Trắc nghiệm Đạo đức 3 kết nối tri thức bài 4 Ham học hỏi
Kéo chuột để lựa chọn bộ câu hỏi trắc nghiệm kèm lời giải bài tập Đạo Đức lớp 3 Kết Nối Tri Thức theo từng bài. Làm bộ đề cũng giúp em ôn tập lại những kiến thức đã học trong bài một cách hiệu quả. Cùng với đó Giaibaitapsgk cũng cung cấp bộ câu hỏi tổng hợp kiến thức cuối kì 1, kì 2 và cuối năm để các em có thể ôn tập và chuẩn bị trước mỗi kì thi lớn một cách hiệu quả.
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm đạo đức 3 bài 4 Ham học hỏi kết nối tri thức có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Em không tán thành với ý kiến của bạn nào?
Khôi: “Phải học hỏi từ người khác là thiếu tự tin vào bản thân”
Trang: “Ham học hỏi sẽ giúp chúng ta thêm hiểu biết và mau tiến bộ”
Đạt: “Chịu khó quan sát sẽ giúp chúng ta học hỏi được nhiều điều bổ ích”
Hà: “ Chỉ nên học hỏi ở những người lớn tuổi hơn mình”
- A. Trang, Hà.
- B. Trang, Đạt.
- C. Khôi, Trang.
D. Khôi, Hà.
Câu 2: Bức tranh dưới đây thể hiện biểu hiện nào của việc ham học hỏi?
A. Chăm chỉ đọc sách để mở rộng vốn hiểu biết của mình.
- B. Sẵn sàng hỏi người khác về những điều mình chưa biết.
- C. Ham học hỏi và đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh mình.
- D. Tích cực tham gia hoạt động nhóm để học hỏi từ bạn bè.
Câu 3: Biểu hiện của sự ham học hỏi là?
- A. Trời mưa thì nghỉ học.
B. Đọc sách để tìm hiểu kiến thức mới.
- C. Làm việc riêng trong giờ học.
- D. Chơi trò chơi điện tử.
Câu 4: An là một học sinh chăm học và có kết quả học tập luôn đứng đầu lớp. Bình bảo An “Cậu học giỏi nhất lớp rồi thì không phải học hỏi ai nữa!”. Nếu em là An, em sẽ nói gì với Bình?
- A. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ đọc sách để có kết quả học tập tốt.
- B. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ học tập tốt để không phải học hỏi từ ai nữa.
- C. Nói với Bình rằng điều gì chưa hiểu, bạn phải mạnh dạn hỏi cô, không nên giấu dốt.
D. Nói với Bình rằng chúng ta nên học hỏi từ bất kì ai, miễn là ở họ có những điều hay đáng để học hỏi.
Câu 5: Việc làm của các bạn trong bức tranh mấy không thể hiện ham học hỏi?
- A. Bức tranh số 1.
- B. Bức tranh số 2.
- C. Bức tranh số 3.
D. Bức tranh số 4.
Câu 6: Tuấn rất thích nấu ăn và mong muốn sau này trở thành một đầu bếp tài giỏi. Nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy nên bạn đã nấu được một số món ngon cho cả nhà.
Bạn Tuấn đã học được điều gì và bằng cách nào?
- A. Tuấn phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật nhờ chăm đọc cuốn sách “Khám phá khoa học”.
- B. Tuấn được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ nhờ việc quan sát cuộc sống xung quanh ở quê.
C. Tuấn nấu được một số món ngon cho cả nhà nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy.
- D. Tuấn đã biết tự mình chăm các luống hoa như vun gốc, tỉa cảnh, xới đất,… nhờ việc cùng bố chăm sóc khu vườn nhà hàng ngày.
Câu 7: Em không đồng tình với hành vi, biểu hiện nào sau đây?
- A. Huệ có thói quen đọc sách và chia sẻ điều đọc được với bạn bè.
- B. Dũng thường xuyên đặt câu hỏi nhờ cô giáo giải đáp.
C. Bình không tập trung lắng nghe cô giáo giảng bài.
- D. Trúc hay quan sát, lắng nghe những hiện tượng trong cuộc sống xung quanh.
Câu 8: Cậu học trò nghèo ham học
Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai, đặt tên là Nguyễn Hiền. Vì nhà nghèo cậu phải bỏ học giữa chừng.
Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, cậu cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, cậu đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Mỗi lần có kì thi ở trường, cậu làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
Thế rồi vua mở khoa thi. Cậu bé nghèo ngày nào đỗ Trạng nguyên. Ông trạng khi ấy mới mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
(Theo Trinh Đường, Tiếng việt 4, Tập 1, NXB Giáo dục, 2000, tr.104)
Tinh thần ham học hỏi của cậu bé Nguyễn Hiển được thể hiện như thế nào?
- A. ban ngày khi đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào cậu cũng đứng ngoài nghe giảng nhờ.
- B. tối đến, đợi bạn học xong bài, cậu mượn vở về học, làm bài thi vào lá chuối khô, nhờ thầy chấm hộ.
- C. A và B đều sai.
D. A và B đều đúng.
Câu 9: Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B để tạo thành một câu thành ngữ/ tục ngữ hoàn chỉnh
- A. 1-a; 2-c; 3-b.
- B. 1-b; 2-a; 3-b
C. 1-c; 2-a; 3-b.
- D. 1-d; 2-b; 3-a.
Câu 10: Bức tranh dưới đây thể hiện biểu hiện nào của việc ham học hỏi?
- A. Chăm chỉ đọc sách để mở rộng vốn hiểu biết của mình.
- B. Sẵn sàng hỏi người khác về những điều mình chưa biết.
C. Ham học hỏi và đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh mình.
- D. Tích cực tham gia hoạt động nhóm để học hỏi từ bạn bè.
Câu 11: Hoa rất thích cuốn sách “Khám phá khoa học” mà bạn được bố tặng nhân dịp sinh nhật. Nhờ cuốn sách này mà Hoa phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật.
Bạn Hoa đã học được điều gì và bằng cách nào?
A. Hoa phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật nhờ chăm đọc cuốn sách “Khám phá khoa học”.
- B. Hoa được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ nhờ việc quan sát cuộc sống xung quanh ở quê.
- C. Hoa nấu được một số món ngon cho cả nhà nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy.
- D. Hoa đã biết tự mình chăm các luống hoa như vun gốc, tỉa cảnh, xới đất,… nhờ việc cùng bố chăm sóc khu vườn nhà hàng ngày.
Câu 12: Em đồng tình hay không đồng tình với tình huống sau? Tại sao?
- A. Đồng tình, bạn nhỏ ham học hỏi vì chủ động không làm theo mẹ khi việc khó.
- B. Đồng tình, bạn nhỏ ham học hỏi vì chủ động hỏi mẹ những việc chưa biết làm.
- C. Không đồng tình, bạn nhỏ chưa ham học hỏi vì ngại hỏi mẹ điều mình chưa biết, như vậy sẽ khó có thể tiến bộ được.
D. Không đồng tình, bạn nhỏ chưa ham học hỏi vì ngại khó và không chịu quan sát cách làm từ mẹ để theo.
Câu 13: Đáp án nào dưới đây chỉ những lợi ích của việc ham học hỏi?
a. Tích luỹ được nhiều kiến thức bổ ích. b. Làm lãng phí thời gian.
c. Giúp tiến bộ hơn trong học tập và rèn luyện. d. Làm mình mệt mỏi hơn
e. Trở nên thiếu hiểu biết, vốn kiến thức hạn hẹp.
f. Được bạn bè trong lớp ngưỡng mộ và học tập theo.
A. a, c, f.
- B. a, b, d.
- C. d, e, f.
- D. b, c, d.
Câu 14: Vào mỗi dịp nghỉ hè, Hải luôn cảm thấy rất háo hức khi được bố mẹ cho về quê dài ngày. Ở quê, Hải được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ mà khi ở thành phố bạn không được biết đến.
Bạn Hải đã học được điều gì và bằng cách nào?
- A. Hải phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật nhờ chăm đọc cuốn sách “Khám phá khoa học”.
B. Hải được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ nhờ việc quan sát cuộc sống xung quanh ở quê.
- C. Hải nấu được một số món ngon cho cả nhà nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy.
- D. Hải đã biết tự mình chăm các luống hoa như vun gốc, tỉa cảnh, xới đất,… nhờ việc cùng bố chăm sóc khu vườn nhà hàng ngày.
Khám phá lời giải vở bài tập Đạo Đức lớp 3 sách Kết Nối Tri Thức để đối chiếu đáp án, tham khảo cách làm và nhanh chóng hoàn thành bài tập về nhà. Những hướng dẫn dễ hiểu lại chi tiết theo từng câu hỏi sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình học tập của các em.
Cùng với bộ đề trắc nghiệm và giải bài tập Đạo hay đề thi các em cũng có thể tham khảo hướng dẫn giải vở bài tập Đạo Đức lớp 3 của Giaibaitapsgk để củng cố kiến thức. Sử dụng tài liệu học tốt Đạo Đức của chúng tôi sẽ giúp các em rút ngắn thời gian chuẩn bị bài mới và nhanh chóng hoàn thành bài tập về nhà. Ngoài ra chúng tôi còn rất nhiều tài liệu bổ sung kiến thức lớp 3 hữu ích khác đừng quên theo dõi website của chúng tôi.