ luyện lâu dài. Ngắm nhìn anh, em ao ước ngày mai lớn lên. em cũng sẽ có được một thân hình và một sức khoẻ như thế. Điều đó chẳng dễ dàng gì nhưng ông cha ta đã dạy: Có chí thì nên.

Kể với người thân một câu chuyện của tác giả mà em yêu thích


Câu chuyện "Ếch ngồi đáy giếng"

Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau những tiếng kêu của mình, mọi thứ phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn con ếch vì mải nhìn lên trời đã không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.